Bản tin ngày 13 tháng 12 năm 2004

 

Bản tin do TT Giác Đẳng thông tin trong rơom Diệu Pháp.

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texas Hoa Ky` xin gửi đến qúi Ngài và quí vị bản tin Phật sự hôm nay. Phần lớn tin tức trong ngày đều xoay chung quanh hai điểm nóng của tin tức hiện tại, đó là, một liên quan đến sóng thần, và một tin tức chúng ta nghe nhiều ngày qua  là đă có một số tin tức được gửi đi về sự trở về quê hương của thiền sư Nhất Hạnh, một tăng sĩ Việt Nam sống lưu vong xứ người từ thập niên 60 tới giờ, sự trở về của một người vốn có một tầm cỡ như vậy gây ra rất nhiều sự chú y' trong công luận quốc tế. Thi` riêng về câu chuyện liên quan đến thiền sư Nhất Hạnh chúng tôi đă có bản tường tri`nh trước đây và trong vài tuần lễ sắp tới thi` chúng tôi cũng sẽ có một vài bản tường tri`nh, vi` hôm nay cũng là những ngày mới cho nên chúng tôi không có đi sâu vào điểm này.

 

Và câu chuyện liên quan đến sóng thần thi` qúi vị nghe nhiều,

 


Thầy Nguyên Thảo và vị thiện nam

Ở đây chúng tôi chỉ điểm hai mẩu tin nhỏ là trường hợp của Thầy Nguyên Thảo, vị trụ tri` chùa Hoa Nghiêm tại Vancouver, Đài BBC đă loan báo rất nhiều cũng như các hăng thông tấn khác. 

 

Chúng tôi đă từng nói với qúi vị rằng sau khi nghe sóng thần xảy ra thi` Thầy phát nguyện rằng bán tu viện Hoa Nghiêm với giá 500,000 để trao lại cho hội Hồng Thập Tự cứu trợ các nạn nhân sóng thần, và công việc đó đă hoàn tất, có nghĩa là tu viện đă bán xong. Một tổ chức Phật tử người Hoa đă mua lại và số tiền đó đă được chuyển đến cho hội Hồng Thập Tự qua sự chứng kiến của ông Thị Trưởng và ông dân biểu của Vancouver.   Và chính phủ Canada đă giữ lời hứa là họ có một số tiền tương đương cũng cho vào hội Hồng Thập Tự để cứu trợ, có nghĩa là nếu dân chúng cho một đồng thi` chính phủ cũng cho một đồng, và trong trường hợp này cho 500,000 thi` chính phủ cũng cho 500,000, tức là số tiền lên tới 1,000,000 đồng đem đến cho hội Hồng Thập Tự.

 

 Thầy Nguyên Thảo sẽ là một thành viên ở trong phái đoàn cứu trợ của giáo hội mà chúng tôi tổ chức đi vào tháng ba năm nay, chúng tôi có thông báo về chương tri`nh đi đến Chư Tăng ở Tích Lan và Thái Lan, qúi Ngài vừa được nghe đến Thầy Nguyên Thảo, về nghĩa cử đầy ti`nh người rất cao qúi của Thầy, nên qúi Thầy rất đặc biệt hỏi thăm và Chư Tăng rất nôn nóng được gặp Thầy Nguyên Thảo. Chúng tôi cũng có tổ chức một chuyến đi thăm viếng của Thầy Nguyên Thảo đến Florida, Houston và miền nam bắc California trong những tuần lễ sắp tới, để Thầy tiếp tục tâm nguyện kêu gọi Phật tử cũng như không phải Phật tử khắp nơi tiếp tay vào việc cứu trợ nạn nhân thiên tai.

 

Có một cảm nghĩ rất đẹp mà chúng tôi muốn nhắc lại tại đây là trong những lần nói chuyện với Thầy và cũng như lời phát ngôn của Thầy, là từ năm 1975 cho đến nhiều năm về sau có một số rất lớn các thuyền nhân những người vượt biên, vượt biển đi đường bộ và đường biển đặt chân đến Indonesia đến Mă Lai và Thái Lan. Người Việt Nam đến đó xem như một quốc gia tạm dung, sau đó đi định cư tại đệ tam quốc gia, và cho đến giờ này thi` cộng đồng người Việt hải ngoại có một món nợ ân ti`nh rất lớn mà hầu như vi` ly' do gi`đó mà người Việt không đề cập đến, đó là cái ân ti`nh mà những quốc gia tạm dung trong vùng biển Nam Hải, trong đó có Indonesia, Mă Lai, Thái Lan đối với thuyền nhân Việt Nam, đối với đồng bào vượt biển, vượt biên.  Nhưng rồi khi thiên tai xảy ra thi` Thầy Nguyên Thảo, qua lời phát biểu của Thầy với các hăng thông tấn quốc tế và giữa các Chư Tăng, là Thầy cảm nhận rằng chúng ta có quá nhiều cái ân ti`nh, cái nợ phải trả, và nếu làm được cái gi` đó để nói lên sự biết ơn của mi`nh thi` điều đó là một điều Thầy rất mong muốn để làm.

 

Và thưa qúi vị chúng tôi xin nói lên ở đây về một tâm hồn một người mà làm đẹp cho đạo và làm đẹp cho đời.  Dĩ nhiên cái nghĩ đó là một nghĩ mà chúng ta phải nói rằng vừa là cứu trợ những nạn nhân thiên tai, đồng thời cũng nói lên sự biết ơn sâu xa đối với những quốc gia đă bằng cách này bằng cách khác cho người tỵ nạn Việt Nam tạm dung trong nhiều năm sau năm 1975.

 

Trong một bản tin khác được đăng trong tờ Bangkok post,.


Sự tàn phá của cơn sóng thần - đảo Phuket thái Lan

 

Người ta nói đến trường hợp các vị Tăng sĩ Phật giáo đang có những y' kiến khác nhau, về làm thế nào để những nạn nhân thiên tai có thể phục hồi trạng thái ổn định tâm ly' của mi`nh, một sự mất mát, vừa người vừa của, và đặt biệt có những người sống sót một mi`nh, tất cả người thân đều chết, có những người sự nghiệp một đời bây giờ không co`n nữa đúng nghĩa là tay trắng, thi` họ phải vận dụng niềm tin tôn giáo, họ phải vận dụng sự hiểu biết về Phật pháp như thế nào để giúp cho họ vượt qua cái khổ đau vừa vật chất và tinh thần như vậy. Đây là một tranh luận rất lớn, bởi vi`có một số vị Tăng sĩ đă khuyến khích người Phật tử nên chiêm nghiệm về cái nghiệp của mi`nh trong quá khứ đă tạo, một số các vị thi` khuyên rằng chỉ nên nhi`n thấy sự việc đó như một hiện tượng thiên nhiên, cái gi` có sanh thi` có diệt, co`n đó mất đó, vui đó khổ đó.  Có những vị khuyên nên cầu nguyện, cầu nguyện Chư Thiên, cầu nguyện cho có phước lành, cầu nguyện cho cuộc sống sớm được trở lại.  Có nhiều vị khuyên nên nhi`n điều đó như là một cơ hội để mi`nh làm mới lại cuộc sống của mi`nh.v.v.. v.v...

 

Thi` có rất nhiều lời dạy khác nhau, và những lời dạy này có giá trị rất lớn cho chúng ta thấy là những vốn liếng chúng ta thu thập được trong đời sống hàng ngày, khi đối diện với những hoạn nạn, đối với trường hợp trái y' nghịch lo`ng như vậy, chúng ta vận dụng như thế nào về cái tiềm chất, về cái căn bản, về  cái kiến thức mà chúng ta có được để đối diện với điều này.   Phải nói rằng đó là một đề tài đang có những tranh luận lớn tại Thái Lan, trong sự hướng dẫn của Chư Tăng đối với những người Phật tử cũng như không phải Phật tử, trong sự phục hồi đời sống của họ trước khổ nạn thiên tai tsunami vừa qua. Chúng tôi sẽ trở lại đề tài này trong tuần lễ sắp đến.

 

Từ Nam Hàn chúng ta có một tin tức liên quan đến Phật Pháp


 

 Đó  trong đó một số các nghệ nhân đă than phiền rằng cách sản xuất hàng loạt những văn hoá phẩm Phật giáo đang làm giảm thiểu vai tro` vị trí quan trọng của nghệ thuật chân chính truyền thống. Ở trong quá khứ mỗi một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo như một pho tượng, như một khu vườn thiền, như một bức tranh hay một nghệ thuật hoặc ở trong chùa hay ở ngoài thế gian liên quan đến Phật pháp, thi` những nghệ thuật đó đều được trân trọng với hi`nh thức trân trọng đặc biệt khác nhau.  Nhưng ngày hôm nay thi` trước hiện tượng thương mại hoá, thi` một pho tượng đẹp người ta cũng ti`m cách tạo ra hàng ngàn phiên bản giống nhau, và những phiên bản này được bày bán một cách bừa băi ngổn ngang ở các tiệm bán đồ vật kỷ niệm, cũng như tại các tiệm tạp hoá, khiến cho sự tôn nghiêm cũng như những giá trị của văn hoá phẩm này nó lại khác biệt.  Đúng là sự việc thay đổi theo thời thế theo giai đoạn.

 

Một nghệ nhân của Đại Hàn, ông đă nhắc chừng để làm một điều mà ông tin rằng rất cần thiết, là xây dựng một công viên, ở trong công viên này là một sưu tập của những tác phẩm nguyên bản, chứ không phải những phiên bản. Tức là những phiên bản được đem về. Và ông tin rằng cái nỗ lực tốn kém này sẽ đánh động được y' thức của những người mộ điệu, cũng giống như những người thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt là những người có chiều sâu tâm hồn hiểu rằng những tác phẩm nghệ thuật cần được trang trọng, cần được giữ gi`n một cách khác hơn là những sản phẩm rẻ tiền, bởi vi` sản  xuất hàng loại, bởi vi` sản xuất quá nhiều cùng một thứ, một mẫu mă.

 

Lời kêu gọi phát tâm dịch thuật các bản tin tức Phật sự

 

Kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa qúi vị, cũng trong bản tin Phật sự ngày hôm nay, chúng ta được biết về Phật Pháp liên quan đến Phật sự, thi` chúng tôi cũng xin thưa rằng chúng tôi đang cố gắng làm một việc.  Ở đây xin được kêu gọi tất cả qúi Phật tử là có rất nhiều tin tức Phật sự mỗi ngày, những tin tức này nếu theo thời gian chúng ta gom lại thi` nó là cả một sự chiêm nghiệm rất lớn về sự có mặt của Phật Pháp ở trong thế gian.  Thế nhưng thỉnh thoảng chúng tôi lại bận đi xa không thể có mặt thường xuyên ở trong rơom, hoặc giả vi` thời lượng rất ngắn chúng tôi không gom hết lại được tất cả những tin tức này một cách tường tận. Nên chúng tôi sẽ làm một việc là ở trong thời gian sắp tới mỗi một ngày khi chúng tôi vào để đọc bản tin Phật sự thi` chúng tôi chỉ có khoảng chừng 7 phút cho những bản tin chính mang tính chất nặng về thời gian tính, phần co`n lại sẽ có ba mẩu tin nhỏ và mỗi một mẩu tin nhỏ này được có khoảng 3 phút hoặc 4 phút, và những bản tin này do chúng tôi gửi đến qúi vị từ các hăng thông tấn, chúng tôi sẽ sưu tập và gửi cho qúi vị bản Anh ngữ. Nếu qúi vị phát tâm ti`nh nguyện thi` qúi vị có thể dịch sang tiếng Việt và tự qúi vị đọc cũng tốt, co`n nếu qúi vị không muốn đọc thi` chúng tôi có thể nhờ người khác đọc.

 

Tin tức Phật sự có rất nhiều, và nếu mà chúng ta nhiều người cùng có thể hợp tác với nhau làm việc được, qúi vị như là những người dịch tin, như những đặc phái viên, như những người làm phóng sự tại chỗ v.v...  thi` theo năm tháng chúng ta sẽ có một trữ lượng lớn về những tin tức Phật sự, mà chúng tôi tin rằng khi chúng ta đọc lại những bản dịch này qúi vị sẽ thấy lợi ích vô cùng cho qúi Phật tử.  Và dĩ nhiên đó là những dấu ấn của thời gian mà người Phật tử chúng ta có một cái thói quen cần phải thay đổi là chúng ta rất chểnh mảng ở trong việc gi` giữ những hồ sơ, gi`n giữ những tin tức, chúng ta để nó tan biến vào hư không, và đến thế hệ về sau này đôi lúc muốn sao lục lại thi` cũng không biết ở đâu mà sao lục.

 

Do vậy chúng tôi xin nhắc lại là những mẫu tin này chúng tôi sẽ sưu tập, và chúng tôi sẽ gửi đến qúi vị ở trong dạng nguyên bản có ghi xuất xứ từ đâu, và qúi vị phát tâm thi` qúi vị có thể dịch lại găy gọn ở trong nửa trang giấy và có thể đọc lại trong những giờ loan báo tin tức Phật sự. Chúng tôi mong rằng sẽ có sự phát tâm của qúi Phật tử xa gần để chúng ta sớm có được một sưu tập tin tức liên quan đến Phật Pháp này.  Chúng tôi sẽ dành rất nhiều thi` giờ để làm việc với qúi vị.

 

Qúi vị có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua email của chúng tôi là

 

Phamdang0308@yahoo.com

 

Chúng tôi xin kết thúc bản tin tức Phật sự hôm nay ở tại đây.