Insight Meditation

Thap Nhi Nhan DuyenTT Pháp Chất

Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam

Diệt trừ thân kiến

 

Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

.

 

Thời pháp hôm nay chúng tôi thuyết giảng về cách đoạn trừ thân kiến, là một đề tài chính và một phiền não chính mà chúng ta muốn thành thánh thì phải biết để đoạn trừ, cái khó nhất ở trên con đường tu tập từ phàm tới thánh, cái ải đầu tiên là ải khó nhất, là vì mình đã diệt trừ được thân kiến rồi thì qúi vị chứng đắc Tu Đà Hườn từ đó về sau tu rất dễ, bởi con đường tiến nhất định là qúi vị sẽ tiến đến được. Nhưng giai đoạn đầu tiên để diệt trừ thân kiến rất khó, từ phàm đến thánh ải đó là ải đầu tiên rất là khó khăn, một khi đã chiến thắng nó rồi thì trước sau gì những phiền não kia cuối cùng cũng bị tận diệt, bởi đầu não của tất cả các bất thiện pháp nằm ở nơi thân kiến. Như chúng tôi nói hôm qua đó là phần hộ pháp thì chưa đúng, phải gọi là hộ tà, hộ trì cho tất cả tà kiến, hộ trì cho tất cả những si mê, cũng giống như thần hộ tà của người ở bên ngoài mà hôm qua chúng tôi có ví dụ. Bây giờ chúng tôi sẽ giảng bằng cách trước nhất là dẫn chứng Phật ngôn sau đó dựa trên chú giải và giải tiếp thêm một số kinh nghiệm.

Hữu thân

Nhân duyên ở Savathi "này các tỳ kheo ta giảng cho các ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt và con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt hãy lắng nghe. Và này các tỳ kheo thế nào là hữu thân, phải trả lời rằng; chính là năm thủ uẩn, thế nào là năm; sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các tỳ kheo đây gọi là hữu thân. Và này các tỳ kheo thế nào là hữu thân tập khởi, chính là khát ái đưa đến tái sanh câu hữu với hỉ tham tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái, này các tỳ kheo đó là hữu thân tập khởi. Và này các tỳ kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt chính là sự ly tham, đoạn diệt không còn dư tàn khát ái ấy, chính là sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước, này các tỳ kheo đây gọi là hữu thân đoạn diệt. Và này các tỳ kheo thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt, chính là Thánh Đạo Tám Ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, này các tỳ kheo đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt."

Đức Phật dựa trên cách giảng tứ đế, đây là khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế, đây là đạo đế và Đức Phật thuyết giảng thêm một số mệnh đề Phật Pháp cụ thể là mệnh đề về hữu thân, Đức Phật triển khai theo phương diện của Tứ Đế, trước hết Đức Phật nói về khổ đế thì chúng ta biết rồi thì đây nói về hữu thân, cái khổ tập khởi thì đây là hữu thân tập khởi, hữu thân chính là cái khổ. Rồi khổ đoạn diệt là hữu thân đoạn diệt và con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt tức là con đường đưa đến khổ diệt.

Ở đây chữ hữu thân là gì, chúng ta phải tìm hiểu trước, bởi vì đây là Hoà Thượng dịch theo từ tiếng Pali, "sakkāya" dịch là "có thân" nhưng đúng ra chữ "sa" HT dịch là "có" tức là thân. Nhưng đúng ra chữ "sa" nghĩa chính của nó là "của mình, của ta," tức là "thân của ta," có thể dịch chữ này theo chữ Hán là "tự thân" tức là "thân của mình," nhưng Hoà Thượng dịch là "hữu thân" thì chúng ta cũng tôn trọng ý dịch của HT cũng được, nhưng theo chú giải dịch là "thân của mình" thì chữ "sa" này nó là "sa" (văn) chứ không phải "sa" này là có, qúi vị cũng nên lưu ý chỗ đó. Bây giờ chúng ta dịch hữu thân hay tự thân gì cũng được để chúng ta hiểu thêm cái nghĩa phụ của nó và nghĩa chính là thân. Thì cái thân của chúng ta đây chính là năm uẩn này, năm uẩn này do sự chấp thủ nên mới hình thành, nên Đức Phật gọi là năm thủ uẩn, thì như vậy tập khởi do cái ái, chừng nào đoạn diệt được cái ái thì sẽ đoạn diệt được hữu thân.
Sau khi Đức Phật nói về hữu thân một đoạn kinh khác Đức Phật nói về thân kiến, ở đây chúng ta nói về hữu thân tức là thân chúng ta.

Phra Viriyang Sirintharo

Thân kiến là gì?


Cũng nhân duyên ở Savathi tức là thành Xá Vệ:
"Này các tỳ kheo ta sẽ dạy cho các ông con đường đưa đến thân kiến tập khởi và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt."
Ở đây Đức Phật nói hai chặng quan trọng trong lý Tứ Đế.

"Và này các Tỳ Kheo thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi tức là thân kiến tập khởi." Tập khởi tức là chứa nhóm để sanh ra còn không chúng ta hiểu sanh khởi hay là sanh lên cũng được, tập khởi tức là sanh lên. Ở đây này các tỳ kheo kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc thánh, không thuần thục trong pháp các bậc thánh, không tu tập pháp các bậc thánh, không thấy rõ các bậc chân nhân, không thuần thục pháp của các bậc chân nhân, không tu tập pháp của các bậc chân nhân, quán sắc như là tự ngã hay tự ngã như là có sắc, thấy sắc trong tự ngã, hay là tự ngã trong sắc. Quán thọ, quán tưởng ,quán các hành, quán thức như là tự ngã hay là tự ngã có thức, hay thức trong tự ngã hay tự ngã trong thức."

Qúi vị hãy nhẫn nại nghe lời Đức Phật thuyết giảng.

"Và này các tỳ kheo đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi, con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là sự quán sát đưa đến khổ tập khởi, (chữ quán sát tức là nhận thức.) Và này các tỳ kheo thế nào là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Ở đây này các tỳ kheo vị đa văn thánh đệ tử thấy rõ các bậc thánh, thuần thục pháp các bậc thánh, tu tập pháp các bậc thánh, thấy rõ các bậc chân nhân, thuần thục pháp các bậc chân nhân, tu tập pháp các bậc chân nhân, không quán sắc như là tự ngã , hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc, không quán thọ, không quán tưởng, không quán các hành, không quán thức như là tự ngã, hay không quán thức như là tự ngã có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức. Và này các tỳ kheo đây là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt, con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt có nghĩa là sự quán sát đưa đến sự khổ đoạn diệt."


Ở đây chúng tôi cũng nói thêm một điểm rất quan trọng, chúng ta thường thường sống theo pháp đời, học theo văn chương ở đời quen rồi, nói qua một lần thôi không ai lập đi lập lại, nhưng trong kinh Đức Phật thuyết giảng lập đi lập lại, giả sử như thuyết giảng một đề tài về sắc mà nói thêm về thọ tưởng hành thức v.v... là đủ rồi, thì cái đó để cho người ta hiểu biết thì nói vậy được nhưng để thực hành thì giai đoạn đầu thuyết giảng cho sắc là hành giả nào thích hợp với quán tưởng về sắc, giai đoạn thứ hai về thọ thì hành giả nào thích hợp thì quán tưởng về thọ, giai đoạn thứ ba về tưởng, về hành, về thức, cũng giống như thế, và nếu chúng ta nghe càng nhiều chừng nào thì trí chúng ta quán tưởng càng nhiều chừng đó, và cũng có thể nói chúng ta có thể quán tưởng cả năm uẩn thuần thục, khi người ta nói đến uẩn nào chúng ta nắm được thì chúng ta sẽ đắc chứng đạo quả. Đây là cách thứ nhất nói về lý do để cho người ta thuộc mà tu tập dễ. Còn nói thêm lý do về pháp học thì chỉ là phụ thuộc, giống như lập đi lập lại chúng ta dễ thuộc, chẳng hạn như học thuộc câu về quán sắc thì quán thọ, quán tưởng, quán hành, thức, thì chúng ta chỉ đổi sơ sơ tiếng Việt hoặc đổi sơ về tiếng Pali và kết cấu của văn phạm, thì chúng ta cũng có thể học được. Nghĩa là nghe một bài chúng ta thuộc cả năm bài đó là cách theo truyền thống của chúng ta, đó là nguyên văn chánh tạng.

Ở đây chúng ta nghe danh từ "kẻ vô văn phàm phu" vô văn tức là không nghe, tức là "phàm phu không nghe." Mà không nghe gì? không nghe được các bậc thánh, tức là không thấy rõ các bậc thánh, tức là không biết được Đức Phật như thế nào hay các bậc thánh như thế nào, thì do đó không thuần thục trong pháp của bậc thánh tức là sự tu tập về cái giới về định về tuệ chẳng hạn, cho nên không tu tập pháp của bậc thánh tức là tu tập cho thuần thục, tu tập cho cái khởi đầu v.v..

Chữ "Ariya" nghĩa là bậc chân nhân, là bậc thánh.

Chữ "Sappurisà" là phàm, có thể nói cách khác là hạng phàm tăng, tức là hạng chưa đắc bậc thánh nhưng sống trong thiện pháp và giảng dạy về thiện pháp hay giảng dạy Phật pháp cho tất cả nghe.

Kẻ phàm phu vô văn không được nghe thì đương nhiên họ sẽ thấy sắc thọ tưởng hành thức là ta. Còn chúng ta học về pháp Đức Phật rồi thì chúng ta biết sắc thọ tưởng hành thức không phải là của ta, mà học rồi và có thực hành tu tập theo lời Đức Phật dạy thì chúng ta được gọi là vị đa văn thánh đệ tử, thì chúng ta được gọi là đệ tử của bậc thánh. Còn vị đa văn nghĩa là được nghe nhiều học rộng về Phật Pháp, nghe nhiều học rộng tức là vừa nghe nhiều và vừa tu nhiều chúng ta mới thấy rõ các pháp của bậc thánh thì chúng ta mới thuần thục trong pháp của bậc thánh, hay chúng ta tu tập được các pháp của bậc thánh. Chính vì kẻ vô văn phàm phu không biết được nên thân kiến tập khởi sanh lên, còn đối với bậc có tu tập thì nhờ tu tập đúng, Đức Phật mới kết luận là sự quán sát đưa đến khổ tập khởi hay thân kiến tập khởi, thì cũng vậy quán sát đúng thì thân kiến không tập khởi.

Phần thứ hai về thân kiến Đức Phật thuyết trong phần tu tập về "nhập tức xuất tức niệm" tới phần quán tưởng về thân kiến hay đoạn trừ thân kiến thì giải theo về phần chú giải tức là nhận lầm ngũ uẩn có hai cách chia làm năm phần.

Nhận lầm sắc uẩn là ta, thì nếu ta nhận sắc uẩn là ta thì thế gian người ta nói: nói lúc này tôi mập, tôi ốm, lên ký, xuống ký. Đây là phần này nói về phần chú giải thì ví như ngọn lửa bền sáng, Đức Phật cho thí dụ ngọn lửa bền sáng cho chúng ta thấy ngọn lửa khác và ánh sáng khác, nhưng người ta thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. "Nhận thấy ta có sắc uẩn như nhận thấy tôi đây có xương, có gân, có thịt, da, lớn, nhỏ, thô, mịn v.v..." ví như cây có hình bóng" nhận thấy sắc uẩn trong ta như là tôi làm chủ thân này được trọn quyền sai khiến sự hành động theo ý muốn như đi, đứng, nằm, ngồi, muốn uống v.v... Ví như mùi hương trong bông hoa, nhận thấy ta có trong sắc uẩn như nhận thấy rằng tôi nương thân này sống đời làm việc v.v... ví như hòn ngọc trong hộp, phần trí là do Đức Phật thuyết, nhận sắc uẩn là ta do Đức Phật thuyết. Còn phần chú giải, ở đây là Ngài Tịnh Sự dựa trên phần chú giải mà Ngài học được thì Ngài dịch ra cho chúng ta học.

Thì nếu nói như vậy qúi vị cũng vẫn chưa biết thân kiến là gì, qúi vị chỉ biết thân kiến cái ta thôi, ở đây là chúng tôi nói một cách dễ hiểu cho biết. Chẳng hạn như chụp hình, khi chụp hình rồi thì chúng ta thấy tấm hình, nếu gỉa xử như tấm hình đó đẹp thì chúng ta sanh tham, còn nếu thấy hình xấu thì chúng ta sanh sân, và nếu ai lở chơi rắn mắt lấy mực xanh mực đỏ mực đen quẹt trên mặt chúng ta trên hình đó thì cái tam bành lục tặc chúng ta nó sanh liền, tại sao vậy, bởi vì chúng ta nói đây là ta, chừng nào mà đụng đến cái ta bất cứ giá nào thì ta cũng phải đấu với họ. Chúng ta thấy rõ cái thân kiến mới là chấp bên ngoài thôi chứ chưa phải chấp trong thân năm uẩn này. Thì chúng ta thấy đây cái thân kiến này rõ ràng nhất đó là chúng ta chấp cái bên ngoài nó là ta, chính nó là ta thì chúng ta mới có cái ái vào trong cái ta đó, và chúng ta có cái chấp vào trong cái ta đó, tại cái kiến ta thấy là ta như trong kinh Đức Phật nói quán sắc như là tự ngã. Ở đây chúng ta chỉ nói về sắc thôi, sắc dễ nhìn thấy nhất dễ rõ nhất, thì như vậy chúng ta thấy tại sao trong sắc này chúng ta lại chấp là ta, đó là tại vì không học về Phật Pháp, bởi không học Phật Pháp thì chúng ta chỉ mới thấy bên ngoài rồi chấp vào ta, thì Đức Phật dạy thẳng cho chúng ta thấy cái bên ngoài bên trong cũng giống như thế đó, nó khác nhau là cái bên ngoài nhẹ nhất mà chúng ta chưa có vượt được chưa có thắng được chưa có thấu rõ được chưa diệt được thân kiến này, thì thân kiến bên trong chúng ta đừng có hy vọng. Đây là kinh nghiệm để qúi vị thấy rõ ràng như vậy phải xét lại sự thấy của mình, sự chấp của mình trong thân kiến tất cả mọi vật.

Bây giờ thân kiến hồi còn nhỏ, thân kiến này nó không phải giới hạn trong hình thức hiện tại, có thể thân kiến này nếu qúi vị đưa cái hình hồi nhỏ ra, qúi vị chấp từ cái hình lúc qúi vị còn nhỏ đến lớn lên, đến già giống như bây giờ, đến tuổi nào thì qúi vị chấp theo cái tuổi đó, thì đây là chấp bên ngoài.

Chấp bên trong, nhiều khi qúi vị nhớ nghĩ chuyện quá khứ của qúi vị, cái ta của qúi vị đi về quá khứ hoặc nghĩ tưởng mơ mộng tương lai, cái ta của qúi vị đi vào tương lai thì qúi vị thấy cái chấp cái kiến chúng ta vẫn còn đó chưa có gạt được cái ngã tưởng ở trong tâm ta, chưa gạt được thân kiến trong ta thì phải nói là chúng ta khó diệt được nó.

Do đó mà chúng tôi nói ngày hôm qua chúng ta nhờ giới ngăn ngừa phiền não, nhờ định ngăn ngừa phiền não, nhưng tới tuệ chúng ta chưa phát triển được cái này thì phần đó nó âm thầm đi theo sát ta, mà theo sát ta thì chính nó sẽ xúi chúng ta sẽ bắt đầu bước ra từ cái địa vị cao sang xuống thấp hèn, bước từ cảnh giới của loài người hay chư thiên để đi xuống cảnh địa ngục, bởi sao vậy, chúng ta sẽ bắt đầu nghe lời sai xử của nó, chúng ta sẽ vi phạm giới vi phạm về pháp, và từ đó chúng ta đánh mất tất cả là do chúng ta có thành kiến ở đây. Bởi khi chúng ta có chấp rồi thì ai đụng chạm đến thì làm tổn thương chúng ta thì là cái sân chúng ta dễ hiểu, nhưng mà cái tham thì chúng ta sẽ thoải mãn thân kiến của chúng ta, giả xử như chúng ta thấy hình sắc chúng ta không đẹp thì đương nhiên chúng ta phải đi mỹ viện, chúng ta bắt đầu sửa tay, sửa mắt, sửa mũi v.v.. thì đó là chúng ta thấy chúng sanh quá nặng về thân kiến này. Nhưng chúng ta cũng còn may còn biết được Phật Pháp nghe Đức Phật dạy và từ đó chúng ta mới tỉnh giác mới cảnh giác để thấy chúng ta hồi nào tới giờ dính mắc trong cái ta cái tự ngã này.

Ở đây để cho qúi vị thấy được cái thấy của chúng ta, cái thấy của chúng ta đúng ra là thấy sai nó không đúng, nhưng chúng ta chấp theo, bởi vì chúng ta thấy rõ hình ảnh bên ngoài này đúng ra chỉ là đất nước lửa gió, nó không có dính dáng gì đến ta hết, tại chúng ta có một cái ảo tưởng giống như ảo giác của con người, cái ảo giác người ta thấy cái điều không thật. Thì ở đây trong kinh có nói về cái ảo giác thấy không thật, Đức Phật nói có ba loại điên đảo, ba pháp điên đảo, pháp điên đảo này tức là muốn nói rằng là: vô thường mà chúng ta cho là thường, khổ não chúng ta cho là lạc, vô ngã chúng ta gọi là ngã, bất tịnh chúng ta cho là tịnh. Đó là bốn điều người ta tán thán cái đức gọi là thường lạc ngã tịnh, chứ thực ra thế gian này tất cả pháp hữu vi đều là vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh, chứ chẳng có cái gì thường lạc ngã tịnh. Khi nào diệt được pháp hữu vi rồi đạt đến Niết-bàn thì Niết-bàn miễn cưỡng để so sánh với bốn pháp này chúng ta gọi nó là thường lạc ngã tịnh được, chứ nó không phải là chân tâm chân tánh hay cái gì cả, chân tâm chân tánh cái gì cũng là vô thường, khổ não, vô ngã, bất tịnh.

Và tại sao chúng ta có cái thấy vô thường lại cho là thường, tại vì chúng ta bị chi phối bởi tánh liên tục của nó hoặc là tánh khối tượng của nó, chúng ta không thấy được sự sanh diệt sự thay đổi thành cái khác. Nói chung nếu chúng ta quán xét về vô thường có hai pháp rất quan trọng:

Pháp thứ nhất là, thế gian này đều phải biến đổi, đó là đặc tính của vô thường, nó biến đổi này tức là nó thay đổi.

Pháp thứ hai là nó thành thứ khác. Giống như chúng ta còn nhỏ là đứa bé thì nó vô thường thay đổi từ đứa bé trở thành cô gái, và cô gái trở thành thiếu phụ, và thiếu phụ trở thành bà lão v.v... thì đó là muốn nói nó trở thành thứ khác, nhưng chúng ta không thấy được chỗ nó đổi thành đứa khác này nên ta vẫn còn chấp có cái thường. Thường gì, hồi nhỏ cũng ta, lớn lên cũng ta, già cũng ta. Do đó trong kinh Mi Tiên vấn đáp thì Ngài Na Tiên cho thấy được sự chấp đó cũng giống như cây xoài chúng ta thấy nhỏ nó cũng là cây xoài, lớn nó cũng là cây xoài, rồi già cũng là cây xoài, hay hột xoài, lên chúng ta thấy một cái xuyên xúc như thế này mà không thấy cái tiến trình thay đổi tuần tự, nếu chúng ta thấy được tiến trình thay đổi tuần tự này thì chúng ta sẽ phát hiện nó là vô thường, mà vô thường đồng nghĩa cái vô ngã, bởi vô ngã nghĩa chánh nó gọi là đơn thuần, và cái lý nó là phải bất biến mà chúng ta thấy nó không phải là tại vì tất cả vô một tổ hợp lên, giống như con người chúng ta có 32 thể trược hay trong người chúng ta ngũ uẩn là năm tổ hợp lập lên con người chúng ta, nếu mổ xẻ ra từng phần thì chúng ta sẽ thấy không có ngã của ta ở đâu. Trong kinh Đức Phật nói ba cái gọi là điên đảo tưởng, thì cái điên đảo tưởng này nó chỉ chia ra ba hình thức, hình thức thứ nhất gọi là tưởng điên đảo, hình thức thứ hai gọi là tâm điên đảo, hình thức thứ ba gọi là kiến điên đảo.

Kiến điên đảo rất quan trọng, bởi vậy chúng ta muốn diệt trừ thân kiến chúng ta phải diệt được cái kiến điên đảo này. Kiến điên đảo hiểu theo nghĩa ngược ngạo cũng được, hay đảo ngược cũng được. Chữ điên người ta cũng có lý do dịch là điên nhưng chúng ta hiểu theo cái nghĩa đảo, đảo tức là đảo ngược hay là ngược ngạo cũng được. Thì nếu nói cho dễ hiểu thì cái tưởng điên đảo thường thường người ta dịch là nhớ điên đảo, chữ nhớ điên đảo đúng ra chúng ta phải dịch một từ sát hơn chữ "sanna" dịch là nhận diện hoặc nhận biết tức là nhận diện điên đảo hay là nhận biết điên đảo.

Thứ hai là tâm điên đảo, tâm điên đảo gọi là suy nghĩ điên đảo.

Thứ ba là kiến điên đảo tức là cái thấy điên đảo, thấy đảo ngược.

Thế nào gọi là tưởng điên đảo, được thí dụ giống như con hưu rừng đi ăn lúa của nông dân thì nó chỉ sợ loài người bắt nó và đánh đập giết hại nó, thì loài người cũng biết tánh nó biết sợ chỗ đó nên tương kế tựu kế làm một hình nộm, bữa trước ăn bị người rượt rồi thì hôm sau người ta chỉ cần cắm hình nộm cho mặc đồ thì nó bước tới ruộng lúc nhìn thấy hình nộm nó tưởng đó là người thì nó hoảng bỏ chạy, thì đây gọi là cái tưởng điên đảo. Thấy ngược tức là thấy không đúng, bởi vì đó là hình nộm chứ không phải con người nhưng nó bị cái tưởng đó là con người có hình thức như thế đó, thành ra bây giờ nó nhìn cái gì giống như vậy thì nó cho cái đó là người. Thì cũng giống như chúng ta nói ta thấy cái ta nó như thế này, ta nói cái ta nó giống giống vậy, ta nhìn lại thân chúng ta, à giống, đây là cái ta của ta. (Có thể dùng danh từ đó cho dễ hiểu một chút vậy.) Đó là nhận diện sai lầm về cái bản thể hay ngũ uẩn là cái ta. Đó là nói về cái tưởng điên đảo. Thì cái tưởng điên đảo này chúng ta dùng cái nhớ điên đảo là chưa đúng, nếu nói theo cái nghĩa là nhớ lại người ta giống như vậy, thì đúng ra là nhận diện, đó là nhận diện hình nộm này mà nó tưởng là loài người, nó nghĩ là người chứ thật ra nó không biết, thành ra chữ tưởng nghĩa là nhận diện.

Cái thứ hai gọi là phải suy nghĩ đảo ngược tức là cái tâm điên đảo, thế nào là tâm điên đảo? cái suy nghĩ điên đảo đây phải nói thí dụ qua cách của các nhà ảo thuật, nhà ảo thuật như thế nào, qúi vị thấy người ta cầm miếng đất người ta làm thủ thuật nhanh, người ta hô biến cái miếng đất thành vàng, thì khiến cho cái suy nghĩ chúng ta cái nhận thức chúng ta theo chiều hướng đó chúng ta tưởng là vàng, chứ thật ra nó là đất do cái tài đánh tráo nhanh người ta làm lẹ làng thì chúng ta tưởng là vàng. Thì đó là ví dụ cho cái sự suy nghĩ và điên đảo, tức là nó là đất và chúng ta lại tưởng nó là vàng. Đức Phật nói cái thức giống như nhà ảo thuật nó biến hoá thay đổi thì chúng ta cũng nhận lầm nó chính là ta.

Thứ ba được gọi là kiến điên đảo, được minh hoạ thí dụ qua một người đi qua khu rừng. Trong kinh có ví dụ lúc bấy giờ có đoàn người đi đến khu rừng đó, nhưng rừng đó bây giờ bị qủi dạ xoa biến hoá thành thành phố giống như cõi chư thiên có những nàng tiên nữ múa hát, thì đoàn người không có trí lúc bấy giờ đi tới gặp thích quá ở lại, nhưng người có trí thì biết là giữa khu rừng này không thể nào có được một thành phố hay có được vài người ở thì đây chắc chắn là qủi dạ xoa. Do đó trong đoàn người đi số người phân nửa thích thú ở lại, sau khi ở lại thì bị qủi dạ xoa ăn thịt, còn người có trí tách ly đi ra khỏi khu rừng người ta vượt khỏi ảnh hưởng đó. Trong kinh thí dụ này Đức Phật mới dạy: chúng ta cũng vậy nữa, chúng ta khi đi vào trong tam giới này cũng giống như vào khu rừng, thấy đầy đủ tất cả những lạc thú trên thế gian này, thì chúng ta lầm tưởng nó là của ta, chúng ta bị dính mắc chỗ đó không vượt qua thì sẽ là bị chìm đắm trong sanh tử luân hồi, còn người có trí biết rằng thế gian này không có cái gì là của ta cả, tất cả đều là vô thường, khổ não, là vô ngã, thì nghe theo lời của người trưởng đoàn dẫn đi giống như nghe lời Đức Phật dẫn đi, người ta vượt qua khỏi không bị cái khổ ở trong vô thường, khổ não, vô ngã đó.

Còn ở đây nói thêm về phần sở dĩ mà thấy do kiến điên đảo, tâm điên đảo, và tưởng điên đảo này thì nó ảnh hưởng ba phần nữa, ba phần này gọi là ảo tưởng: ái ảo tưởng, mạn ảo tưởng, hay kiến ảo tưởng, hay là ái tưởng, mạn tưởng, và kiến tưởng.

Thế nào là ái tưởng? là lúc bấy giờ chúng ta dính mắc với thân tâm ta, chúng ta cho rằng có một cái ta nào đó ở trong thân tâm này từ đó chúng ta mới ái luyến đến cái tôi và cái của tôi v.v... Đó là do cái ái chúng ta dính mắc. Thực ra thì không có cái ta nào trong đây nhưng chẳng qua là do cái tưởng nên chúng ta tưởng rằng đang có cái ta nên ta mới dính mắc vào. Do chính vì người ta cho rằng có cái ta nơi thân này nên người ta mới chấp vào cái ta đó, và khi mà đã có cái ta rồi vậy thì đương nhiên những gì liên quan đến đó là cái của ta, và còn những gì không liên quan đến của ta thì cái đó không phải của ta.

Trong kinh Đức Phật nói là đây là tôi, đây là của tôi và đây không phải là tôi, đó là theo Đức Phật thuyết giảng ba loại, thì trong ba loại này nếu nói về cái ái, do chúng ta ái vào trong cái này thì chúng ta thấy rõ ràng chúng ta sẽ tự hào về cái ta. Giả xử như chúng ta có cái ta tốt đẹp hơn người, chúng ta có cái ái luyến và chúng ta có tự hào, đó là chúng ta có ngã mạn về cái ta đó hơn người khác. Sở dĩ có như vậy là tại vì chúng ta có cái kiến về tưởng, và chúng ta tưởng nó là cái ta. Thì trong ba loại này tưởng là của ta rất là quan trọng, bởi vì chính nó sẽ làm cho chúng ta xa rời bản chất thật, chúng ta sẽ không thấy được sự thật của các pháp, và muốn diệt trừ thân kiến thì chúng ta phải nắm được pháp thứ ba này rất là quan trọng. Bởi chúng ta phải diệt trừ được nó rồi thì cái ái tưởng cái mạn tưởng đó sẽ không còn.

Đây là mượn một thí dụ, giống như chất đất là một bản thể, từ một cục đất làm thành một cái bình thì người ta gọi nó là cái bình, và rồi cục đất đó người ta làm cái ly, cái chén, cái tô thậm trí người ta có thể sơn màu vàng màu bạc thì người ta nói đây là cái chén vàng, đây là chén bạc, do sài lâu ngày người ta chỉ nói đây là chén vàng, đây là chén bạc chứ thật tế của nó chỉ là chất đất mà thôi, chứ không có cái bình nào cả không có cái ly nào cả, không có cái chén vàng chén bạc nào cả mà do chúng ta chấp lầm cái điểm chén vàng chén bạc. Điều ấy như thế nào giống như bản thể chúng sanh có năm uẩn, năm uẩn này mới hình thành ra đây là con người, giống như cái chén, con thú giống như cái bình, hay là giống đây là chư thiên thì giống như là cái ly vậy, người ta chấp vào cái chén cái bình cái ly mà không thấy bản chất thực của nó. Làm sao mà thấy bản chất thật sự của nó, đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng đây là hành, đây là thức, chúng ta phải thấy rõ bản chất của nó thì chúng ta sẽ diệt trừ cái ảo tưởng về kiến, tức là cái thấy sai của chúng ta đối với sự vật.

Thì sau khi chúng ta thấy cái này rồi thì sau này người ta có nói đây là cái bình, cái ly, cũng tùy thuận vì người ta nói cũng đúng trên khía cạnh khác, đúng trên sự thật của cái thế gian, còn sự thật của pháp siêu thế gian gọi là tục đế và chân đế, dùng như vậy thì qúi vị dễ hiểu hơn như là nói siêu lý đế hay chế định đế thì qúi vị nghe cũng hơi khó. Tục đế là sự thật ở đời, còn chân đế là (chữ chân chưa đủ hiểu nghĩa, có thể chúng ta gọi là siêu lý đế cũng vậy) là sự thật về bản thể tột cùng của các pháp, bản thể gốc của các pháp, con người thú chư thiên này có thể nói một cách khác hơn nó là bản thể pháp, nó gồm có tâm, tâm sở sắc pháp chẳng hạn, và nghĩa là hình thành nếu mà về phần tục đế chính là phần về chế định. Trong kinh ngày xưa bên Bắc Tông người ta có lý này rất hay nhưng người ta xử dụng chẳng qua chưa có đúng, câu chuyện người ta nói rằng có một người lên núi tu sau khi đi xuống núi rồi thì ông mới phát biểu một câu "Bần tăng 30 năm trước chưa đi tu thì bần tăng thấy sông là sông thấy núi là núi, sau khi bần tăng lên núi học đạo với Thầy rồi thì bần tăng thấy núi không phải là núi sông không phải là sông, và sau khi học đạo với Thầy xong rồi bần tăng xuống núi thì bần tăng vẫn thấy sông là sông núi là núi." Thì câu nói đó cũng rất là hay nếu mà áp dụng cho Phật Pháp, nhưng người ta nói vẫn chưa đúng cái lý của Phật Pháp.

Thì nói theo nghĩa là:.

"Bần tăng trước khi đi tu bần tăng thấy sông là sông núi là núi." Thì đương nhiên rồi thì ai cũng nhìn thấy là sông và núi đó là sự thật ở đời. Nhưng khi lên thầy, thầy nói đây không là núi, không là sông, mà đây chỉ là đất, là nước, là lửa, là gió. Cũng giống như mình thấy ở đây là cái chén, cái ly, cái bát, cái tô, chén vàng chén bạc thì giống như ở đời người ta nói vậy nhưng bây giờ học rồi mình thấy đây là không cái chén gì hết mà nó chỉ là cái chất đất làm thành, thậm chí dầu cho vàng bạc ngọc ngà châu báu tất cả đều là đất, vàng bạc ngọc ngà cũng là đất, bởi qúi vị nên nhớ vì người ta tách riêng các nguyên tố ra người ta nói đây là vàng, tách ra nguyên tố gọi là bạc, tách ra nguyên tố gọi là đồng v.v... nhưng thật ra cái này nếu qúi vị nghiền nát nhỏ thì nó trở thành bụi đất chứ không ai nói bụi vàng bởi lúc bấy giờ nó trộn lẫn trong đất rồi người ta nhìn thấy đất thì người ta gọi là đất, chẳng qua qúi vị tinh chế loại đất ra đất, vàng ra vàng, ngọc ngà châu báu gì đó. Thì đó là trong cặp mắt của nhà khoa học hay những nhà phân tích về nguyên tố. Cũng như dưới cặp mắt của bậc thánh thì nhìn thấy đây là đất, đây là nước, đây là lửa, đây là gió, giống như ông thầy đang học thì thấy đây là đất nước lửa gió chứ không phải là sơn hà đại điạ núi non, tất cả là sự tập hợp đất nước lửa gió hình thành ra sơn hà đại địa. Thì sau khi ông học xong rồi thì xuống núi, giả xử gặp ai hỏi "Thưa thầy, thầy từ đâu thầy xuống vậy?" thì đương nhiên ông phải nói theo đời, sự thật thế gian chứ không thể nào nói theo pháp được, bởi vì nó có hai cách nói, nói theo đúng theo pháp thì mình không thể nào dùng pháp nói được đối với người chưa có học pháp, chẳng lẽ ông nói tôi từ trên đất nước lửa gió tôi đi xuống, mà ông phải nói là "tôi từ trên núi tôi đi xuống" bởi vì thế gian cho là núi thì mình cũng thuận theo núi.

Do đó Đức Phật thuyết giảng cho chúng sanh, Đức Phật biết đây là sắc, đây là thọ, đây là hành, đây là thức, hay đây là danh, đây là sắc, nhưng Đức Phật không phải nói về danh sắc, không phải danh sắc này giết danh sắc kia, danh sắc này bị đoạ địa ngục, danh sắc này lên thiên đàng, nói thế đó thế gian người ta nghe không được mà nói đây về người này hay người kia hay là chư tăng hay là Phật tử, hay là thiện tín, hay là chúng sanh làm ác thì đọa xuống bốn đường ác đạo, rồi khi làm thiện lên cõi trời chẳng hạn. Đức Phật cũng thuận theo sanh lên được làm người, sanh làm chư thiên, hay bị đoạ làm thú, chẳng hạn thì đó Đức Phật cũng thuận theo pháp của thế gian nói ngôn ngữ của thế gian. Nhưng cặp mắt của bậc thánh học hiểu, bậc thánh thì đây nó là đất, là nước, là lửa, là gió, là sắc, là thọ, là tưởng, là hành, là thức. Thì người ta cần phải có cái trí này, thì cái trí này ngày nay chúng ta có thể mượn nhà khoa học nói cũng được, với nhà khoa học thứ nước người ta uống thì chúng ta nói uống nước, nhưng nhà khoa học người ta học rồi thì người ta nói nước ở đây không phải là nước mà là thành phần tổ hợp của dạng H2O, hai phần hydro một phần oxy kết hợp thành nước, thì người ta nói "Dưới cặp mắt khoa học của tôi trong phòng thí nghiệm tôi thấy đây là H2O." Nhưng mà giả sử mời ông uống nước, người ta hỏi ông uống gì, ông không thể trả lời người ta là "tôi uống H2O," ông nói vậy dân bình thường không học thức không biết, người ta nói ông này điên.

Nhưng thật sự cái người điên chính là người đời. Ở đây nói trở lại cái chỗ người ta nói điên đảo tưởng thấy ngược ngạo, nghĩa là người đời cho là lạc bậc thánh cho là khổ, bởi vì nhiều người cho là lạc, có điên đảo tưởng mới cho là lạc. Qúi vị nên nhớ, thấy sai, nhưng người ta không chịu thấy sai, mà người ta khăn khăn bởi vì cái thấy đó là cái thấy của thế gian, cái thấy của thường tình, thấy của những người không học pháp, cái thấy của chúng sanh, cái thấy này có học pháp mới đoạn trừ cái điên đảo tưởng này được. Nói vậy qúi vị có nắm được không? Cái điên đảo tưởng mới có người, có thú, có chúng sanh, chừng nào diệt được cái điên đảo tưởng này rồi thì chúng ta mới thấy rằng đây không phải là người, là thú, là chúng sanh, mà chỉ là đất nước lửa gió sắc thọ tưởng hành thức mà thôi. Đây là cách Đức Phật dạy đi từ chế định để vào siêu lý, cũng giống như "bần tăng 30 năm trước thấy sông là sông thấy núi là núi" cũng giống như chúng ta bây giờ Phật tử thiền sinh tu tập hồi nào tới giờ chúng ta sống trong cuộc đời thấy là người thú ta tôi nào đó chúng sanh v.v... thì "sau đó bần tăng lên trên non học đạo với Thầy bần tăng thấy Thầy nói đây là đất, là nước, là lửa, là gió" thì bây giờ đến chùa nghe dạy, hay Đức Phật dạy, hay pháp dạy cho chúng ta đây là sắc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là hành, đây là thức, để nó cấu thành một chúng sanh, thì chúng ta học xong rồi để chúng ta đoạn trừ, sau này chúng ta ra đời ai có hỏi gì thì chúng ta vẫn thuận theo thế gian, chúng ta cũng vẫn nói là người, hay là anh, hay là chị gì đó, chúng ta thuận theo thế gian thôi, nhưng chúng ta không còn cái kiến chấp hay là cái điên đảo tưởng thấy sai lầm giống như một số phàm nhân. (Giả dụ như vậy nghe coi bộ dễ hiểu hơn.)

Do cái đó nhiều khi chúng ta thấy được cái này rồi chúng ta mới dễ diệt trừ được thân kiến. Ở đây nói phụ thêm về thân kiến, chúng tôi nói về cái tưởng vô ngã. Tưởng vô ngã giống như chúng ta nói đây là cái bình, đây là cái ly, đây là cái tách, thì nó sẽ có cái ta về bình ta, cái ly ta, cái tách ta, nó sẽ sanh theo cái chất được tạo ra. Thì cũng giống như về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức, nó thành hình ra chúng sanh mới có được con người, chấp về con người, mới chấp về thú, chấp về chư thiên, mới chấp về cái ngã , có cái ta, mới có đàn ông, mới có đàn bà, mới có người nam, mới có người nữ, mới có người già, có người trẻ, người đẹp, có người xấu, bị những pháp này nó quay quần mà người ta quên mất cái gốc của nó chính là sắc thọ tưởng hành thức. Bởi kéo về sắc thọ tưởng hành thức để chúng ta thấy được cái vô thường, khổ não, vô ngã để chúng ta nhàm chán không dính mắc nữa. Bởi lúc bấy giờ chúng ta khi thấy hình thức cái bình, hay cái ly, cái tách, hay cái chén vàng, chén bạc này, thì cái ái chúng ta sẽ đi theo với bản chất chúng ta ái với cái giả tạo. Do đó người ta gọi là ái ảo tưởng giống như hồi nãy là ái điên đảo.

Nói thêm về siêu lý để qúi vị nghe, thường thường người ta nói là cái pháp "sabhava" là thực tánh thực thể của vạn pháp chính là tâm sở và sắc pháp nó mới hình thành nên ngũ uẩn, về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức, nó chính là pháp hữu vi. Và qúi vị nên nhớ cái bình, cái ly, cái tách chúng ta thấy, thực ra cái bình, hay cái ly, cái tách này chúng ta thấy nó vô thường, thật ra nó vô thường là vô thường cái giả tạo, bởi bản chất nó không có, cái ly không có, cái bình không có, cái chén vàng không, có cái chén bạc không có, mà nó hình thành từ đất hình thành lên, qúi vị nên nhớ bản thể nó không có thì không thể nào nó có một cái ngã trong đây được, vì nó không có ngã trong đây thì sự vô thường nó cũng không thể dựa chỗ này để nói lên, (cái này nói hơi sâu một chút.) Cũng giống như nói về sắc pháp của chúng ta, về đất, về nước, về lửa, về gió, nói về bản thể là đất, nước và gió, nhưng sở dĩ chúng ta thấy được cái vô thường của nó là bởi khi mà nó do cái nghiệp, do tâm, do nghiệp sanh lên, bởi vì nó được gọi là pháp hữu vi "sankhara" hoặc là "sankhata" pháp hành và pháp hữu vi là pháp bị duyên tạo lên, nó bị nghiệp tạo lên, tâm nó tạo lên, uý tiết nó tạo lên, hoặc vật thực nó tạo lên, nếu chúng ta không do cái ái để sanh cái thủ, ái là cái chúng ta thích thì gọi là ái, và thích rồi thì chúng ta giữ nó chúng ta không buông bỏ gọi là thủ, nhưng mà hễ ái thì đương nhiên nó sanh thủ, mà hễ thủ rồi thì đương nhiên làm sao, chẳng hạn qúi vị ái cái gì, trong kinh hồi nãy Đức Phật có nói về sắc ái này, chỗ này của chúng tôi khi đọc câu văn của Đức Phật thuyết phải nói là thấm thía, nghe thấm thía thì hỉ lạc sanh liền, chính là khát ái này.

"Và này các tỳ khưu, thế nào là hữu thân tập khởi, chính là khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỉ tham, tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia tức là dục ái hữu ái phi hữu ái" Câu văn này thâm sâu, chừng nào chúng ta có thực hành mới hiểu được nghĩa ái và tâm trạng ái của chúng ta, rồi chúng ta mới thấm thía được lời Phật dạy. Thì quả thật bây giờ đơn giản thí dụ như thấy sắc, qúi vị thấy một cái, câu mà chúng tôi tâm đắc nhất: "tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia tìm cầu cái vui thú chỗ này chỗ kia, tìm cầu cái hoan hỉ chỗ này chỗ kia." Qúi vị mặc một bộ đồ hoài qúi vị chán, phải thay đổi mode, qúi vị thấy không, chúng ta bị cái sắc, bởi vì sài một thời gian nhàm chán chúng ta phải đổi, chúng ta không thể nào giữ được thì chúng ta tìm cái mới hơn cái tốt hơn, cũng giống như chúng ta nghe nhạc, nghe hoài một bài nhạc thì chán nên chúng ta đổi, "tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia cái này cái nọ" thì cũng vậy mùi thơm thấy thường qúa chúng ta đổi, hay là vị ngon ăn món này lạ quá nghĩa là ăn hoài một cái thì nhàm chán chúng ta phải đổi. Đức Phật nói là do cái ái, ái làm chúng ta phải tìm cái nào cho vừa lòng chúng ta, bữa nay ăn vừa lòng chứ ngày mai chưa chắc nó vừa lòng, thì ngày mai chúng ta lại đổi khác, thì do cái khát ái này đưa đến tái sanh. Giống như khi chúng ta không vừa lòng hoàn cảnh của chúng ta hiện tại. Thí dụ chẳng hạn vậy, hay là chúng ta còn tầm cầu cái gì đó trong tương lai. Nếu giả tỉ như đối với người có thiện pháp thì tầm cầu con đường thiện, đường thiện đó là vô minh duyên hành nó thuộc về phúc hành tức là lo tạo những thiện pháp để đời sau nó có, do vô minh duyên hành thì đương nhiên hành duyên thức tức là phải tái sanh. Còn chúng sanh thì cũng vô minh duyên hành nhưng không tầm cầu con đường thiện, mà đi tầm cầu con đường bất thiện sát sanh trộm cắp tà dâm nói dối uống rượu, đó là đi xuống do ái chấp thủ và thủ sanh hữu, rồi thủ này bắt đầu quyết định, phải làm cái gì đó cung ứng cho cái ái này, bởi vì thủ chúng ta giữ cho chúng ta, khi ăn món đồ ngon rồi thì chúng ta ghi tâm chúng ta sẽ chấp thủ món đồ ngon, chấp thủ, tâm chúng ta khoái chúng ta giữ lại ngày mai chúng ta nhất định phải tìm được cái món chúng ta thích để ăn. Thủ ở đây qúi vị phải hiểu như vậy chứ chúng ta nắm món đồ chúng ta thủ, hiểu từ ngữ đó chưa đúng, nghĩa là khi thích món đồ, đó là ái, chúng ta nghĩ rằng trong tương lai chúng ta phải tìm cái đó để chúng ta có lại nữa để chúng ta thọ hưởng thì cái đó gọi là thủ. Mà muốn có để thọ huởng thì chúng ta bắt đầu phải làm, cái hữu này là cái nghiệp hữu, là chúng ta bắt đầu làm ra những cái gì đó để chúng ta có cái đó để hưởng, giống như bây giờ chúng ta muốn ăn ngon thì chúng ta phải làm có tiền rồi chúng ta mới hưởng thụ trên thế gian này được đầy đủ những phước báu, chúng ta muốn làm vua trời, muốn làm chư thiên hay muốn làm cái gì đó thì chúng ta phải tạo cái nhân và nhân đó để tạo cái nghiệp tái sanh, do cái nghiệp này mới sanh ra tâm pháp, nghiệp này mới sanh ra chúng ta cho đời sau, cái ngũ uẩn này nó do cái luyến đời quá khứ chúng ta tạo ra mới có, nếu mà chúng ta mà đoạn trừ ái rồi thì trong kinh Đức Phật có dạy:

Nếu mà hai góc bằng tâm
luân hồi ba lẽ nương nằm ở đâu.
năm nhân quá khứ lớn thay
năm quả hiện tại đời này có ta (do cái nhân quá khứ mà đời này chúng ta sanh ra)
bây giờ nhân đặng năm mà,
vị lai cũng có thời là có năm

"Vị lai cũng vậy thời là có năm". Đó thì nó cũng giống vậy thôi, nhân quá khứ sanh quả hiện tại, năm nhân hiện tại sanh quả vị lai, "Nếu mà hai gốc bằng tâm, luân hồi ba lẻ nương nằm ở đâu, chúng sanh già chết âu sầu, bởi do pháp lậu khởi đầu vô minh." Thì chúng ta muốn nói chúng ta chết rồi do ái luyến chúng ta còn sống còn luân hồi đời sau, cái ái luyến níu kéo thế gian này thì chúng ta bắt buộc phải sanh tử tiếp. Người gần chết vẫn còn ái luyến muốn có hiện hữu trên cõi đời, muốn có hiện hữu trên thế gian, thì do người ta chưa thấy cái giả tướng cái ái luyến này chấp vào cái ta để cung phụng cho cái ta đây, do cái ái đó mà chúng sanh mới đi luân hồi sinh tử. Đức Phật khi Ngài chứng ngộ Niết-bàn sau khi chứng đắc rồi Ngài nói bài kệ:

"Lang thang bao kiếp luân hồi tìm ra được kẻ xây ngôi nhà này." Tức là muốn tìm được ái xây lên, đó là lý do quan trọng do cái ái và cái chấp của chúng ta.

Nếu chúng ta học rõ biết được pháp này rồi thì từ đó về sau chúng ta thấy cái ly, cái bình, cái tách, như là một danh từ quan trọng trong Phật giáo gọi là cái "giả tướng", tức là tướng đó không phải là thật, đất mới là tướng thật còn cái bình, hay cái ly, cái tách, hay cái chén vàng, chén bạc, chỉ là giả tướng, chúng ta bị cái giả tướng của con người, giả tướng của chư thiên, giả tướng của loài thú, chúng ta chấp vào chỗ đó. Đó là nói về thân kiến. Giống như chúng tôi nói học được, áp dụng được, nắm cái lý mà thấy tấm hình là cái ta, cái của ta như thế đó, thì chắc chắn qúi vị sẽ bắt đầu liên tưởng qua về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thứ,c và sự chấp bên trong, chấp bên ngoài, qúi vị sẽ thấy thân kiến qúi vị sanh khởi rất nhiều, chính vì thân kiến sanh khởi nhiều này mà chúng ta chưa diệt trừ cái thân kiến này chúng ta còn phải sanh tử luân hồi, còn đối với bậc thánh diệt trừ thân kiến được là người ta thấy mà người ta không chấp, ở đây chúng tôi nói thấy mà không chấp.

Câu truyện bổn sanh: hồi xưa trong lúc Đức Phật đang thuyết pháp có một bà tỳ khưu ni ngồi khóc hụ hụ, thính chúng đang ngồi nghe pháp mà sao có bà ngồi khóc hù hụ, hỏi bà thì bà không nói gì hết, mới hỏi Đức Phật tại sao cô này ngồi khóc sướt mướt vậy, Đức Phật mới nói:

"Bà này tiền kiếp là vợ ta"

Qúi vị nên nhớ ngày nay chư tăng không dám nói câu này. Tại sao vậy? Tại chúng ta còn thân kiến, và chúng ta còn thân kiến thì tâm chúng ta còn động trong những lời nói này, chỉ có Đức Phật là bậc vô úy, Đức Phật mới vượt qua cái ải này.

Bởi vì sao vậy? Khi chư tăng tu tập thì cái tốt khoe ra cái xấu phải che lại, bởi chúng ta không dám phơi bày cái xấu, bởi cái xấu cái tốt này chúng ta còn bị cái ái dính vào đó, cái ái cái tốt người ta muốn khoe ra, chúng ta còn cái sân cũng phải che cái xấu, nói đến cái tốt thì tâm tham sẽ sanh khởi mà nói cái xấu thì sân sanh khởi. Chúng ta chưa có tự tại để vượt qua cái kiến điên đảo này, khi nào chúng ta vượt qua được cái kiến điên đảo này chúng ta mới không động về lời nói.

Đây là điểm đặc biệt, chúng tôi khi coi được câu chuyện này chúng tôi học tập rất là hoan hỉ. Đức Phật là bậc vô úy mới dám nói. Ngày nay chư tăng giả xử những vị có gia đình đi tu nữa cũng không dám chỉ mặt nói "bà này là vợ tôi." Nói vậy qúi vị có nắm được không? Nhưng tại sao Đức Phật chỉ và nói như vậy? Đức Phật nói như vậy không phải để khoe mà là nói để dạy pháp cho hàng thính chúng.

Đức Phật nói "Bà này tiền kiếp là vợ ta."

Nhưng vì bà suy nghĩ tới chỗ đã giết hại Đức Phật nên bà ngồi khóc, bà suy nghĩ "tại sao quá khứ mình si mê vô minh quá vậy." Bà ngồi nghe thuyết pháp, đây có lẽ nghe bằng tâm ái hay sao, nghĩ tới kiếp quá khứ có kiếp nào ta từng là vợ của Ngài không, có là diễm phúc làm vợ Ngài không?. Thì trong khi bà suy nghĩ bất chợt tự nhiên bà khỏi cần tu thiền tứ thiền bát định ngũ thông, giờ tự nhiên có trí nhớ tiền kiếp bà trong đời đó bà là con voi cái, mà là voi thứ phi chứ không phải là voi chánh hậu. Lúc bấy giờ con voi chúa đi xuống cái hồ để tắm, thì có lẽ là lúc xuống tắm hồ sen rồi ăn cái sen đó, và có lẽ con voi hậu nó được quyền hạn hơn phước hơn, hoặc là nó ở gần voi chúa, thì con voi chúa mới lấy bông sen đưa cho bà chánh hậu, con voi thứ phi nổi cơn ghen, nổi sự oán hận, nó không nói gì hết. Qúi vị thấy con voi nữ ghen ghê lắm. Không nói gì hết nhưng hôm sau trên đường đi gặp vị Độc Giác đi khất thực con voi cái lấy đồ cúng dường rồi nguyện sau này cho được sanh lại làm người được làm vợ của vua có đủ quyền hành để trả thù ông chồng, và quả thật bà nhờ phước đó đời sau sanh làm công chúa con một nước khác rồi được cưới về làm hoàng hậu. Khi làm hoàng hậu rồi bà nhớ tới hận năm xưa khi làm kiếp voi, bà bắt đầu tìm cách trả thù, bà tuyển thợ săn giỏi nhất nước, bà sai lên núi để giết con voi chúa rồi lấy ngà về cho bà. Người thợ săn này lên trên núp ở dưới cái hầm gần đó chờ con voi chúa xuống tắm xong thì bắt đầu giương cung bắn mũi tên tẩm thuốc độc bắn ngay con voi đó, con voi rống lên một tiếng bi thương và thảm thiết, giống như tiếng rống báo hiệu làm mấy con kia hoảng bỏ chạy hết, nó rống để đuổi mấy con kia đi, lúc đó nó mới hạ mình xuống ngoắc ông thợ săn ra.

"Ta với ngươi không có thù có oán mà ngươi lại rình hãm hại ta." Hoảng hồn hoảng vía bởi vì lúc đó sức của con voi mạnh lắm, có thể bứng tảng đá ra để giết hại người thợ săn được, mà nó không làm, nó hỏi lý do nào, người thợ săn trả lời.

" Tôi đây không thù oán gì ông hết, tại bà hoàng hậu sai tôi, nếu tôi không nghe lời thì bà giết tôi, bà đòi giết ông để lấy cặp ngà làm bằng chứng."

Lúc đó bắt đầu con voi phục xuống và nói "Ngươi lấy cặp ngà của ta đem về cho bà hoàng hậu đi." nói xong thì voi chúa chết. Người thợ săn lấy cặp ngà đem về cho bà hoàng hậu, bà vừa coi thì bà vừa hoan hỉ và vừa buồn khổ rồi bà cũng chết và cũng bị đọa, nhưng đến kiếp này làm tỳ khư ni bà nhớ đến giai đoạn đó thì bà cảm thấy bà xấu xa tội lỗi quá.

Chuyện này được kể trong Bổn Sanh, tiền kiếp con voi chúa tức là Đức Phật, còn tiền kiếp của bà tỳ khưu ni đó chính là con voi cái.

Thì đây chúng tôi muốn đem chuyện này nói để qúi vị thấy rõ rằng bây giờ trong vòng tâm thức chúng ta từ nhỏ đến lớn giữa cái điều tốt đẹp của chúng ta, cái điều thiện của chúng ta thì có những điều xấu xa và những cái bất thiện. Thì chúng ta thấy rõ ràng nếu chúng ta nhìn về quá khứ chúng ta vẫn còn xao động, nghĩa là chúng ta vẫn còn ái luyến nó, đây là nói theo cái tham của chúng ta còn dính mắc đối với những hình bóng cũ hay là có sân hận đối với hình bóng cũ. Hoặc là có thể chúng ta ngồi tưởng tượng những hình bóng trong tương lai, và trong hình bóng tương lai đó chúng ta có ái luyến có cái sân, thì chúng ta thấy thân kiến chúng ta cũng còn nằm đó. Thân kiến chúng ta nơi nào thì ái luyến nơi đó, qúi vị nên nhớ thân kiến tới chỗ nào là ái luyến nằm chỗ đó, hay ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó.

Nhưng mà nói ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó là đối với phàm nhân thôi chứ bậc thánh vẫn còn có ái nhưng không có tà kiến. Còn chúng ta có tà kiến. Do đó Đức Phật nói trong kinh "Phàm bất cứ sắc gì, thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, dù quá khứ hay dù vị lai, bên trong hay bên ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc dài hoặc ngắn, tất cả đều gọi là sắc thọ tưởng hành thức thôi.

Hay là Đức Phật dạy Ngài Bakhaja "Trong cái thấy chỉ là cái thấy, nghe chỉ nghe, ngửi chỉ ngửi, nếm chỉ nếm hay suy nghĩ chỉ là suy nghĩ thôi, chứ không có người, thú, ta, tôi, gì nằm trong vấn đề này." Nếu chúng ta nắm được cái lý này rồi thì chúng ta sẽ không bị động trong thời quá khứ.

Đối với bậc thánh người ta chiến thắng được chỗ này nên quá khứ người ta nhìn giống như là cảnh mộng, cảnh nằm chiêm bao không dính dáng gì đến mình, nó không có ta. Còn bây giờ quá khứ chúng ta nếu mà vui thì không nói chi, mà quá khứ buồn xấu xa ai mà phát hiện cái bí mật từ trong thâm sâu tâm khảm của chúng ta mà đem cái đó ra mà nói thì tâm chúng ta động liền. Chúng ta chưa đủ sức chiến thắng được những điểm này là chúng ta biết cái thân kiến chúng ta còn, cái ái chấp thủ còn.

Thì nếu qúi vị mà nghiệm được chỗ này thì lần lượt quí vị sẽ biết được mở đầu mối của thân kiến thì qúi vị mới diệt từ từ. Tại sao mà còn cái này, tại chúng ta còn cái ái, chúng ta còn chấp nó chúng ta vẫn cho nó là ta là của ta. Qúi vị nên nhớ, giống như tấm hình, tấm hình qúi vị nói là của ta là cái hình bóng đó nó cũng đã diệt rồi, nó không còn nữa mà chúng ta vẫn cho nó là cái ta. Có thể chúng ta nói cái thân thể hiện tại mình đang có nói là ta thì điều đó miễn cưỡng cũng có thể chấp nhận được, nhưng tấm hình bóng cũ cũng là ta thì cũng như vọng tưởng trong tương lai nó cũng là cái ta.

Trong bài kinh "Nhất Dạ" Đức Phật nói "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ướt vọng" Chỗ quá khứ không truy tầm là đây, không biết tìm kiếm gì mà phải suy nghĩ, quá khứ không bị ái luyến, không bị thân kiến, chấp kiến nằm ở nơi đó. Hoặc là tương lai không ướt vọng tức là nghĩ đến tương lai nữa nó cũng không bị cái ái đi vào trong tương lai

Đó chỉ có "Tuệ quán chính là đây." Dùng tuệ để cho chúng ta thấy được vô thường, khổ não,vô ngã. Thì nếu mà thấy được như vậy thì gọi là Phật an tịnh. Chỉ cần một đêm thôi người ta có thể thành thánh được nếu ta nắm được lý này để diệt được thân kiến./.

Download Bài Giảng

Phap Am Lưu Trữ

dieuphap.com