|
Bản tin ngày 23 tháng 09 năm 2004 Núi Miên Thượng – Tích truyện ẩn mi`nh trong núi. |
Miên Thượng, Trung Hoa - - Núi Miên Thượng tại nước Trung Hoa là một nơi có một ky` tích lịch sử từ 2500 năm trở về trước, ngày hôm nay đă trở thành một nơi tiếp đón du khách kể từ khi mở cửa cho công chúng vào thăm viếng từ năm 2000. Khoảng 800 kilometres về phía tây nam của thủ đô Bắc Kinh, núi Miên Thượng là một nơi được gọi là thánh địa thiêng liêng của cả hai tôn giáo là Phật Giáo và Lăo Giáo. Ngôi chùa tại nơi đây đă được tu bổ lại, được xây dựng trong một hang núi và một phần trên triền núi dốc thẳm, với chung quanh là cây cối xanh tươi. Câu chuyện lịch sử thương tâm này xảy ra giống như một truyện thần tiên "Đốt núi Thượng Miên", trong thời Đông Chu Liệt Quốc hay co`n gọi là Xuân Thu và Chiến Quốc, vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Giới Tử Thôi, là người hùng trong câu truyện thần tiên này, đă theo pho` Vua Tấn Văn Công trong thời gian Vuaa Tấn Văn Công bị kẻ thù rượt đuổi, có lúc Vua đói qúa vi` thiếu thực phẩm, Giới Tử Thôi đă cắt thịt đùi của mi`nh để làm thực phẩm dâng lên Tấn Văn Công. Khi Tấn Văn Công khôi phục lại đất nước, Vua đă ban thưởng cho những ai có công pho` mi`nh khi trước, thi` Vua lại quên đi người đă từng cắt thịt đùi để làm thực phẩm dâng cho Vua là Giới Tử Thôi. Và Giới Tử Thôi đă rời bỏ kinh đô để lên núi Miên Thượng sinh sống với bà mẹ già. Khi Tấn Văn Công nghe được tin này liền đến núi Miên Thượng để mời Giới Tử Thôi về lại kinh đô. Những người chung quanh báo cáo rằng Giới Tử Thôi đă cơng mẹ trên lưng và trèo lên núi Miên Thượng. Núi Miên Thượng rất là cao, đầy hiểm trở với rừng rậm bao quanh, thi` không dễ gi` có thể kiếm thấy được Giới Tử Thôi và bà mẹ. Có người đề nghị đốt núi và rừng thi` Giới Tử Thôi phải cơng mẹ chạy ra. Tấn Văn Công bằng lo`ng và ra lệnh cho đốt ba phía của núi. Ngọn lửa đă đốt sạch hết cây cối hoa lá của núi Miên Thượng, nhưng vẫn không thấy Giới Tử Thôi cơng mẹ chạy ra. Sau khi ngọn lửa ngừng, người ta đă kiếm thấy Giới Tử Thôi ngồi dưới gốc cây liễu với mẹ trên lưng, và cả hai đều chết. Tấn Văn Công trông thấy động lo`ng. Vua cho lập miếu thờ Giới Tử Thôi và bà mẹ, bao nhiêu ruộng đất chung quanh núi đều làm tự điền cả, và đổi tên núi thành núi Giới Sơn. Chúa cho truyền xuống dân chúng rằng ngày hôm đó là ngày tất cả dân chúng trong nước chỉ được dùng thực phẩm khô, không được dùng lửa trong ngày này, gọi là "tiết hàn thực" nghĩa là ngày hôm ấy cấm đốt lửa, chỉ được ăn thức ăn nguội. Hàng năm vào ngày "Tiết hàn thực" co`n gọi là “Tiết Thanh Minh” nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa để chiêu hồn Giới Tử Thôi, có nhà đốt vàng giấy để cúng tế. Kể từ ngày đó có rất nhiều chùa chiền được xây trên triền núi Miên Thượng cho tới năm 1940 khi quân đội Nhật Bản tới đă đốt hầu hết chùa chiền và xá lợi tại đây, đă làm ngọn núi này mất đi vẻ đẹp thiêng liêng trong khoảng gần 50 năm. Với chu vi là 200
kilometres vuông, núi đă được trở lại sắc
thái phong độ của ngọn núi với nhiều phong
cảnh ngoại mục và có 88 ngôi chùa được xây
dựng trên triền núi, cộng thêm trên 20 toà sảnh
đường. Ngôi chùa cao nhất thi` cao hơn 2000 mét
trên mực biển. Tại nơi đây có ngôi miếu thờ
Giới Tử Thôi. Có đường xe lửa từ
thành phố Dự Châu đến núi . Minh Hạnh dịch theo bài của Li Jin,
Beijing Weekend, Ngày 16 tháng 09 năm 2004 |