Bản tin ngày 10 tháng 09 năm 2004
A Ty` Đàm trong thế
giới Phật học Anh ngữ.: Bản tin đă
được TT Giác Đẳng tri`nh bày nhân ngày học A
Ty` Đàm ngày 03 tháng 09 năm 2004
TT Giác Đẳng: kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, trong thời gian gần đây phải nói rằng có một số sự phát triển Phật giáo ở xứ ngoài, chúng tôi xin đặc biệt được đề cập đến sự phát triển về ngành học của A Ty` Đàm ở tại nước ngoài. Có thể nói nước ngoài thi` nghe hơi chủ quan bởi vi` ngành học A Ty` Đàm thật ra không phải bắt nguồn từ Việt Nam, và Việt Nam không phải là nơi duy nhất. Nhưng có lẽ chúng tôi cũng xin được mời Chư Tôn Đức và quí Phật tử để duyệt sơ về môn học A Ty` Đàm, đă được giới thiệu vào thế giới mà chúng tôi xin được tạm gọi là thế giới Phật học Anh ngữ. Thế giới Phật học Anh ngữ được hiểu theo cách nói kể từ khi Pali Text Society được thành lập và lúc bấy giờ tam tạng Pali được dịch sang tiếng Anh. Người Tây phương từ đó đă bắt đầu để y' tới tiếng An, và tất nhiên một loạt sau đó là những bản dịch đáng kể nhất là bản dịch tiếng Đức. Thi` bây giờ có đôi lúc chúng ta cũng nên tự hỏi rằng ngành học A Ty` Đàm này đă được giới thiệu vào trong thế giới Phật học của những người nói tiếng Anh như thế nào.
Trước hết chúng ta phải kể đến một nhà Sư mà cuộc đời không ít hoạn nạn tai ương, tuy vậy một cách rất đặc biệt là đă tạo ra một sự truyền thừa có thể nói rằng vô cùng hạn hữu. Trước nhất khởi đầu là một nhà Sư người Đức tiếng Pali tên gọi là Nyanatiloka, Ngài là một người sang Tích Lan học và đă có rất nhiều đóng góp cho Phật giáo xứ này với những tác phẩm của mi`nh. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Ngài Nyanatiloka Ngài bị chính quyền Anh bấy giờ là chính quyền thuộc địa tại Tích Lan bắt giữ, và nhiều tháng sống ở trong tù, và chính vi` những khổ nhục khi sống trong vo`ng lao ly' đó Ngài đă viên tịch sớm. Là một nhà Sư người Đức, lúc bấy giờ trong ngôn ngữ Đức chưa có nhiều kinh sách về đạo Phật, và Tích Lan là một xứ ngoài tiếng Tích Lan thi` nói tiếng Anh, do vậy những nhà Sư của Đức đầu tiên lại đặc biệt sử dụng Anh ngữ như một phương tiện vừa để học vừa để chuyên trở A Ty` Đàm.
Một cách rất là thú vị, là cùng lúc với Ngài Nyanatiloka thi` lại có một nhà Sư người Đức khác không phải học A Ty` Đàm ở tại Tích Lan, và vị đó sang Miến Điện học tên là Kovinda. Kovinda có thể nói rằng là một Tăng sĩ có một cuộc sống tương đối rất lạ. Lạ là trong những ngày đầu của cuộc đời ông tiếp xúc với đạo Phật, thi` ông đặc biệt rất là ưa thích Phật giáo Nam Tông. Khi ông đến với Phật Giáo ở tại Miến Điện, thi` môn học A Ty` Đàm đă trở thành sức hấp dẫn rất lớn đối với Kovinda. Nhưng bởi vi` đời sống kham khổ, và đặc biệt là đời sống độc thân không gia đi`nh trong bối cảnh của vị Tăng sĩ Phật giáo Nam Tông đă khiến cho vị này cảm thấy rằng khó có thể theo được một cuộc sống như vậy. Và Kovinda đă trôi dạt sang Ấn Độ tiếp xúc với Phật giáo Tây Tạng, sau cùng thi` Kovinda đă thọ cụ túc giới với các nhà Sư Tây Tạng. Và do vậy ngày hôm nay những tác phẩm của Kovinda viết gọi là Lama Kovinda. Cho đến giờ phút cuối cùng của ông thi` có hai điều mà ông vẫn giữ trọn vẹn là ông vẫn sự dụng chữ Pali tức là Nam phạn cho nhiều tác phẩm, và vẫn giữ nguyên tên Kovinda của mi`nh. Ngay cả khi ông kết hôn với người vợ Đức thi` ông cũng đặc tên cho bà là Gotami. Gotami cũng lấy từ trong tiếng Pali ra. Ở trong các gio`ng tu của Tây Tạng có 4 phái, thi` phái Sakya cho phép Tăng sĩ lập gia đi`nh, Lama Kovinda chọn phái này bởi vi` ông cũng muốn cuộc sống vừa là tu sĩ vừa có gia đi`nh.
Ngoài sự ưa thích ngôn ngữ Pali thi` Lama Kovinda lại có một sự trung thành khác đặc biệt đối với truyền thống Phật giáo Nam Tông, mặc dầu ông không co`n là vị Tăng sĩ Nam Tông mà trở thành vị Tăng sĩ theo truyền thống Phật Giáo Mật Tông, đó là lúc ông đó là lúc ông xem A Ty` Đàm là một môn học căn bản để từ đó ông phân tích và chia chẻ cái nhi`n. Kể cả ông dùng A Ty` Đàm để giải thích Mạn Đà La của Tây Tạng về những nghệ thuật mà ông theo đuổi trong cuộc đời, đó là vị Tăng sĩ người Đức.
Trở lại với Ngài Nyanatioka thi` Ngài lại có một người vừa là học tro` vừa là vị Pháp hữu khác đó là Ngài Nyanaponika. Ngài Nyanaponika cũng là một nhà Sư người Đức và Ngài có hai đam mê rất đặc biệt. Một là Ngài rất ưa thích học tiếng Phạn (Pali) và đồng thời môn A Ty` Đàm kể như là một môn học gối đầu của Ngài. Ngài Nyanaponika đă đào tạo và ảnh hưởng một số những vị danh tăng ở trong đó phải kể đến hai người mà hai người này đến với Ngài Nyanaponika ở trong một giai đọan giống nhau, nhưng họ lại có hai khuynh hướng khác nhau
Một là Ngài Nyanamoli, thật ra Ngài Nanamoli chỉ xuất gia và sống có 10 năm, sau 10 thi` Ngài mất, tương đối co`n trẻ. Nhưng chúng tôi phải nhắc tới Ngài Nyanamoli thi` chúng tôi rất là trang trọng, bởi vi` Ngài là dịch giả của rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Anh. Là một sĩ quan trong quân đội Anh, từng phục vụ tại Y' Đại Lợi trong thời Đệ Nhị Thế Chiến và xuất gia chỉ vọn vẹn trên dưới 10 năm thi` Ngài qua đời. Nhưng Ngài Nyanamoli lại để lại một số bản dịch ở trong đó có bản dịch quyển Thanh Tịnh Đạo mà qua bản dịch bằng tiếng Anh đó, Ni Sư Trí Hải đă chuyển dịch lại bộ Thanh Tịnh Đạo sang tiếng Việt, mà chúng ta thường sử dụng.
"Danh sư xuất cao đồ", có thể nói rằng đồng môn với Ngài Nyanamoli có một vị khác tên là Nyanavido, thi` vị này ngược lại, cũng là một nhà Sư người Anh hết sức uyên bác, nhưng lại chống đối môn học A Ty` Đàm. Thật ra qúi vị nào có CD Buddsasana. của anh Bi`nh Anson thi` ở trong đó có nguyên một phần web của Ngài Nyanavido bằng tiếng Anh. Vị này đă có những lá thơ trao đổi với Ngài Nyanamoli, thư đi thư lại người ta giữ lại thành một sưu tập, ở trong đó bày tỏ quan điểm khác biệt và cuộc đối thoại của hai vị đó cũng đặc biệt thú vị.
Khi Ngài Nyanaponika tịch rồi thi` sự nghiệp lớn nhất mà Ngài để lại, ngoài những tác phẩm đồ sộ ở trong đó kể cả một quyển tự điển Phật học, kể cả quyển giới thiệu về Tam Tạng kinh điển, một quyển giới thiệu về A Ty` Đàm. Bây giờ Ngài lại có một trung tâm gọi là Buddhist Publication Society tức là một cơ sở từ thiện chuyên về giảng dậy Phật Pháp.