TT Pháp Chất Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7
năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam
Tùy quán vô thường
Chuyển
thành văn bản: Minh Hạnh
Đáng lẽ hôm này chúng tôi giảng tiếp tục về những bậc thánh trong Phật giáo, bởi khi chúng ta đắc đạo quả rồi thì chúng ta đắc bậc thánh loại nào và có bao nhiêu loại thánh ở trong Phật giáo để qúi vị có thể hiểu biết được rõ ràng nhưng có thiền sinh có người đề nghị biết rõ về bậc thánh và có người đề nghị thuyết về tam pháp ấn cụ thể và thuyết về cách quán tưởng vô thường bởi cách đó dễ dàng đắc chứng đạo quả nhất. Thì chúng tôi xét cả hai phương diện, phương diện nào cũng rất quan trọng. Nói bậc thánh để chúng ta biết được chúng ta sẽ thành bậc thánh thuộc loại nào, còn nếu nói về tu tập thì đề mục tu tập sẽ là vô thường khổ não vô ngã, thì nó cũng rất quan trọng bởi nhờ tu tập chúng ta mới thành thánh, và nhờ thành thánh chúng ta có quá trình tu tập. Do đó hôm nay để nói trước về sự tu tập rồi sẽ kể về các bậc thánh sau. Do đó thời pháp hôm nay chúng tôi sẽ thuyết giảng về đề tài "Tùy quán vô thường". Nói về tam pháp ấn chữ lakkhana đôi khi người ta dịch là ấn, dịch là tướng, chúng ta gọi là tam tướng hữu vi cũng được, tam tướng đó là vô thường tướng, khổ não tướng và vô ngã tướng, còn ấn thì người ta cũng là dấu hiệu cũng đồng nghĩa như nhau, nhưng theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông người ta thích dùng chữ tam pháp ấn, còn chúng ta thấy chữ tướng dể hiểu hơn rõ hơn thì chúng ta sài tam pháp tướng cũng được, ấn hay là tướng cũng đồng nghĩa như nhau. Nói về tam pháp ấn hay tam pháp tướng tức là ba tướng của pháp hữu vi; vô thường, khổ não, vô ngã. Phải nói là học cả ba pháp chúng ta rất khó tu. Do đó học một pháp nào chúng ta luyện cho thuần thục rồi sẽ tiếp tục đến pháp thứ hai cũng giống như pháp thứ ba. Phần lớn có nói về quán, bởi chúng ta tu tứ niệm xứ dễ tu bên quán này, đúng ra hành giả muốn tu quán hành giả phải đắc tứ thiền bát định trước, rồi mới tu quán, nhưng người Việt Nam chúng ta không có thiền nhưng ráng sức trèo cao tức là ráng leo lên con đường tu thiền bên quán thành ra khó khăn một chút. Nói về thiền minh quán, Thiền minh quán là gì? tức là thiền dùng trí tuệ để thấy rõ các pháp hữu vi.Thấy rõ các pháp hữu vi là thấy rõ như thế nào, thấy rõ đây là vô thường, đây là khổ não, đây là vô ngã. Vậy thì pháp hữu vi làm sao chúng ta biết nó là vô thường, biết nó khổ não, biết nó vô ngã, thì chúng ta phải hiểu rõ vô thường là gì, khổ não là gì, vô ngã là gì thì chúng ta mới thấy được. Còn nếu nói pháp hữu vi thì mơ hồ không cụ thể chung chung, do đó có sáu đề mục làm nền tảng của các pháp hữu vi đó tức là uẩn, xứ, giới, thánh, đế, quyền, và duyên khởi. Đó là đối tượng gọi là các pháp hữu vi để chúng ta tu tập. Tu tập về thiền minh quán này thì có ba cách hành, thứ nhất gọi là tùy quán vô thường, thứ hai gọi là tùy quán khổ não, thứ ba là tùy quán vô ngã. Tùy quán vô thường có 50 pháp, tức là 50 khía cạnh của vô thường. Ở đây chúng ta coi bài kệ quán ngũ uẩn. Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, năm uẩn. Chúng ta xét là mỗi uẩn theo hai tâm pháp như thế đó về vô thường, về khổ não, về vô ngã, thì trí minh quán chúng ta mới già dặn. Hiện nay chúng ta tu tập quán vô thường, cái trí chúng ta nghĩ bất quá chỉ nắm được một hai khía cạnh của vô thường mà thôi, chứ nắm không được thành ra trí chúng ta chậm lụt. Còn khổ não chúng ta cũng nắm chưa được, vô ngã chúng ta nắm chưa được. Nếu không nắm được như vậy thì trí tuệ thành thánh chúng ta còn xa vời lắm, trí tuệ chưa sắc bén, chúng ta cần phải hành hết cả 200 pháp này về vô thường, về khổ não, về vô ngã, thì cơ hội thành thánh mới may ra có cho chúng ta. Tuy rằng chúng ta quán về vô thường, khổ não, vô ngã trong 200 pháp này nhưng lúc giờ cũng giống như chúng ta rà tới rà lui rà suôi rà ngược trí chúng ta thích hợp với đề mục nào chẳng hạn, nhưng thường thì chúng ta chỉ học về đề mục vô thường chúng ta bắt tướng vô thường là chúng ta sẽ đắc đạo quả và giải thoát, thì cũng giống như bên thiền chỉ, thiền chỉ khi người ta niệm 32 thể trược, người ta phải niệm đầy đủ 32 thể trược, tóc, lông, móng, da v.v.... cho đến cái cuối cùng người ta niệm tới niệm lui khi người ta thích hợp đề mục nào thì bắt đề mục đó để nhập định, điều ấy như thế nào thì trong 200 pháp này chúng ta cũng rà tới rà lui, chúng ta luyện trí vô thường, trí khổ não, trí vô ngã thuần thục đủ trí của bậc thánh đắc chứng đạo quả, lúc đó chúng ta mới đắc chứng. Nếu chúng ta không có luyện thì có tu rồi bất quá chúng ta tạo phước gieo duyên thôi, bởi trí vô thường chúng ta chưa có, trí vô ngã chúng ta chưa có. "Đây là bài kệ giải về vô thường. Thứ nhất là quán ngũ uẩn bằng cách vô thường, gọi là vô thường tùy quán, đây là phân loại, cái kia là đằng sau cái phân loại, bằng cách khổ là khổ tùy quán, bằng cách bệnh tật gọi là khổ tùy quán, bằng cách là ung nhọt là khổ tùy quán, bằng cách như mũi tên là khổ tùy quán, bằng cách là sự khốn đốn là khổ tùy quán, bằng cách là đau ốm gọi là khổ tùy quán, bằng cách thứ khác là vô ngã tùy quán, bằng cách là tàn hoại gọi là vô thường tùy quán, bằng cách là hắc ám là khổ tùy quán, bằng cách là tai ương là khổ tùy quán, bằng cách là kinh sợ là khổ tùy quán, bằng cách nguy hại là khổ tùy quán, bằng cách vật xao động là vô thường tùy quán, bằng cách vật mục rã là vô thường tùy quán, bằng cách vật không bền vững gọi là vô thường tùy quán bằng cách vật không có gì kháng cự gọi là khổ tùy quán, bằng cách là vật không có gì bảo hộ là khổ tùy quán, bằng cách là vật không có nơi nương là khổ tùy quán, bằng cách vật trống là vô ngã tùy quán, bằng cách vật rỗng gọi là vô ngã tùy quán, bằng cách vật không gọi là vô ngã tùy quán, bằng cách vô ngã là vô ngã tùy quán, bằng cách tội lỗi là khổ tùy quán, bằng cách biến hoại pháp là vô thường tùy quán, bằng cách vật không có lỗi gọi là vô thường tùy quán, bằng cách là gốc của sự khốn đốn là khổ tùy quán, bằng cách như đao phủ là khổ tùy quán, bằng cách vật suy tàn là vô thường tùy quán, bằng cách vật hữu lậu là khổ tùy quán, bằng cách vật hữu vi là vô thường tùy quán, bằng cách là mồi của ma là khổ tùy quán, bằng cách là sân pháp là khổ tùy quán, bằng cách lão pháp là khổ tùy quán, bằng cách bệnh pháp là khổ tùy quán, bằng cách là tử pháp là vô thường tùy quán, bằng cách sầu pháp là khổ tùy quán, bằng cách bi pháp là khổ tùy quán, bằng cách não pháp là khổ tùy quán, bằng cách uế nhiễm pháp là khổ tùy quán. Khi thuyết xong là Đức Phật mới kết luận: vị tỳ kheo hay vị bhikkhu đang đắc được tùy thuận nhẫn với 40 hành tướng đang thể nhập chánh tánh nhất định với 40 hành tướng này. Chánh tánh nhất định tức là đắc chứng đạo quả. Đối với người đã đắc được tùy nhẫn với 40 hành tướng này, đối với người đã đắc được thể nhập được chánh tánh nhất định với 40 hành tướng này thời có bao nhiêu là vô thường tùy quán, có bao nhiêu khổ tùy quán, có bao nhiêu vô ngã tùy quán, thì dựa trên 40 pháp này nhân cho ngũ uẩn thì Đức Phật Ngài dạy rõ ràng có 50 vô thường tùy quán. 125 khổ tùy quán, và có 25 vô ngã tùy quán. Ở đây chúng tôi phải nói ngày xưa khi chúng tôi mà dịch bộ kinh Thanh Tịnh Đạo năm 1982, 1983 thì chúng tôi thấy trong Thanh Tịnh Đạo về phần tuệ quán giải thích về 40 pháp này, chúng tôi cũng rất thắc mắc bởi thuộc về chú giải, còn trong chánh tạng hiện tại bây giờ ở Việt Nam dịch ra được Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, còn Tiểu Bộ Kinh thì chỉ một vài bài kinh Pháp Cú hay Bổn Sanh thì chưa thấy được pháp này, thì chúng tôi không nghĩ rằng đây là pháp do Đức Phật thuyết, sau khi chúng tôi bắt đầu khởi dịch bộ Patisambhidamagga từ năm 1987 thì chúng tôi mới thấy quả thật rất là lý thú tất cả toàn bộ cuốn Thanh Tịnh Đạo chúng ta học bây giờ đa số được trích ra từ bộ Vô Ngại Giải Đạo này, nó có thể gọi là cốt lõi của các pháp. Thế nào gọi là vô ngại giải, hay là vô ngại giải đạo, đạo là con đường, là con đưa đến trí tuệ vô ngại giải, bộ kinh này gọi là bộ kinh Vô Ngại Giải Đạo thì đây là cách tu tập để đạt được tinh thông về vô thường về khổ não về vô ngã v.v... Ở đây qúi vị trong phần vô ngã thì nếu chia ra sau khi lọc lại 4, 5 pháp, chia ra 5 pháp là vô ngã có 25, thứ nhất dựa trên 5 pháp và thứ khác trống rỗng không vô ngã thì 5 pháp này nhân cho 5 uẩn, sắc có năm khía cạnh này, thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy nhân 5 là 25, còn vô thường có 50 pháp bởi vì 10 khía cạnh là vô thường, tàn hoại, xao động, mục rã không bền biến hoại không có lỗi suy tàn hữu vi tự pháp nhân cho 5 uẩn thành 50, còn lại thì 25 nhân 5 là 125. Thí dụ như có ai hỏi qúi vị trên bước đường tu tập, nếu gọi là quán ngũ uẩn, qúi vị đang quán uẩn là vô thường, vậy thì vô thường với ý nghĩa qúi vị thấy vô thường là thấy là sao, vipassana là sự thấy rõ, vi là rõ còn passana là thấy, thấy rõ vô thường như thế nào, thế nào gọi là khổ, thế nào gọi là bệnh tật, sắc bệnh tật như thế nào, thọ bệnh tật như thế nào, tưởng bệnh tật như thế nào, hành bệnh tật như thế nào, thức bệnh tật như thế nào, rồi như ung nhọt, như mũi tên, sắc như ung nhọt như thế nào, thọ như ung nhọt như thế nào, tưởng như ung nhọt như thế nào, hành như ung nhọt như thế nào, thức như ung nhọ như thế nào, hay là bằng mũi tên v.v... thì đó chúng ta phải học chú giải mới hiểu được nghĩa, thì cái trí chúng ta mới sáng, trí chúng ta mới thông, chúng ta mới biết được đó là vô thường, đó là khổ não, đó là cái vô ngã. Thì ở đây chúng tôi trích ra một phần, phần này thuộc trong chú giải người ta tóm lại vô thường tướng lấy 12 khía cạnh, thì 12 khía cạnh này trong Thanh Tinh Đạo, lúc bấy giờ Ngài Tịnh Sự có trích ra bài kinh Đức Phật dạy, Đức Phật dạy bố thí tuần tự từ thấp đến cao, cho từ loài thú, cho đến loài người, và cho đến người đắc thiền, cho đến bậc thánh v.v... thì so sánh bằng cái tột cùng của phước đó gọi là phước vật, là xây dựng tứ phương tăng, nhưng phước vật đó không bằng ai người kính đảnh tam qui ba lần, hay là thọ trì giới thì phước tùy thân hoặc là thọ trì 5 giới, 8 giới, 10 giới v.v.. và cho đến người đó tu tập tâm từ thì tâm từ đó là tối thượng của phước đức. Nhưng cũng không bằng ai quán tưởng vô thường, thì cách quán tưởng vô thường này tạo trí, thì Ngài Tịnh Sự lấy ra 12 tướng vô thường này và Ngài chỉ dạy và chúng tôi cũng thọ trì và chúng tôi cũng niệm và chúng tôi cũng có học rất là nhiều trong ý nghĩa của vô thường tướng này. Hôm nay thuyết giảng về vô thường tướng để qúi vị thấy trước bởi vì nó có 12 pháp này. Bây giờ chúng ta nói về vô thường, các pháp hữu vi là vô thường, và pháp hữu vi tức là cái gì, cụ thể ngũ uẩn của người ta là pháp hữu vi, tất cả vạn vật sơn hà đại địa bên ngoài, tất cả các pháp mà chúng ta có thể thấy, có thể nghe,có thể ngửi, có thể nếm, có thể xúc chạm, có thể cảm nhận được thì tất cả những pháp đó phần lớn đều là hữu vi, chỉ trừ niết-bàn là pháp vô vi mà thôi, pháp Niết-bàn mà chúng ta muốn thấy thì cái thấy bình thường. Cái thấy nghe, ngửi, nếm, đụng, trong lục căn, lục trần, lục thức, chúng ta cũng không thể nào cảm nhận được, khi nào chúng ta tu tập đến mức tột cùng của sự tu tập về giới, về định, về tuệ tột cùng của tuệ quán, quán tưởng mà sâu sắc về vô thường, về khổ não, về vô ngã, rành rẽ đầy đủ rồi. Thì lúc đó chúng ta sẽ thấy cái không phải là vô thường, cái không phải là khổ não, cái không phải là vô ngã chính là Niết-bàn. Do đó để tìm kiếm Niết-bàn ở nơi đâu thì qúi vị phải thấy rõ đây là vô thường, đây là khổ não, đây là vô ngã, sẽ thấy hết đầy đủ tất cả lúc bấy giờ bởi vì quán tưởng tất cả thế gian này đều là vô thường, đều là khổ não, đều là vô ngã. Vậy thì Niết-bàn ở đâu? thì trí tuệ mà đủ chín mùi lúc đó sẽ cảm nhận cái không phải là vô thường, cái không phải là khổ não, cái không phải vô ngã chính là Niết-bàn. Thì lúc bấy giờ qúi vị tu chứng mới có thể cảm nhận được thôi chứ không phải là tự nhiên qúi vị đạt được. Bây giờ chúng ta học về vô thường tướng, vô thường tướng có 12 pháp chúng tôi trích cả cái Pali và lẫn tiếng Việt bởi vì phải nói rằng một số vị dịch kinh thì người ta dịch bằng lối pháp học, dịch bằng lối chuyển ngữ. Và dịch kinh bằng lối pháp hành thì độ chính xác càng ngày càng cao, do đó chúng tôi phải rất là kỹ, rất là khó tính khi dịch một cái từ pháp kể cả tất cả những nhà học giả nào, kể cả những nhà dịch giả nào đi nữa chúng tôi cũng phải đối chiếu lại tiếng Pali coi dịch rõ được chưa, dịch chính xác diễn đạt đầy đủ ý nghĩa Phật ngôn chưa, thì phần lớn là chúng tôi thấy người ta chỉ đạt được tối đa từ 60 đến 80% thôi, đối với chúng tôi thì không dám nói một trăm phần trăm nhưng chúng tôi nghĩ xác xuất rất nhiều, bởi vì chúng tôi đã dịch được hai bộ quan trọng trong vấn đề từ ngữ Pali, bộ thứ nhất được gọi một ngữ căn Pali, tức là tất là tất cả các từ ngữ Pali nào đó mà chúng tôi nắm được trọn vẹn cái ý nghĩa, nghĩa là gốc của từ Pali, và sau khi ý nghĩa gốc được diễn biến trở thành từ ngữ. Chúng tôi dịch được bộ thứ hai của Pali là bộ ngữ loại Pali, hai bộ này rất quan trọng, muốn hiểu pháp phải hiểu được sâu xa của Pali này chúng ta mới hiểu được. Cũng như giống chữ bhagava nếu không hiểu mà thấy người ta dịch là Đức Thế Tôn thì chúng ta cho rằng dịch đúng, chứ thật ra dịch là Đức Thế Tôn là sai, là làm hư nghĩa pháp. Và nếu nói bậc có phần qúi vị ngạc nhiên ủa sao gọi Đức Thế Tôn mà gọi là bậc có phần mà không gọi là Đức Thế Tôn, tại vì Đức Thế Tôn người ta đã sửa cái kiến của qúi vị rồi, trật lất rồi, thành qúi vị hiểu rõ Đức Thế Tôn không ngoài hai nghĩa thứ nhất là "Thế gian tôn thờ" gọi là "Thế tôn". Nghĩa thứ hai là "Bậc tối tôn" cho gọi là bậc tối tôn tối thắng của thế gian đi nữa là nghĩa thế tôn thôi. Nhưng Bhagava không có ăn nhập gì với cái nghĩa là thế tôn cả, nhưng bây giờ chúng ta luôn luôn tụng đọc Đức Thế Tôn chứ chúng ta không gọi là Đức Hữu Phần hay gọi là Đức Hữu Phần mới đúng với Đức Phật. Bởi vì bhagava này nếu căn cứ theo phân tích bhagatiti bhagava, bậc có phần được gọi là bhagava, dịch là hữu phần nhưng lấy từ căn bhaga, bhagati nhưng nếu lấy theo căn pali căn bhacca nó biến từ căn bhacca ra, giống như người ta chiết tự bhaccatiti bhagava. thì bây giờ chúng ta không dịch hữu phần nữa Đức Thế Tôn phân chia, cái người đã phân chia thì được gọi là bhavaga, có sự phân chia gọi là bậc hữu phần do đó Đức Thế Tôn Ngài đã phân chia các pháp. Nhưng còn một nghĩa nữa, nghĩa thứ ba dễ hiểu Bhaggatiti bhagava, bhagga nghĩa là phá huỷ. Đức Thế Tôn Ngài phá huỷ tham, phá huỷ sân, phá huỷ si do đó Ngài được gọi là bhagava. Thì nội cái hữu phần, hữu phân, hữu phá thì chúng ta không học được nghĩa này do đó chúng ta niệm Phật hoài, ân Đức Phật không thể nào sanh lên cho chúng ta được, niệm Phật hoài, ân Đức Phật niệm bình thường thì chúng ta sanh được cận định của niệm Phật, mà chúng ta niệm không đúng thì chúng ta không sanh được pháp hỉ của ân đức Phật. Niệm Phật cũng có thể đắc được Alahán. Chúng ta không hiểu được cái nghĩa sâu sa của bhagava này thì cho chúng ta niệm muôn đời muôn kiếp nữa cũng không thể nào thành bậc Alahán do nhờ cái niệm Phật. Cái niệm Phật chúng ta đừng nói về tầm thường, niệm Phật của thế gian nó tầm thường chứ niệm Phật của Phật giáo, Đức Phật dạy rất sâu sa, quả báo thấp thì đắc cận định, quả báo cao thì đắc Alahán, qúi vị có thể coi trong ân đức Đức Phật, tại sao vậy, tại chúng ta chưa hiểu được chính xác từ ngữ Pali, do đó ở đây chúng ta học nghĩa vô thường để chúng ta hiểu được từng khía cạnh, thì chúng ta mới nghiệm sắc vô thường là gì, thọ vô thường là gì, tưởng vô thường là gì, thức vô thường là gì, sắc thọ tưởng hành thức vô thường như thế nào chúng ta mới cảm nhận được. Thì đây là 12 tướng vô thường. Tướng thứ nhất là aniccantikato, vì có sự không thường là chỗ cuối cùng, tức là cuối cùng là vô thường, thì vô thường là gì, bây giờ qúi vị đang quán vô thường mà hỏi vô thường là gì thì trả lời coi. Còn nếu chưa trả lời được là mình chưa hiểu rõ về cái vô thường, chưa biết vô thường là cái gì làm sao mà quán, thì chữ thường này là cái thường còn tức là gọi là thường còn hay là còn hoài, thì chữ thường là chữ của tiếng Tàu, tiếng Việt là thường còn hoặc là còn hoài tức là không có cái gì mà còn hoài cả, cái gì rồi cũng sẽ đổi thay, cái gì cũng sẽ tiêu hoại. Nếu nó thường chẳng hạn giờ chúng ta nhìn có thường không? thì bây giờ chúng ta thấy là thường đó, ngày hôm qua cũng thiền sinh này, ngày hôm kia cũng thiền sinh này, hôm qua cũng cô Tài, hôm qua cũng là cô Tuyết, hôm qua cũng là Sư Pháp Chất, ngày nay cũng là Sư Pháp Chất thôi, thì cái nhìn của chúng ta bị cái thường tưởng, thường tưởng là cái nhận biết về sự còn hoài. Chúng ta tưởng nó còn hoài, ngày hôm qua cũng cô này nhưng sự thật ngày hôm qua là cô Tài khác hôm nay là cô Tài khác, bởi vì chúng ta búng một ngón tay là tâm sanh cả triệu triệu lần, sắc sanh thì chậm hơn một chút, nhưng nói ngày hôm qua khác ngày hôm nay khác rồi, thì cũng giống như cái đèn qúi vị thấy, đây là cái sắc pháp bên ngoài, sắc đèn qúi vị sẽ thấy nó còn hoài nãy giờ nó cháy nó còn hoài, chứ thật ra đốt cái này mà nó cháy lên thì giòng điện tử đi tới nó đốt, cứ đi tới nó đốt nhưng mà đi quá lẹ nên qúi vị thấy nó còn hoài, cũng giống như qúi vị cầm một cây nhang quơ một vòng thì qúi vị thấy nó đi nguyên một vòng liên tục, thật ra nó không liên tục mà nó nhiều chấm chấm, nó lẹ quá quí vị mới thấy được tướng liên tục. Tướng liên tục là tướng thường còn, chúng ta bị cái thường tưởng này nên chúng ta không thấu được cái lý vô thường, bởi vì chúng ta thấu được vô thường thì lúc bấy giờ chúng ta mới kinh sợ trong đời sống của thế gian này nó thay đổi liên tục, nhưng nó thay trong cách nói pháp che đậy vô thường tướng. Cái gì che đậy chúng ta? cái vô thường tướng này để khiến cho chúng ta không thấy được cái vô thường tướng, đó là san~n~ati tướng liên tục, nó có sự liên tục đó là theo pháp do cái liên tục tướng này che đậy sự vô thường. Chẳng hạn như ngày hôm qua hôm nay chúng ta nhờ cái nối tiếp liên tục thành ra chúng ta thấy ngày hôm qua cũng cô Tài hôm nay cũng cô Tài, hôm qua thấy Sư Pháp Chất ngày hôm nay cũng thấy Sư Pháp Chất, hôm qua thấy cái đèn này nó cháy hôm nay cũng thấy cái đèn này nó cháy, nhưng mà phải nói qúi vị thấy cái vô thường này khi nó đi một cách liên tục qúi vị sẽ không thấy, nhưng nếu qúi vị chặn từng giai đoạn thì qúi vị sẽ thấy nó hiện lộ. Hiển lộ làm sao? giả xử chúng ta chặng giai đoạn xa trong đời người chia một trăm năm, chia làm 10 chặng, chặng 10 tuổi chúng ta khác, chặng 20 tuổi khác, chặng 30 tuổi khác, chặng 40 tuổi khác, chặng 50 tuổi khác, thì qúi vị chia chặng, qúi vị đem hình chụp ra so sánh qúi vị sẽ thấy nó đúng là vô thường, nó không thường còn, nó không còn hoài, còn hoài là bất biến, nó không phải bất biến thì nó phải thay đổi, 10 tuổi khác, 20 tuổi khác. Thì cái trí quán tưởng vô thường đây nếu hành giả mà bắt đầu quán tưởng về vô thường sau khi đi đến tuệ thứ ba quán tưởng vô thường khổ não vô ngã thì hành giả đi từ cái chặng xa từ 10 năm, sau khi chặng xa 10 năm, 20 năm, 30 năm rồi qúi vị bắt đầu đi, cái trí bắt đầu đi liên tục không phải 10 năm nữa, chia 10 năm thành 10 giai đoạn, chặng 1 năm, 2 năm, 3 năm. v.v...... rồi chặng 1 năm đó chia thành từng giai đoạn giống như 12 tháng, rồi mỗi tháng chia thành 30 ngày, rồi từng ngày chia buổi sáng rồi buổi chiều, buổi sáng 12 tiếng, buổi chiều 12 tiếng, rồi chia từ từ cho đến từng sát na tâm thì trí vô thường mình mới già dặn nó mới sanh nổi 10 phiền não quán. Do đó ngày hôm nay chúng ta tu phải nói là tu tạo phước gieo duyên tập sự như vậy thôi chứ chưa thật sự trí vô thường chúng ta chưa có, hoặc là có chưa mạnh chưa có già dặn, chúng ta chưa thấy được sát sao để thấy biến đổi của vô thường, nếu thấy được cái đó thì chúng ta thấy được cái đèn nó đang sanh diệt và thấy đó mới thấy thân chúng ta sanh diệt, sanh diệt chúng ta thấy được cái cảnh bên ngoài, cảnh lớn thôi chứ chúng ta chưa thấy được sanh diệt của từng sát na, mà muốn đắc được đạo quả chúng ta phải đi đến từng sát na đó, qúi vị nên nhớ đi đến từng sát na. Do đó vô thường tướng này trước hết để thấy được cái vô thường thì qúi vị thấy mình chưa thấy được cái tướng vô thường này, bởi chừng nào tới chết rồi chúng ta mới thấy vô thường, biến đổi một thời gian giống như từ nhỏ, chặng trung niên còn trẻ thấy đẹp đẽ, lớn lên chút thì già, mà nhiều khi qúi vị chưa nhận thấy được tại tướng liên tục đi lẹ quá, mỗi ngày như chúng ta chúng ta chưa thấy được thay đổi, khi nào chúng ta thấy được thay đổi sâu sắc mỗi ngày mỗi ngày trí minh quán của chúng ta mới già dặn được. Ā ā Ī ī Ū ū Ḷ ḷ Ṁ ṁ Ñ ñ Tướng thứ hai gọi là Tāvakālikato là tướng tạm thời, tức là tất cả pháp đều có giai đoạn, thì giai đoạn tùy giai đoạn, giống như sanh ra đời này chúng ta có một giai đoạn, đời sống chúng ta từ lúc sanh cho đến lúc chết là một giai đoạn, nói chung là người có thể giai đoạn 100 năm tuổi thọ là giai đoạn lớn thì nó tạm thời, tại vì sao chúng ta không xài 200 năm hay 300 năm hay 400 năm, đương nhiên tạm thời thì phải có giai đoạn, cái gì nó cũng có giai đoạn, từng loại pháp hữu vi của thế gian này có giai đoạn, bởi vì nó qua giai đoạn là nó hư, qua giai đoạn là nó diệt, qua giai đoạn là nó chết, không thể nào nó tồn tại quá mức giai đoạn của nó. Chẳng hạn như cây lúa người ta trồng ba tháng là giai đoạn thu hoạch, sau ba tháng là nó chết đi, hay con người chúng ta 100 năm, chư thiên thì sống lâu hơn, có thể sống 100 ngàn năm, cả triệu năm, thậm trí cả tỉ năm nữa, nhưng đó cũng chỉ là một giai đoạn rồi chết chứ không thể nào mà sống hoài, ai mà không chết được. Do đó khía cạnh thứ hai của vô thường là nó tạm thời, cái gì cũng tạm thời cả. Qúi vị nắm được cái tạm thời thì qúi vị thấy sắc của qúi vị cũng tạm thời, thọ cũng tạm thời, bây giờ cái thọ vui vừa sanh lên cho qúi vị chút nữa đổi thọ khổ, chút nữa nó đổi thọ xả, nó đổi liên tục, qúi vị thấy đó, cái đó là cái tạm thời, cái gì cũng tạm thời, tâm tánh người ta cũng tạm thời, cái thương ghét cũng tạm thời, cái tham cái sân cái si, cái vô tham, vô sân, vô si là tạm thời. Nghĩa thứ ba thì có sự sanh lên và sự hoại diệt là chỗ xác định, tức là muốn nói xác định của vô thường là có điểm khởi lên và có điểm chấm dứt, bất cứ cái gì cũng vậy đều có khởi lên và chấm dứt, con người chúng ta có sanh ra và có kết thúc là sự chết, và món đồ khi sanh ra có cơ sở sanh ra và tới ngày chết, đó là chúng ta xét thấy khía cạnh này bởi vì có một sự giới hạn của cái sanh và cái diệt. Trước hết người ta nói từng chặng để chúng ta thấy cái tướng lớn của nó, hoặc từ từ chúng ta mới thấy tướng nhỏ, tướng bên trong của nó. Palokato là từ cái chữ loka dịch lấy căn lấy nghĩa lấy từ lấy pháp lấy sự đủ các cách lấy. Loka là thế gian, đó là lấy sự hay lấy pháp của nó chứ chưa phải lấy cái căn cái gốc. Thế gian là gì? loka là gì? loka là bị hoại hay là tan hoại hay là tiêu hoại được gọi là thế gian. Bởi cái gì cũng là tiêu hoạ, thế gian bên ngoài là chúng ta thấy sơn hà đại địa nó không còn hoài, một ngày nào nó cũng thay đổi, ngày nào cũng có sự hoại đi, đừng nói trái đất chúng ta tưởng nó kiên cố tới ngày nào đó trái đất này cũng phải tiêu bằng lửa, nó tiêu bằng nước, nó tiêu bằng gió, đó là cái chúng ta ở cả trăm, cả ngàn, cả triệu cả tỷ kiếp trong trái đất này, nhưng mà rồi tới giai đoạn tạm thời của nó, rồi nó cũng phải hoại. Do đó người ta thấy thế gian này luôn luôn đổi thay, dời đổi, tiêu hoại, không bao giờ người ta thấy rõ. Thì thói quen bên ngoài như thế nào thì thế gian thân chúng ta cũng là thế gian, chúng ta gọi là ngũ uẩn thế gian, cái đó là hư không thế gian sơn hà đại địa. Chúng tôi chưa kể pháp hành thế gian đó là cái nghĩa palokato chữ pa là tăng cường thêm, nó là tiếp đầu ngữ để tăng cường thêm tính chất của cái hoại đó, gọi là tàn hoại. Nghĩa thứ năm là biến động, vô thường tức là nó không đứng yên, qúi vị nên nhớ thường là đứng yên, thường là không thay đổi, thường là bất biến, nhưng cái này nó không đứng yên, nó phải biến động tức là nó phải giao động, phải chuyển động, phải vận động nói theo triết học của Mac-Lenin. Thế gian này có hai cái; cái đứng yên và cái vận động. Cái đứng yên cũng là cái tạm thời, cái vận động là cái chính. Cái vận động thì qúi vị thâý cái biến động nó thì bản thân chúng ta là phải thấy nó biến động, chúng ta chưa thấy, cái này có biến động là cái cột có biến động chúng ta phải thấy được cái cột biến động như thế nào, thấy được cái chỗ ngồi của chúng ta đất đai biến động như thế nào, thấy gạch này biến động như thế nào, thấy cái bàn này biến động như thế nào, chúng ta phải thấy được nó, chúng ta chưa thấy được nó thì thân chúng ta chưa thấy được, nhưng người nào nếu có học nhiều về điện tử nguyên tử, chúng ta thâý điện tử nó không đứng yên được nó biến động nó thay đổi. Cà khi thay đổi đó thì qúi vị đi đến một điều thứ sáu, cái biến động đó nó mới đi đến mục rã, bởi vì cái bàn này đang chuyển động mà chuyển động đây nó chuyển động từ lúc nó sanh ra cho đến nó già, nó chuyển động mới đưa đến cái gìa, cái cỗi, cái mục nát, chứ nó không chuyển động thì nó đứng yên thì nó không có hiện tượng già cỗi mục nát, giống như cái bàn mình để thấy nó còn cứng vậy, nhưng tới một thời gian nào đó 10 năm, 20 năm, 30 năm ... tới 100 năm. Cũng giống như cái hòm người chết khi rở nắp thì thấy người chết còn nguyên nhưng đụng vào thì nó mục rã ra. Có một số quần áo nhiều người kỹ để dành lâu năm mà có thể tưởng là còn hoài chứ thực ra 5 năm 10 năm tới chừng rờ đụng cái quần đụng cái áo đụng chỗ nào nó mục rã, tại sao nó mục rã? bởi vì nó biến động, nó biến động tức là nó chuyển đổi, nó đi đến cái già, chuyển đổi để nó đi đến cái chết, chuyển để đi đến cái già cõi, chuyển đổi để đi đến hoại diệt, nhất định nó phải có cái chuyển đổi, nó phải có biến đổi đó. Do đó tướng này là tướng mục rã. Là người có trí người ta không phải chờ cái bàn mục người ta mới thấy thì như vậy là trễ rồi, khi nó sanh ra người ta biết nó hàm nghĩa mục nát từ trong đó rồi, nhưng mà vì cái mục trong thời gian lâu diễn tiến lên chúng ta chưa thấy nó mục liền, mà chúng ta phải đợi chừng nào mục theo cái nghĩa mà chúng ta đụng nó sụp xuống hết là nó đi đến cái chung cuộc rồi. Cũng giống như cái vô thường chúng ta thấy chừng nào chúng ta già chết thì chúng ta mới gọi là vô thường, chứ thực ra trong đời sống chúng ta còn trẻ cũng đã vô thường chứ không phải đợi đến già mới là vô thường, chúng ta chờ đến kết cuộc. Trí thông thường của phàm nhân không đưa đến giải thoát được, trí bậc thánh nhân người ta không phải đì từ gốc lên ngọn, mà đi từ ngọn tới gốc, hay cái diệt đi tới cái sanh, người ta sẽ thấy được một cách chính xác rõ ràng đó là mục rã, do mục rã thì chúng ta thấy thêm một tướng thứ năm là tướng không bền vững. Bền vững là kiên cố thì ở thế gian này không có cái gì mà kiên cố, không có cái gì mà bền vững cả, sơn hà đại địa tất cả cái này chúng ta thấy nó bền vững, chứ năm mười năm 30 năm sau 100 sau chúng ta mà không sửa chữa lại coi chừng bước vô nhà gió thổi mạnh bị xập đè xuống chúng ta chết. Thì tại sao vậy? Tại nó không có bền, cái quần cái áo cái đồ đạc tất cả đều chuyển bởi nó có giai đoạn thôi, chúng ta xài nó không bền, bởi nói tiếng bền là nó không bao giờ hư, nhưng mà vì nó còn hư thì gọi là tướng không bền, thì sắc không bền, thọ không bền, tưởng không bền, hành không bền, thức không bền đó là nghĩa thứ bảy. Nghĩa thứ tám Viparinàmadhammato vì có sự biến đổi là lẽ tự nhiên vạn vật nghĩa là vô thường. Tại sao gọi là vô thường? Bởi nó có sự thay đổi, cái gì cũng phải thay đổi con người chúng ta cũng thay đổi vạn vật cũng thay đổi. Ngày xưa có câu chuyện như sau: Khi cho người bạn mượn cuốn sách mới rồi khi người đó trả cuốn sách cũ, mình trách người ta, người đó nói một câu chân lý "không gì mà xài rồi mà không cũ cả, không gì xài rồi mà còn mới hoài cả" tức là ý muốn nói là không phải nó còn nguyên, không phải nó còn bền kiên cố vậy. nói như vậy qúi vị có nắm được không, tức là nó không bao giờ bền hết, nó bền tức là nó không có sự thay đổi, mà bây giờ vì nó không bền và vì nó có sự thay đổi, ban đầu nó mới nhưng rồi nó sẽ thay đổi thành cũ, còn nhỏ nó thay đổi nó lớn lên thay đổi lên già thì mới đi đến chết, thì sơn hà đại địa này nó cũng phải thay đổi. Đó là nói một khía cạnh của tướng vô thường. Điều thứ chín là không có cốt lõi, thì có cốt lõi là muốn nói cái gì kiên cố cứng chắc thì gọi là kiên cố, giống như cái nhà hay cái cột, nó có cốt lõi nó mới cứng chắc, mà cứng chắc thì nó bền, cứng chắc đó nó không hoại, cứng chắc đó nó không thay đổi, cứng chắc thì nó không mục rã, nhưng mà vì nó không có cốt lõi thật sự bên trong, do đó nó cũng giống như một cây cột thì nó không thể nào không bền được, nó không thể nào mà vững được là bởi vì nó không có cốt lõi. Điều thứ mười gọi là Vibhàvato tức là bị suy tàn, ở đây cái suy tàn nghĩa là cái hoại của nó, một khía cạnh khác thì chúng ta thấy thường thường cái gì thịnh không, cái đi lên không, giống như mặt trời, sáng chúng ta thấy mặt trời đi lên thì nói một cách khác mặt trời đang tàn chứ không phải đợi nó lặn là tàn, nó đi lên tức là nó tàn, con người chúng ta cũng vậy, chúng ta tưởng còn trẻ chứ nghĩa là khi còn trẻ lúc chúng ta đang lớn lên thực ra không phải còn trẻ đang lớn lên mà chúng ta đang già lên. Có một câu chuyện. Lúc bấy giờ ông trời Đế Thích xuống thử bà hoàng hậu, ông tán tỉnh bà hoàng hậu, ông đem mâm vàng đến cho bà hoàng hậu, bà hoàng hậu nói "thôi chồng tôi chết rồi, tôi thủ tiết thờ chồng, tôi không thương ai, kể cả ông trời, kể cả chư thiên, kể cả đức trời Đế Thích." Ông tán tỉnh hoài không được hôm sau ông đem lại mâm bạc tán tỉnh nữa bà không nói gì hết, hôm sau ông đem mâm đồng, lúc bấy giờ chịu hết nổi rồi bà thắc mắc mới hỏi: "Ông đó, ngày đầu tiên ông đưa tôi một mâm vàng tôi còn chưa chịu, hôm sau ông đưa tôi mâm bạc ông đòi hỏi tán tỉnh tôi sao được, còn ngày nay ông đưa mâm đồng thì thôi, đừng có mong, ông đưa gấp đôi mâm vàng tôi cũng chưa chắc tôi chịu nữa tại sao ông đưa vậy." Đây là trong bổn sanh tiền thân của Đức Phật, thì Ngài nói "cái gì cũng vậy hết, đầu tiên mới gọi là mới, sau đó gọi là cũ, thì ngày đầu tiên cô còn mới thì tôi mua bằng vàng, nhưng ngày thứ hai thì cô cũ rồi thì tôi mua bằng bạc, bữa nay là ngày thứ ba rồi thì mua bằng đồng thôi." Qúi vị hiểu được lý vô thường không? Đừng thấy người ta cầu hôn rồi làm eo làm sách, làm eo làm sách ông nào học Phật Pháp thấu được cái lý này ông trả rẻ, đồ hôm qua đến nay thì cũ rồi, càng lâu chừng nào thì càng cũ chừng nấy, đương nhiên là giá rẻ mạt rồi. Nói xong bà này giựt mình, cũng thấy được cái chí lý, lúc đó bà cũng ấm ức nói. "Ông là ai tại sao cứ đến quấy nhiễu tôi hoài vậy." "Ta là chồng của nàng." Thì lúc đó bà mới giựt mình, trước đó ông nhờ phước tu tập nên chết sanh làm trời Đế Thích rồi xuống trần muốn nhắc nhở người vợ mình, lúc đó bà cũng lo tu, bà giữ bát quan trai giới thanh tịnh, tu tại gia, thì Ngài xuống để thử tâm như thế nào để khuyến khích, đó là tiền thân của Đức Phật, bà đó là Da Du Đà La, nói để qúi vị nghe thêm về chỗ suy tàn. Thứ mười một Sankhatato Ở đây tiếng Pali có hai từ Sankhata và Sankhara hai từ này đều từ tiếp đầu ngữ San cộng với chữ kara thì kara biến đổi thành như chữ khata là chữ khara Khata là động từ mà vừa gọi danh động từ, tức là động từ được chuyển qua danh và sankhara chính là danh từ, hai cái này, chữ sankhara thường thường dựa theo bên Tàu người ta dịch là pháp hành, còn Sankhata dịch là hữu vi, chứ thực ra hành và hữu vi giống nhau, hành là làm là tạo tác, hữu vi là tạo tác, vi đi chung với hành giống như người ta nói hành vi thì vi ở đây lấy theo cái nghĩa hành vi tạo tác chứ không phải là hữu vi vô vi, thường thường người Việt chúng ta bị từ tiếng Hán, một từ có nhiều nghĩa, đồng nghĩa nó bất đồng tự hay đồng tự bất đồng nghĩa do đó hữu vi vô vi có nghĩa là không có cái gì hết, không thấy cái gì hữu vi là có cái gì đó thì người ta hiểu nó sai cái hữu vi vô vi đó, hữu vi là có duyên tạo tác vi chỉ là tạo tác, chẳng lẽ chúng ta dịch là hữu hành hay là hữu tác hay hữu tạo thì nó khó quá, từ tiếng Hán chuyển qua từ tiếng Việt hay từ Pali mà dịch tìm từ rất là khó, thành ra người ta dịch thôi mình cũng tạm lấy cái từ hữu vi, nhưng khi giải thích hữu vi gì bị duyên trợ tạo, có duyên trợ tạo hay là bị duyên tạo tác sanh lên do đó gọi là hữu vi, thì cũng vậy ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức hay tất cả cái gì nó cũng bị cái duyên tạo tác, duyên tạo tác là gì là do nghiệp nó tạo tác, do tâm tạo tác, do thời tiết tạo tác và do vật thực tạo tác khiến cho khởi lên khiến cho sanh lên. Điều thứ mười hai maranadhammato vì có sự chết là lẽ tự nhiên, nói như con người chúng ta là có sự chết nhưng nói với tất cả thứ trên thế gian có sự diệt, cái gì cũng phải đi đến sự diệt đó là điểm cuối cùng của pháp vô thường, thì thường thường người ta hiểu nghĩa vô thường là nghĩa thứ 12 này dể hiểu nhất, tất cả đều vô thường, người ta vô thường chết hay người đó vô thường là tại vì có thay đổi, vô thường là tại vì nó không còn hoài vậy. Còn mấy nghĩa sâu xa hơn như đã nói vô thường có nghĩa là tạm thời, cái tạm thời cũng có nghĩa là vô thường, giống như ở thế gian những người có quyền lực địa vị chúng ta thấy quyền lực này địa vị này gọi là tạm thời, tức là tạm mượn của thế gian mà sài rồi tới một lúc nào đó chúng ta hết phước hết thời thì chúng ta thay đổi, thế gian này có phước thì người ta được cầm quyền nắm trên thế gian này, hết phước người ta không có thể cầm quyền, do đó mà đi vào con đường hoạn lộ mà người ta ưa đau khổ lắm. Đang tự nhiên mà có phước hưởng đến chừng hết phước rồi thì cái địa vị đó người ta thay. Chẳng hạn như ông tổng thống , tổng bí thư hay chủ tịch tới mức nào thì người khác thay cái phước người ta lên, thì đương nhiên mình hết phước thì mình phải đi chỗ khác, phải nhường. Để nhìn thấy vô thường mình nghiệm được cái đó học mà rèn luyện được 12 trí vô thường này thôi là chúng ta cũng có nhhiều cơ hội để rèn luyện trí minh sát chúng ta, và có thể đắc chứng được đạo quả. Nhưng vô thường không cũng chưa đủ, cần phải luyện thêm cái khổ não, và luyện thêm cái vô ngã. Nhưng khổ não ở đây thì chúng tôi chỉ dạy phớt qua thôi chứ không phải là đề tài hôm nay. Khổ hiểu theo nghĩa là buồn khổ, khổ hiểu theo nghĩa sầu, khổ chỉ là một khía cạnh của cái khổ thật. Chữ khổ người ta lấy theo bốn tướng, thứ nhất là nóng nảy, thứ hai là khó chịu, thứ ba là điểm tựa của khổ hay là căn cứ của khổ hay là nơi ở của khổ, thứ tư là đối nghịch với lạc, đối vui cái khổ thì đối với cái vui cho dễ hiểu, thì đương nhiên là bốn tướng này. Qúi vị nên nhớ chữ chịu đây là chịu đựng, khó chịu đựng được thì cái gì khó chịu đựng được cái đó được gọi là khổ. Nhưng mà khổ tướng, tại sao đối với khổ tướng bên ngoài thì chúng ta cũng hơi khó thấy khi mà thay đổi tàn hoại gì, qúi vị xét trên khía cạnh vô thường đã quán phương pháp hữu vi bên ngoài, chứ còn nếu quán hữu vi bên trong là trong nội thân của chúng ta, ngoại thân người khác chúng ta dễ được cái khổ tướng, thì cái gì mà ngăn che cái khổ tướng . Sự thay đổi oai nghi để che khổ tướng, chúng ta ngồi cảm thấy an lạc, ngồi hồi lâu là chúng ta bắt đầu thấy cái khổ sanh lên nhức chân khó chịu rồi, hay ngồi hoài khó chịu quá mệt quá giờ nằm, thì đương nhiên ngồi là khổ lúc bấy giờ cái khổ đã sanh lên rồi thì bắt đầu chúng ta nằm, nằm thấy được cái an lạc, nằm hồi thời gian hết cái an lạc rồi thì chúng ta bắt đầu thấy cái khổ nằm hoài không được chúng ta đứng, đứng hoài chúng ta đi, do đó oai nghi che cái khổ tướng là bởi chúng ta thay đổi cái oai nghi thấy khổ. Nhưng người có trí khi ngồi ta thấy cái khổ rồi mà khi mà hết khổ về thân mà chịu đựng người ta bắt buộc phải đứng lên để đi theo thông thường của thế gian gọi là lạc, nhưng nói theo người tu trí tuệ minh sát là bước qua cái khổ khác, bắt đầu cái khổ đó cái khổ tượng hình cái khổ bắt đầu mới phát khởi khi đến cái khổ chung cuộc, đó là mấy người chịu đựng cũng như mình ngồi được an lạc thì cái đó là cái khổ phát sanh lên mà chưa thấy, nhưng khổ phát lên tới tột cùng rồi mới cảm thấy nhức mỏi, nếu cảm thấy nhức mỏi thì cái trí đó cái khổ quán của mình chưa được già dặn để mình tu tập đó là khổ tướng đây nói bốn nghĩa. Bây giờ nói về vô ngã, cái gì che vô ngã, cái gì để chúng ta không thấy vô ngã, chúng ta thấy là không có người, có ta, có tôi, có thú, có chư thiên, có thần linh, có ma quỉ, cái gì che cái vô ngã thì chúng ta phải hiểu vô ngã đó là gì, chúng ta hiểu theo thông thường vô ngã là không phải hay là không có không phải của ta, như cái ta đây của ai đây, không phải của ta thì của ai. Lấy bảy phần của vô ngã tướng thôi, chúng ta cũng đã nhức đầu. Nghĩa thứ nhất nếu không phải của ta của người khác, của cái khác rồi, nghĩa thứ nhất là vì là cái khác, vô ngã không phải của ta là đương nhiên của người khác thì đây là của cái khác. Điều thứ bảy là nó không diễn tiến theo quyền của mình tức là nó không ở trong quyền của mình, bởi vì trong quyền của mình mới gọi là cái ngã đây nói về bảy khía cạnh của ngã tướng, để chúng ta hiểu theo nghĩa đơn thuần thôi thì đây là cái vô ngã là nó không phải có một cái gì thuộc về của ta cả. Hồi nãy chúng ta nói về vô ngã, cái gì che đậy vô ngã thì chúng ta phải hiểu được cái này trước chúng ta mới thấy được nó tức là cái khối tưởng, nó mới che cái vô ngã, do có cái khối tưởng. Qúi vị nhớ Ngài Na Tiên hỏi vua Milanda thì Ngài Na Tiên biết vua còn chấp mới hỏi "vậy chớ đại vương đến đây bằng cái xe phải không" Bởi vì ông bị cái khối tưởng thì Ngài mới phân tích ra xe thì hoàn toàn nó không có cái gì gọi là cái xe cả để cho vua thấy được cái vô ngã trong chiếc xe đó, thì vua cũng nắm được cái lý cũng đối thoại với Ngài, vua hỏi "cái gì là Na Tiên, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,,thì mổ xẻ ra hết toàn bộ thì không có gì là Na Tiên" Bởi Na Tiên là danh từ chế định cho khối tưởng này thì danh từ chế định cho khối tưởng mới có được cái tôi, ta, người, thú, chư thiên này, bởi vì đây là do cái tập hợp thôi chứ nó không phải là riêng rẽ gì hết. Do đó có một nghĩa khác nói cho dễ hiểu, nói về ngã có nghĩa là đơn thuần tức là chỉ một mà thôi còn đằng này không phải chỉ một mà do cái tổ hợp này, chúng ta thấy rõ ràng nó không có phải một cái gì, tổ hợp đó thành ra nó là nó không phải là một cái người nào mà chủ quyền trong vấn đề đó, tức là nó có nhiều khía cạnh để nó hợp thành. Đó là nói về cái vô ngã. Rồi bây giờ cái vô ngã chúng ta hiểu được cái vô ngã rồi vô thường khổ não vô ngã, thì bây giờ chúng ta nghiệm thấy trong đời sống chúng ta hay bản thân chúng ta để thấy được thế nào trong sự sanh diệt chúng ta, cái gì gọi là vô thường, cái gì là khổ não, cái gì là vô ngã. Ngày xưa chúng tôi nghe Ngài Tịnh Sự Ngài dạy, chúng tôi mới nghiệm được cái lý này, cũng giống như ví như lộ tâm của chúng ta mà sanh, lấy cái lộ tâm chúng ta nói chuyện, hay tâm chúng ta hồi nãy tâm khác bây giờ tâm khác, thì trong giòng tâm đó, cái giòng tâm mà tâm sanh diệt bởi vì tâm này khởi lên rồi tâm kia diệt đi, tâm này khởi lên tâm kia diệt đi, lộ tâm chúng ta xuyên qua sáu cửa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, chúng ta sanh liên tục, nó sanh diệt liên tục, thì cái đó chúng ta thấy cái tướng đó được gọi là tướng vô thường. Thì tướng vô thường đây là nói chung để qúi vị kiểm tra từng loại vô thường trong 12 tướng như thế nào. Còn tướng khổ não nào ở trong cái tướng vô thường này trong lộ tâm sanh diệt đó thì qúi vị thấy cái vô thường qúi vị thấy rồi, vậy còn khổ não thấy chỗ nào, khổ não lấy cái nghĩa thứ hai là khó chịu tức là muốn nói là nóng nảy đôi khi nói một khía cạnh khác là áp bức tùy cái chỗ người ta diễn đạt cái khổ tướng, áp bức thúc đẩy, cái khổ tướng là nó thúc đẩy liên tục, nó thúc đẩy cho lớn lên, thúc đẩy già chết giống như một tâm sau nó sanh lên rồi nó thúc đẩy cho tâm trước đi, thì cái thúc đẩy đó nghĩa là không ai tức là nó không có dừng lại được, cái thúc đẩy đó được gọi là cái khổ não. Sau này qúi vị sẽ học tới cái khổ tướng bằng cái nghĩa của Appilito thì ở đây theo bài kinh này người ta trích một phần thôi chứ khổ tướng nó có rất là nhiều, ở đây chúng tôi trích ra nghĩa là ít thôi chứ mấy chục cái khổ tướng, qúi vị có thể coi trong phần chánh tạng Đức Phật dạy nắm được phần đó rõ trong vấn đề áp bức lấy cái nghĩa áp bức để người ta nhìn thấy được cái khổ não, tức là không chịu đựng được, tức là không thể nào đứng yên được chỗ đó mà nó phải thúc đẩy bắt buộc phải khởi lên, bắt buộc phải diệt để nhường cho cái khác. Thì qúi vị coi diện này cũng thúc đẩy giống như vậy đó là cái tướng khổ não, trong cái lộ tâm sanh diệt. Rồi tướng vô ngã là bởi nó không thuộc quyền của mình mà cũng không thuộc quyền của ai khác có thể bắt nó dừng lại được, không ai có quyền bắt nó dừng lại được thì đây cái lý này là lý vô ngã, đó là lý vô ngã chúng tôi diễn thêm về cái nghĩa là không có chủ không có chủ quyền hay không diễn tiến trong quyền mình là bắt buộc là cái pháp hữu vi nó phải sanh phải diệt, nó không ở trong thuộc quyền của ai dù người đó có quyền lực tối thượng trên thế gian này như Đức Trời Đế Thích hay là Phạm Thiên đi nữa cũng không có thể khống chế nó, bắt nó phải theo cái ý mình được. Bởi vì nó theo ý mình nó mới thuộc của mình, còn đằng này nó không theo ý mình mà của người khác. Cái nghĩa thứ nhất vì là cái khác của người khác hay cái gì đó là mượn cái lý để nói nó không phải là thuộc về của ta được, gọi là nó vô ngã của người khác. Thí dụ chẳng hạn như vậy, đó là mượn cái lý để nói không ai có thể bắt nó dừng lại được thì nếu mà chúng ta nghiệm được thấy được cái vô thường, cái khổ não, vô ngã, trong tiến trình lộ tâm như thế nào thì trong tiến trình lộ sát tâm sự sanh diệt của bản thân ta cũng giống như thế đó, thì chúng ta luyện trí minh quán già dặn sau khi chúng ta tu tập về đề mục thiền định rồi chúng ta có năng lực của cận định dựa trên cận định đó rồi bắt đầu chúng ta mới phát triển thiền quán. Phát triển về thiền quán nếu chúng ta đắc được thiền định thì tốt còn không đắc được thiền định thì chúng ta có thể xét qua những pháp quán mà chúng ta tu tập có thể chúng ta xét qua đối tượng ngũ uẩn cũng được, 12 xứ cũng được, thập bát giới cũng được, nhị thập nhị quyền cũng được, liên quan tương sinh cũng được, hoặc là có thể đơn giản qúi vị xét theo hơi thở của qúi vị cũng được, có thể xét theo cả tầng thiền của qúi vị cũng được, xét theo từng chi thiền cũng được, nói chung xét tướng nào cũng được, qúi vị mà nắm được một tướng nào sâu sắc rồi, một đối tượng sâu sắc rồi bắt đầu qúi vị sẽ liên tưởng đi từng từ sắc qúi vị đã nắm được qua thọ, cũng vậy qua tưởng, cũng vậy qua hành, qua thức cũng vậy, hay giống như hơi thở cũng vậy, như thiền tầm cũng vậy, tứ cũng vậy, hỉ cũng vậy, lạc cũng vậy, định cũng vậy, lộ tâm cũng vậy, lộ sắc cũng vậy thì qúi vị sẽ thấy lúc bấy giờ giống như qúi vị đã có được đeo cái thấy mà vô thường khổ não cũng vậy, cái kiến qúi vị đã có rồi bởi vì vipassana là thấy rõ thì bắt đầu thấy rõ thì qúi vị nhìn chỗ nào là cái tướng vô thường qúi vị khảo nghiệm nó qúi vị sẽ thấy được đầy đủ rõ ràng, thì giờ cái trí vô thường trí khổ não trí vô ngã già dặn như vậy đó, thì lúc bấy giờ mười phiền não quán qúi vị sẽ phát sanh lên, qúi vị luyện tiếp tục cho đến những tầng trí sau, trí thứ ba gọi là Sampadana nana tùy theo người dịch. Chúng tôi thì nghiệm theo cái lý này bởi lúc đó là chúng ta đang khảo sát giống như người ta đi khảo sát, người ta phải đi tìm hiểu nghiên cứu rồi coi nó như thế nào đầy đủ rõ ràng rồi người ta mới lập lên kế hoạch, thì chúng ta cũng vậy khảo sát pháp hữu vi này cho đến khi thấy được cái vô thường, thấy được cái khổ não, thấy được cái vô ngã. Còn nếu mà chúng ta nói cho nhẹ một chút thì gọi là khảo nghiệm cũng được, mà khảo nghiệm là chúng ta thấy là nó có lẽ cũng giống như chúng ta nghiệm coi nó vô thường trong sắc như thế nào, nghiệm vô thường trong thọ như thế nào, nghiệm vô thường trong uẩn như thế nào, trong tưởng như thế nào, trong hành như thế nào, trong thức như thế nào, rồi chúng ta nghiệm có thể dùng chữ khảo nghiệm cũng được hoặc là khảo sát cũng được thì hai chỗ đó chúng tôi dịch, chúng tôi lấy chữ khảo sát còn người ta muốn dịch như thế nào thì tùy, người dịch là thẩm sát trí ,có người dịch là thẩm nghiệm trí, nhưng vì từ ngữ Pali có nhiều từ, chữ thẩm từ chữ vìmansa giống như là dục cần tâm thẩm, thẩm như ý túc thì mỗi từ nó có từ nó dịch thì làm sao chúng ta sài để cho từ ngữ nó hơi khác mà diễn đạt ý nghĩa được cho nó phong phú từ ngữ Pali chúng ta để sau này khi nhắc đến pháp thì chúng ta không lẫn lộn được, thì điều này nó cũng giống như ngày xưa lúc bấy giờ ông Cưu Ma La Thập là người tài giỏi dịch kinh từ tiếng Phạn qua tiếng Hán thì ông dịch 5 chi thiền; giác, quán, phỉ, lạc, định, nhưng khi Ngài Trần Huyền Trang đi qua Ấn Độ học rồi về thấy xài chữ giác, chữ quán nó cũng chưa được rõ, phỉ chưa rõ, lạc và định thì sài được thì ông đổi lại là tầm tứ hỉ lạc định, đời ông Cưu Ma La Thập dịch là dâm sân si nhưng tới đời ông Huyền Trang thì ông nói chữ dâm này cũng chưa nói về cái tham nhưng nó chưa có đủ nghĩa ông đổi thành chữ tham, từ đó về sau chúng ta quen gọi là tham sân si cũng là từ tiếng Hán là những nhà học giả nghiên cứu miễn là sự cảm nhận người ta thấy tới đâu thì người ta dịch được từ ngữ cho nó sâu xa tới đó, để chúng ta tu hay chúng ta luyện được cái trí chúng ta thuần thục. Thời pháp hôm nay chúng tôi nói vô thường là cái chánh, còn khổ não vô ngã là cái phụ để cho qúi vị có thêm thì chúng tôi cũng mong rằng sự cung ứng hiểu biết về vô thường, nhất là vô thường tướng qua 12 khía cạnh này cho qúi vị có thể học thuộc rồi về sau này khi xong lúc chúng ta ngồi tịnh tu, lúc nào chúng ta khởi lên cái trí minh quán để chúng ta luyện cái trí về vô thường, về khổ não, vô ngã, thì lúc đó chúng ta xét qua sắc, chúng ta xét danh, xét qua sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chúng ta xét từng phần, từng bộ sắc trong thân chúng ta, giả xử như sau này qúi vị tu mà trí qúi vị thấy được 32 thể trược đầy đủ rõ ràng hay là qúi vị có thể thấy luôn cả từng bọn sắc thì qúi vị sẽ dùng cả 12 tướng vô thường này để qúi vị thấy được cái vô thường đó và từ đó qúi vị có thể luyện thêm về cái khổ não, về vô ngã, thì các vị thiền sư sẽ hướng dẫn tuần tự cho qúi vị, thời pháp đến đây cũng vừa phải./. Download bai giang |