Bản tin ngày 19 tháng 01 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texa  Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật sự trong ngày. Phần tin tức hôm nay chúng ta lại trở lại chung quanh tin tức về cơn sóng thần tsunami.

 


Chư Tăng Thái Lan tại đảo Phuket

1)      Các tu sĩ tại vùng biển Ấn Độ Dương ti`m thấy được nhiều hi`nh thức sinh hoạt mang tính cách tu tập ở trong thiên tai sóng thần này.

 

Trong một mẩu tin được đăng trên tờ Bangkok Post, số ra ngày hôm qua, người ta nói rằng những vị Tăng sĩ ti`m thấy được rất nhiều những hi`nh thức sinh hoạt mang tính cách tu tập ở trong cơn thiên tai này.  Người ta thấy rải rác đó đây những ngôi chùa dọc theo miền duyên hải chung quanh Ấn Độ Dương,  các vị Tăng sĩ dường như có một ảnh hưởng đến tinh thần rất lớn đối với quần chúngm và ngược lại những bối cảnh ở bên ngoài ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những vị Tăng sĩ . 

Như tất cả chúng ta đều được nghe là những ngôi chùa thường được mượn để làm nơi lưu giữ những thi hài của người quá văng của những nạn nhân không may bỏ mạng trong cơn sóng thần,  ly' do là phần lớn những ngôi chùa xây dựng kiên cố và có tiện nghi để làm việc đó.  Theo những nhân viên cứu trợ thi` mùi hôi tanh từ những di thể đó tạo nên một mùi mà những người  đến làm việc thiện cảm thấy muốn nôn mửa khi bước vào những cảnh như vậy.  Nhưng theo lời một số các vị Tăng sĩ thi` chính điều đó như một sự gợi nhắc về cuộc sống hiện tại và cuộc sống sau khi chúng ta rời bỏ thế giới này. 

 

Thật ra trường hợp quán tưởng thi hài, quán tưởng tử thi là một đề tài lớn  trong đạo Phật, nhưng những vị tu sĩ cho biết rằng trong một hoàn cảnh mà tai nạn đến mức nào, ở trong một hoàn cảnh có rất nhiều người ở chung quanh sống với sự sầu thương về những người đă quá văng, và ở trong một hoàn cảnh đi ra vào trong tu viện nhi`n thấy những xác chết, nó đúng là trợ duyên để cho những vị Tăng sĩ một lần nữa chiêm nghiệm về lời dậy của Đức Phật. Theo vị trụ tri` chùa Yanyao, một ngôi chùa nằm ở gần Phuket thi` có lẽ biến cố sóng thần tsunami đă vĩnh viễn thay đổi nhiều thắng cảnh, nhiều sinh hoạt và nhiều tâm hồn của những người sống ở dưới mái chùa cũng như những người sống ở chung quanh miền duyên hải.  Cũng theo lời của vị trụ tri` này thi` chính đây là lúc người ta có thể vận dụng sự hiểu biết, sự tu tập tri kiến của mi`nh về Phật Pháp, để có thể đối diện với một hoàn cảnh dường như ngoài sự chấp nhận, ngoài cái tuệ giác nhi`n thông suốt nhiều vấn đề,  rất ít việc người ta có thể làm được để thay đổi hoàn cảnh.

 

Trong câu truyện được đăng trên tờ Bangkok Post, là một loạt bài viết liên quan đến đời sống tinh thần, như hiện tại tất cả chúng ta đều biết cơn sóng thần đă tạo ra nỗi sợ hăi của tất cả những ngư phủ, tất cả những khách du lịch, và những người sống gần biển chung quanh Ấn Độ Dương, người ta không biết khi nào có một trận động đất tương tự xảy ra như trận động đất ky` rồi ở miền bắc Sumatra.  Hiện tại người ta cũng không có một hệ thống nào để báo động trước, được đặt để ở ngoài khơi bờ biển để báo động cho dân chúng.  Do vậy một cư dân trong làng nói rằng khi xuống tàu ra khơi đánh cá, hoặc giả những lúc đi bộ trên băi biển, dường như có một nỗi ám ảnh khôn nguôi, và cuộc sống thường xuyên trong sự lo sợ như vậy, và bấy giờ những người này ti`m đến chùa, và ngồi một cách yên lặng chăm chú ở dưới chân các nhà Sư để được nghe nói về làm thế nào để sống với nỗi bấp bênh vô định của đời sống. 

 

Và thưa qúi vị nạn sóng thần này không phải chỉ ảnh hưởng về kinh tế, về xă hội, mà trên phương diện tôn giáo hiện tại, một câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra là tôn giáo và những lẽ sống tinh thần đóng vai tro` gi` trước cục diện hiện tại cho những nạn nhân của tsunami, dù trực tiếp hay gián tiếp.  Theo một nhà nghiên cứu tại đại học Mahidol tại Bangkok thi` có lẽ phải mất rất nhiều năm chúng ta mới hiểu rơ được ảnh hưởng sâu xa của cơn thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại này.

 

2)      Tượng của Thiền Sư Ấn Nguyên và một số các pho tượng Phật sẽ được triển lăm tại viện bảo tang Tokyo.

 

Theo Tân Hoa Xă thi` kể từ ngày 13 tháng Giêng tượng của Thiền Sư Ấn Nguyên và một số các pho tượng Phật sẽ được triển lăm tại viện bảo tàng Tokyo, một viện bảo tàng quốc gia lớn nhất của Nhật Bản.  Vị Thiền Sư này là người đă vượt qua biển và đặt chân đến Nhật Bản 6 lần vào thế kỷ thứ 8, vào lúc bấy giờ Ngài 66 tuổi, Ngài đă sống ở Đông Đại Tự ở Đại Lương tức là Nara, và Ngài đă có nhiều cống hiến trong việc xây dựng những ngôi chùa cũng như truyền bá Phật Pháp ở đây.  Di thể của Ngài đă được chôn tại Đông Đại Tự, sau khi Ngài viên tịch .  Về sự việc này người ta lại nói đến một yếu tố khác ít có người để y' đến, đó là trong sự mở cửa hiện nay của chính phủ Trung quốc đối với những cơ sở sinh hoạt về Phật giáo.  Mặc dù trên phương diện sinh hoạt của Tăng đoàn, người ta co`n hạn chế, nhưng riêng trên phương diện cơ sở thi` đă nhận được rất nhiều sự tài trợ của Nhật Bản, của Đại Hàn, và của Đài Loan.  Riêng về Nhật Bản thi` ở trong tâm ti`nh của những người Phật tử mà phần lớn những tông phái như Thiên Thai, Tào Động, Chân Ngôn, Tịnh Độ tông đều bắt nguồn từ Trung Hoa.  Đă có một số không nhỏ những người Nhật Bản xem rằng những vùng đất của Trung Hoa, ví dụ như những thánh địa như Cửu Hoa sơn, Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi sơn, đó là những thánh địa để họ đi hành hương, và ít nhất họ có thể trở về những ngôi tổ đi`nh mà vốn hằng nửa thế kỷ qua họ đă không được đặt chân đến. 

 

Nguồn du lịch đến từ khách hành hương Nhật Bản mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Trung Hoa, nhưng có lẽ sự tài trợ những tổ chức Phật Giáo Nhật Bản trong việc kiến tạo trùng tu những ngôi cổ tự, những ngôi tổ đi`nh của các tông phái lớn tại Trung Hoa nó sẽ trở thành một điều người ta nói rằng rất cần thiết để Nhật Bản có thể có hi`nh ảnh mới ở trong lo`ng đất nước Trung Hoa.  Chủ nghĩa quân phiệt phát xít của Nhật Bản với những cuộc chiến đẫm máu tại Nam Kinh, và những phần đất khác vốn đi vào trong lịch sử mà trong tâm hồn người Trung Hoa xem người Nhật Bản như một thứ dân hiếu chiến, tàn nhẫn, độc ác.  Người ta tin rằng những nỗ lực của những Phật tử Nhật Bản có thể làm thay đổi ít nhiều hi`nh ảnh này.

 


3)      Đức Dalai Lama sẽ đến Hoa Ky` vào mùa thu năm nay.

 

Trong một bài viết mới đây được đăng ngày hôm nay trên tờ báo Advanced của New Jersey.  Bài báo này cho biết rằng vào mùa thu năm nay Đức DaLai Lama sẽ trở lại Hoa Ky`, và Ngài sẽ có một buổi sinh hoạt tại đại học  Rutgers, một trong những đại học tên tuổi của miền đông bắc Hoa Ky`. 

Điều mà bài báo này nói không phải là trường hợp thăm viếng rất thường xuyên của Đức Dalai Lama tại Hoa Ky`, mà ảnh hưởng của Ngài trong giới điện ảnh cũng như giới trí thức.  Những người trí thức Hoa Ky` dù là Phật tử hay không phải Phật tử, thường xem Đức Dalai Lama như một gợi nhắc quan trọng về một nền văn hoá phương đông, về ảnh hưởng của một cách suy tư mới, hơn là cuộc sống bế tắc của họ.  Đức Dalai Lama đă tỏ ra rất khéo léo trong việc sinh hoạt với nhiều thành phần khác nhau trong xă hội Hoa Ky`, cho dù họ là một thương gia, cho dù họ là một tài tử điện ảnh, hay một nhà khoa học, hay một nhà trí thức ở trong những đại học đường danh tiếng của Hoa Ky`, họ đều ti`m thấy sự chia sẻ ít nhiều.  Và bài báo này cũng ghi nhận nơi nào Đức Dalai Lama đến đều có một số đông những người nóng lo`ng đến nghe và diện kiến Ngài, cũng với điều này họ nói rằng tất cả những buổi tiếp xúc mà bán vé luôn luôn không co`n vé cho những người đến muộn.

 

 Người ta thấy rằng trong những năm gần đây, trước những khủng khoảng của thế giới, đặc biệt là nạn khủng bố.  Bây giờ thi` người Tây phương đặc biệt muốn ti`m một cách suy nghĩ khác hơn, hơn là sử dụng phương cách dương đạo đau đâu trị đó, dần dà người ta bắt đầu thấm thía một sự việc là thế giới cần được nói với nhau bằng một ngôn ngữ khác, và người ta cần có một cuộc đối thoại tương đối có thiện trí hiểu biết hơn dùng sức mạnh. Và trong hoàn cảnh đó Đức Dalai Lama quả thật Ngài đă có những cống hiến rất xuất sắc, như là một người mang thông điệp của Đức Phật đến cho thế giới này.  Có thể nói rằng những ảnh hưởng trong giới trí thức như vậy, về đường dài đó là những ảnh hưởng hết sức lớn lao, ít nhất ngày hôm nay người ta thấy rằng giữa các cuộc tranh chấp của các tôn giáo lớn trong thế giới, Phật giáo mặc dù là tôn giáo lớn, nhưng có một tư thế đứng ở bên ngoài , đứng bên trên tất cả và có thể là một giải pháp mà chính ông Albert Anstein, là một nhà khoa học lớn của thế kỷ vừa qua đă tiên đoán rằng, ở trong thế kỷ tới nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu tâm linh thi` tôn giáo đó phải là đạo Phật.

 

4)      Đài Loan đang cố gắng đưa ra một đề án mới.

 

Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, hiện tại một số những người Phật tử tại Đài Loan đang cố gắng đưa ra một đề án mới, trong đề án này người ta nhắm vào việc điện tử hóa tất cả các kho tàng kinh điển, dù đó là Nam Truyền, Bắc Truyền hay Mật Tông .  Đài Loan vốn là một nơi thịnh hành về Phật  Pháp, và không thiếu gi` người Phật tử hằng tâm hằng sản,  có nguồn tài chánh lớn, và nhất là có phương diện kỹ thuật.  Người ta thấy rằng đó là một nơi rất thích hợp để bắt đầu cho một đề án như vậy.  Nhưng cho đến hôm nay có hai trở ngại lớn từ phía Trung Hoa, Trung Hoa ở đây nói là Đài Loan và Ấn Độ.  Đài Loan thi` có một nguồn tài chánh hùng hậu, trong lúc đó thi` tại Ấn Độ nhân công rẻ hơn và những người nói tiếng Anh nhiều hơn.  Nên những cống hiến về Phật học trên Internet ngành điện toán của Ấn Độ thi` rất giới hạn trên phương diện kỹ thuật và giới hạn phương diện tài chánh.  Trong lúc tại Đài Loan giới hạn nằm ở chỗ có rất ít nhân sự có thể cống hiến những bài viết,  cũng như hiệu đính những bản kinh tiếng Anh.  Nhóm nghiên cứu Phật  học ở Cao Hùng này lại đề xướng ra một cuộc hợp tác của nhiều quốc gia mà người ta tin rằng qua đó có thể tạo ra được một thứ bách khoa tự điển tương tự như là bộ tự điển bách khoa mở rộng, mà tạm thời trong giai đoạn đầu đón nhận rất nhiều những bài viết, những công tri`nh của các nhà Sư, của những học giả xa gần, cho đến một lúc nào đó người ta sẽ sử dụng toàn diện những công tri`nh này để có một sự san định chính thức rơ ràng nhằm tạo điều kiện cho một quyển bách khoa tự điển Phật giáo mà vượt ngoài giới hạn của ngôn ngữ của tông phái.