Bản
tin ngày 11 tháng 01 năm 2005
Bản tin Phật sự do TT Giác
Đẳng thông tin về thiền sư Nhất Hạnh
về Việt Nam.
TT Giác Đẳng
: Từ chùa Pháp
Luân, Texas Hoa ky`, xin được gửi đến Qúy Ngài
và qúi vị bản tin trong ngày.
Mở
đầu bản tin là sự trở về cố
hương của thiền sư Nhất Hạnh. Ngày hôm
nay một bản tin được gửi đi theo hăng
thông tấn xă Việt Nam, thiền sư Nhất Hạnh đă trở
về Hà Nội cùng với 190 tăng ni, và đă
được giáo hội Phật giáo Việt Nam, một
giáo hội do chính quyền Việt Nam dựng lên từ
năm 1982, giáo hội đă tổ chức một cuộc
tiếp đón long trọng.
Có
thể nói rằng bản thân của thiền sư
Nhất Hạnh là một nhân vật có nhiều tranh
luận, hành hoạt của Ngài cũng có nhiều tranh
luận và chuyến đi về ky` này
cũng có nhiều tranh luận.
Trước
nhất thiền sư Nhất Hạnh có quan hệ mật
thiết với những phong trào vận động
Phật giáo tại Việt Nam trước năm 1975 và
phong trào vận động hoà bi`nh tại Việt Nam. Sống
lưu vong ở nước ngoài từ thập niên 60,
thiền sư Nhất Hạnh đă xuất hiện trên
nhiều diễn đàn quốc tế để chống
lại chiến tranh Việt Nam, và nhiều người
Việt Nam vẫn xem thiền sư Nhất Hạnh là
một người mang tinh thần phản chiến, nói
một cách khác là làm lợi cho chế độ cộng
sản ở Hà Nội, mặc dầu đă có thời gian
đài pháp thanh Hà Nội cũng như đài phát thanh
mặt trận giải phóng miền Nam đă lên án về
những hành hoạt của vị này, nhưng phải nói
rằng thiền sư Nhất Hạnh riêng về quan
điểm vận động hoà bi`nh, ngay quan điểm
về giáo ly' cũng như quan điểm về sinh
hoạt hàng ngày vẫn có nhiều tranh luận ở trong
cộng đồng Phật tử.
Phải nói rằng một điều không
ai phủ nhận rằng thiền sư Nhất Hạnh là
một gương mặt văn hoá lớn của Việt
Nam. là một vị tu sĩ
Việt Nam duy nhất có ảnh hưởng đối
với những người Phật tử cũng như
không phải Phật tử ở Tây phương, hàng
năm có hàng ngàn người khắp nơi trên thế
giới, từ Hoa Ky`, từ Bắc Mỹ, từ Âu Châu và
Úc Đại lợi về làng Mai để tu tập với
thiền sư Nhất Hạnh. Và phải nói, tiếng nói
của thiền sư Nhất Hạnh có ảnh
hưởng lớn trên thế giới của người
Tây phương. Trên phương diện giáo ly' thi`
thiền sư Nhất Hạnh lại là một
người đặc biệt đề xướng
sự thực hành thiền tứ niệm xứ, một
phương pháp thiền tương đối xa lạ
đối với truyền thống Phật giáo Bắc
Truyền. Thiền
sư Nhất Hạnh đă làm sống lại những kinh
như kinh Tứ Niệm Xứ được dịch là
bốn bực quán niệm, hay kinh An Ban Thủ Y' một
dịch phẩm khác của Ngài Khương Tăng Hội. Và đối với nhiều
người Phật tử Việt Nam thi` từ giáo ly' cho đến
hành hoạt của thiền sư Nhất Hạnh vẫn
có nhiều điều khiến người ta đặt
câu hỏi, mặc dù có một con số không nhỏ
những người ngưỡng mộ về tài năng
trí tuệ và sự hoạt động đa dạng
của vị này.
Nhưng
chuyến đi ky` này của thiền
sư Nhất Hạnh về Việt Nam ở trong một
thời điểm đặc biệt tế nhị. Trong
lúc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
dẫn đầu là HT Huyền Quang, HT Quảng Độ
đă có những vận động liên tục trong bao nhiêu
năm qua để nói lên cho thế giới biết
rằng Phật Giáo Việt Nam vẫn co`n nằm ở
trong gọng kềm hay sự chi phối quản trị
chặc chẽ của nhà nước Việt Nam thông qua ban
tôn giáo, chính quyền Việt Nam đă cố gắng
tạo ra một hi`nh ảnh mới khác hơn điều
đó, muốn nói với thế giới rằng Việt
Nam hoàn toàn có tự do tín ngưỡng và nhân quyền, chính
quyền không hề có một can dự gi` vào nội bộ
của các tôn giáo như lời của ông Phan văn
Khải, thủ tướng của nhà cầm quyền Hà
Nội đă nói với HT Huyền Quang là việc của
nội bộ Phật giáo để cho Phật giáo giải
quyết.
Thế
nhưng một việc rất rơ ràng là chính phủ của
ông Bush trong nhiệm ky` thứ hai này,
đă tỏ vẻ rất quan tâm và ưu tiên cho việc
cải thiện nhân quyền và tự do tín ngưỡng
tại Việt Nam. Ông Đại Sứ của Hoa Ky` đă
một lần đến thăm HT Huyền Quang trong tháng
trước đây và trong mấy ngày qua ông cũng đă
đích thân cùng với ông Tổng Lănh Sự tại Sài Go`n
đến thăm HT Viện Trưởng Viện Hoá
Đạo, tức là HT Thích Quảng Độ. Sự trở
về Việt Nam của HT Nhất Hạnh trong lúc này
được những người Việt Nam đọc
qua với rất nhiều tín hiệu khác nhau. Một
số người quan niệm rằng thiền sư
Nhất Hạnh có thể không khéo khiến cho người
khác lợi dụng sự trở về VN của Ngài
để chính quyền VN cổ vơ tuyên truyền ở trên
đất nước hi`nh cong chữ S của VN có tự
do tín ngưỡng, tự do nhân quyền. Một
số khác thi` nghĩ rằng sự trở về đó nói
lên những cơ hội mới mà chính quyền tỏ
vẻ mềm mỏng hơn và nên có một thái độ
thương thảo nhẹ nhàng hơn là một thái
độ thẳng thừng như là quan điểm
của HT Thích Quảng Độ.
Cá
nhân thiền sư Nhất Hạnh thi` lúc nào cũng
nhận mi`nh là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất, thật ra đă có một
thời gian rất dài thiền sư Nhất Hạnh là
thành viên đại diện của Giáo Hội Phât Giáo
Việt Nam Thống Nhất ở tại hải ngoại,
nhưng mà sinh hoạt của thiền sư Nhất
Hạnh thi` luôn luôn đứng ở bên ngoài Giáo Hội
trong rất nhiều trường hợp. Cho đến hiện nay thi`
thiền sư Nhất Hạnh cũng không giữ một
chức vụ nào ở trong tổ chức Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước
cũng giống như văn pho`ng hai Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất Hải Ngoại, điều này có thể nói
rằng là một tranh luận rất lớn. Cho
đến nay người ta vẫn chưa biết
rằng sự trở về của thiền sư Nhất
Hạnh sau mấy mươi năm lưu vong ở xứ
người, điều đó thật sự có lợi
lạc cho công cuộc vận động phục hoạt
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cải
thiện nhân quyền, cải thiện về sự tự do tín ngưỡng
ở Việt Nam hay chỉ là một công cụ tuyên
truyền cho chính quyền Hà Nội mà thôi.
Đă có
rất nhiều y' kiến tương phản về
việc này, chúng ta hăy chờ nhiều ngày tới ở trong
sự quan sát trung thực để nhi`n
thấy ảnh hưởng hoặc xa hoặc gần
của vấn đề. Hiện tại thi` chúng ta chỉ
có thể nói như là một vị danh Tăng nói rằng:
"Những gi` của thiền sư Nhất Hạnh thi`
nên để đó, nên xem đó là của thiền sư
Nhất Hạnh." đó là một cách mà nhiều
người Phật tử xuất gia cũng như
tại gia ở hải ngoại đă suy nghĩ trong cách
suy nghĩ riêng tư của mi`nh.
Theo
một bản tin mới đây thi` chính phủ Trung
quốc đă bắt giữ một vị danh Tăng của
Tây Tạng có tên là Fushot.Shiaring vi` vị này sở hữu
một tấm của Đức Dalai Lama, điều này
chỉ tạo nên sự căn thẳng hiện tại,
trong lúc mà Dhammasala tức là văn pho`ng lưu vong của
chính phủ của Đức Dalai Lama đang cố gắng
để bắt lại nhịp cầu thương
thảo với chính quyền Bắc kinh, thi`chính quyền
Bắc kinh vẫn luôn luôn có
một thái độ thẳng thừng rằng cho
đến khi nào có một quyết định chính
thức mới hiện tại ngay trên phần đất
Tây Tạng, những ai mà chính thức thủ đắc
những hi`nh ảnh của Đức Dalai Lama là một thái
độ chống đối nhà nước và điều
này có thể dẫn họ tới chỗ tù đày. Và cũng nên nói thêm rằng
Đức Dalai Lama là linh hồn của đất nước
Tây Tạng của Phật Giáo Tây Tạng dù là ở trong
nước hay ngoài nước cũng vậy.
Trong
một bài viết đặc biệt thú vị
được đăng trên tờ KnightRider từ
Philadelphia thi` người ta ghi nhận một bài báo ở
trong đó ky' giả người Hoa Ky` đă lưu y'
về trường hợp những nhà truyền giáo Tin
Lành, những nhà truyền giáo Cơ Đốc tại Hoa Ky`
đă lợi dụng sự cứu trợ thiên tai tsunami
để giao giảng phúc âm và cũng nhân trong dịp này
họ khuyến khích nhiều người cải
đạo để nhận sự giúp đỡ của
các tổ chức truyền giáo. Chính phủ Tích Lan đă bày
tỏ sự giận dữ về điểm này và một
số các tổ chức tôn giáo tại Hoa Ky` xem rằng
sự truyền đạo ở trong một hoàn cảnh
như vậy đó là một thái độ vô nhân
đạo thiếu ti`nh người, ngay cả con trai
của ông Buckanhan một trong những nhà truyền giáo Hoa
Ky` nói rằng thật sự không thích hợp trong lúc
người ta khổ, mi`nh lợi dụng hoàn cảnh
cơ cực của người khác để truyền
đạo. Thế nhưng các tổ chức truyền bá Ky
tô giáo đặc biệt là từ Hoa Ky` với nguồn tài
chánh khổng lồ thi` vẫn nhận thấy rằng
ở trong những hoàn cảnh lao khổ, những hoàn
cảnh của những nạn nhân thiên tai chiến tranh
v.v... là những cơ hội tốt
nhất để đưa nhiều người trở
về với niềm tin mà họ nói rằng đó là
nhiệm vụ thiêng liêng của tất cả người
con muốn xây dựng một nước chúa ở trên trái
đất này .