Insight Meditation

Thap Nhi Nhan DuyenTT Pháp Chất

Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam

Bí Quyết Tu Chứng

 

Chuyển thành văn bản: Minh Hạnh

.

 

Như người thầy thuốc tài giỏi trứ danh nắm được bí quyết chữa bịnh, bịnh nhân nào tới chữa cũng hết bịnh. Hoặc có thể gọi một dạng khác là vị thầy giáo tài giỏi có bí quyết luyện thi, thì khi học sinh đến học thầy giáo đó truyền dạy bí quyết, học được bí quyết thì thi chắc chắn đậu. Điều ấy như thế nào thì bí quyết tu chứng này cũng vậy. Đức Phật và chư vị Thánh Tăng đã để lại cho chúng ta bí quyết tu chứng đó và nếu chúng ta nắm được bí quyết tu chứng này thì với duyên lành có chúng ta sẽ chắc chắn đắc chứng đạo quả.

Hai thời pháp trước chúng tôi nói về những điều kiện để đắc chứng đạo quả tức là bảy nhân đắc đạo hiện thế và điều điệu tự đoán. Thì có thể chúng ta có được bảy nhân đó, nhưng muốn được năm điều tự đoán thì trước hết chúng ta phải nắm được bí quyết tu chứng để hành thì năm điều tự đoán đắc đạo hiện thế chúng ta sẽ có. Hoặc nếu chúng ta tu tập có được năm điều tự đoán rồi, thì nắm được bí quyết chúng ta phát triển chắc chắn sẽ đắc được đạo quả ngay trong kiếp hiện tại này. Cũng có thể chúng ta đắc từ bảy ngày cho đến bảy năm, hoặc có thể trên nữa, nhưng trong kiếp sống này có thể đắc được nếu chúng ta nắm được đầy đủ bí quyết tu chứng này. Đối với một thầy thuốc tài giỏi trứ danh như chúng tôi đã nói cái bí quyết chữa bịnh cũng không có gì mà lạ cả, người thầy thuốc phải nắm rõ căn bịnh của từng bịnh nhân, và có được đầy đủ loại thuốc để chữa từng chứng bịnh, thì chắc chắn thầy thuốc có thể cho những thứ thuốc để đối trị những bịnh mà bịnh nhân khai báo. Với kinh nghiệm chữa bịnh một thầy thuốc trứ danh có bí quyết riêng sẽ cho thuốc gia giảm nào đó. Cũng một người bịnh nhức đầu, nhưng bịnh nhức đầu do nắng khác, do mưa khác, do ăn uống khác, do cơ thể phát sanh khác, thì ông thầy thuốc kinh nghiệm cũng một căn bản về thuốc chữa bịnh nhức đầu, có thể gia giảm tùy loại thuốc bổ xung có thể chữa được hoàn toàn chứng bịnh đó.

Điều ấy như thế nào thì chúng sanh cũng vậy, có bịnh tham, có bịnh sân, có bịnh si. Bài thuốc chữa chính là bố thí, trì giới, tham thiền, hay là nói cách khác về giới về định về tuệ. Nhưng cũng có gia giảm và tùy theo bịnh hoạn của chúng sanh, thầy thuốc chữa bịnh được chính xác thì bịnh tình của tất cả những thiền sinh rất mau chấm dứt, mau hết và mau khỏi. Do đó hôm nay chúng tôi đưa biểu đồ bí quyết tu chứng đó cho qúi vị nắm được.

Phra Viriyang Sirintharo

Trước đây chúng tôi gặp một vị trưởng lão, vị này tài giỏi có thể nói cả pháp học và cả pháp hành. Người ta cho là như vậy, nhưng chúng tôi cảm thấy là pháp học không biết vị này học tới đâu, cũng khá chứ không phải không, nhưng về pháp hành thì chưa biết, chúng tôi có hỏi một câu thì vị đó trả lời làm chúng tôi thất vọng. Chúng tôi là hỏi:

"Thưa Ngài, Ngài tu vậy Ngài biết Ngài có thể đắc chứng được đạo quả ngay trong hiện tại không?"
Thì vị đó nói là "làm sao mà biết được."

Đó là một cái làm chúng tôi thất vọng.

"Và Ngài đắc chứng được bậc thánh nào hay không."

"Làm sao biết được."

Nếu như thế thì người này tu hoài không biết chừng nào, có thể đời sau, kiếp sau, bởi vì phiền não nhiều lắm, giống như phiền não từ từ bớt nó mới hết, chứ muốn hết liền thì không nắm được. Đó là nói theo đà tiến chiều thuận, nhiều khi chúng sanh có thể chưa chắc là hết, thấy chìm xuống thì nó hết vậy chứ tới chừng nó phát lên một cái trời cứu cũng không kịp. Giống như Đề Bà Đạt Đa khi mới bước vào tu tập trong Phật giáo giới hạnh rất tinh nghiêm, thọ trì 13 pháp đầu đà, tu tập tứ thiền bát định ngũ thông, thì theo chiều hướng thuận đi lên, nhưng đùng một cái thì Đề Bà Đạt Đa đi xuống và đi xuống luôn tận địa ngục. Tại sao như vậy, đó là vì không có nắm được cái bí quyết đó.

Bây giờ qúi vị có thể nói rằng đối với thiền chỉ khi tu tập trước hết chúng ta phải nắm được tánh của chúng ta, tức là tánh của thiền sinh. Nếu ông thầy dạy thì ông thầy nắm tánh của đệ tử, còn bản thân mình thực hành mình phải nắm trở lại tánh mình.

Đối với thiền chỉ thì có sáu loại tánh: tham, sân, si, tín, giác, tầm. Chúng ta cũng áp dụng trong bốn mươi đề mục; đó là đề mục nào thuộc về tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tín, tánh giác, tánh tầm. Chúng ta học đúng và chúng ta hành đúng thì được kết quả đúng, rất là mau lẹ.

Điều ấy như thế nào thiền chỉ thì bên thiền quán cũng vậy. Chúng ta phải nắm được tánh chúng ta thì tu tập mới đạt được kết quả. Về thiền quán chia làm hai loại, chứ Việt Nam chúng ta không phân biệt được, tại vì sao vậy, thầy cũng không phân biệt được, mà thiền sinh cũng không phân biệt được, thành ra từ chỗ này mà chúng ta có một sự tranh chấp với nhau, và sự hành đó không đúng với nhau.
Thứ nhất là nói về tứ niệm xứ. Thứ hai là nói về thiền minh sát. Tứ niệm xứ là khác, minh sát là khác, hai cái khác nhau, qúi vị nên nhớ.
Do đó chúng tôi đã dẫn chứng cho qúi vị trong biểu đồ tu chứng này. Thứ nhất nói về tứ niệm xứ thì chúng ta biết niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Còn nếu mình quán thì không phải niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, mà quán ở đây là quán vô thường, quán khổ não, quán vô ngã. Hai cái đề tài hai cái pháp hành khác nhau. Đó là hai loại pháp môn, mà hai loại pháp môn này có tương đương với nhau, chính vì nó tương ứng với nhau mà người ta có thể hiểu lầm, mà ta áp dụng không đúng cách và nếu không đúng cách thì tu tập khó đạt được thành quả.

Về đề mục tứ niệm xứ thì chúng ta biết rằng có đề mục về thân, về thọ, về tâm, về pháp, đó là thân tùy quán niệm xứ, thọ tuỳ quán niệm xứ, tâm tùy quán niệm xứ, và pháp tùy quán niệm xứ. Sở dĩ chia bốn loại như vậy là vì Đức Phật biết rằng chúng sanh về tánh có hai loại tánh; tánh thiện và tánh bất thiện. Người nào cũng có thiện pháp và bất thiện pháp, nói chung là chúng sanh có thiện pháp và bất thiện pháp. Thì chúng ta vào tu trong Phật giáo cũng vậy, bất thiện pháp chúng ta cũng vẫn còn đó, và thiện pháp chúng ta cũng đang có đó hoặc sẽ có.

Do đó chúng ta kiểm tra bất thiện pháp của ta, nhất là có ái dục. Có hai loại về ái dục; Ái dục là tham ái chúng ta nặng hay nhẹ, nặng thì gọi là thô, nhẹ thì gọi là tế. Thì cũng vậy tà kiến có hai loại; Tà kiến nặng thì gọi là thô, và tà kiến nhẹ thì gọi là tế. Hai loại tà kiến này và hai loại ái dục này chúng ta phải nắm rõ.

Có người nặng về tà kiến, có người nặng về ái dục.

Thường thường phần đông chúng sanh không có trí thì nặng về ái dục, mà có trí thì nặng về tà kiến, đôi khi có thể ngược lại nhưng phần đông như vậy.

Nếu người ái dục thô thì chỉ yếu họ cần phải niệm thân để bổ xung cho thiền chỉ họ mạnh lên. Và đối với ái dục tế thì có chỉ mạnh do đó người ta cần phải niệm thọ.

Còn tà kiến thô thì quán yếu thì cần phải niệm tâm. Còn nếu tà kiến nhẹ tức là tà kiến tế thì cần phải quán mạnh, ta phải niệm thân.

Do đó công dụng của niệm thân, khi niệm thân người ta quán thân bất tịnh để diệt trừ ái dục của bản thân nặng nề đó.

Cũng vậy công dụng của niệm thọ là quán thọ thì khổ thì người ta trừ được ái dục tế.

Cũng vậy đối với quán tâm vô thường, quán tâm vô thường tâm thì mới diệt trừ được tà kiến thô.
Còn quán pháp vô ngã mới trị được tà kiến tế. Tà kiến tế thường thường mấy ông tổ sư rơi vào tà kiến tế này thấy được pháp tà kiến cần phải quán pháp vô ngã, thấy rõ được hoàn toàn, thì các vị đó hay là người tà kiến tế này có thể diệt được. Do đó công dụng quán thân bất tịnh này để giải thoát khỏi bịnh tướng, đó là dính mắc vào những bịnh tướng là những tướng đẹp.

Còn quán thọ thì khổ là để diệt trừ những lạc tưởng, bởi vì thường thường chúng sanh đắm say vào lạc tưởng, nên chúng sanh không thấy được cái khổ.

Và quán tâm vô thường để diệt trừ thường tưởng, bởi vì thấy rằng tất cả đều còn hoài, mà quán được tâm vô thường này chúng ta thấy tâm chúng ta thay đổi chẳng hạn, thì chúng ta sẽ thấy thế gian này không còn cái thường còn.

Quán pháp vô ngã cũng vậy, chúng ta sẽ diệt trừ ngã tưởng mà đa số chúng sanh thường có tà kiến về ngã, ngã chấp thủ, ngã luận thủ, luôn luôn khởi lên là bởi vì không thấy được các pháp vô ngã, đó là nói về đề mục tứ niệm xứ thì thiếu, chúng ta đang hành về thiền tứ niệm xứ thì phải căn cứ theo bản tánh chúng ta để thực hành. Nói cách khác hơn chúng ta sẽ tu tập đi từ ái dục thô đi đến tà kiến tế. Có thể nói như thế cũng được. Sau khi niệm thân rồi bắt đầu niệm tới thọ, niệm tâm, đến niệm pháp, thì sau khi thuần thục bốn đề mục niệm thân, niệm tâm, niệm thọ, niệm pháp, thì lúc đó là chúng ta bắt đầu áp dụng để đoạn trừ phiền não. Thì sở trường chúng ta hay tánh chúng ta hay duyên chúng ta trong đời quá khứ thì có thể xuyên qua niệm thân, rồi đắc chứng đạo quả xuyên qua niệm thô, rồi đắc chứng đạo quả xuyên qua niệm tâm, chúng ta đắc chứng đạo quả hoặc xuyên qua niệm pháp chúng ta cũng đắc chứng đạo quả. Đó là nói về tứ niệm xứ chúng ta căn cứ tánh đó.

Bây giờ thêm phần thứ hai ngoài tứ niệm xứ đó thì chúng ta tu tập minh quán hay tu tập thiền quán.
Nếu mà dịch cho rõ nghĩa chữ vipassana:
Vi chúng ta dịch là rõ.
Passana dịch là thấy.
Rõ trong tiếng Hán dịch là minh, thấy thì dịch là kiến.

Nhưng nếu mà minh kiến tức là thấy rõ thì nó không sát nghĩa tu tập, hoặc là chữ quán từ chữ quan ra, quan tức là quan sát tức là xem nghĩa là xem rõ hay là xét rõ. Thì người ta lấy từ chữ quan, chữ quán chẳng qua là cách phát âm của người Hán mà thôi, do đó nếu mà cần thêm thì chúng ta thêm chữ vi dịch là minh quán, nếu ta nói tắt thì gọi là quán cũng được.
Còn nếu là minh sát qua sự quan sát rồi thì quan sát thuộc về vicara chẳng hạn hay vicarana thì nó xa hơn chữ quán.
Minh kiến có thể nói khác hơn chúng ta phải thấy trực tiếp, thấy trực tiếp cái gì? thấy trực tiếp về vô thường, về khổ não, về vô ngã, về đối tượng để mà tu tập. Đề mục minh quán thì chúng ta phải quán xét về vô thường, quán xét về khổ não, quán xét về vô ngã.
Do đó muốn tu tập đề mục về thường, thì quán về vô thường, quán vô não tùy quán, vô ngã tùy quán chúng ta phải căn cứ tánh bất thiện của chúng ta là tánh tham, tánh sân, tánh si. Nếu người nặng về tham thì chúng ta phải tu tập tùy quán vô thường, nặng về sân thì tùy quán khổ não, nặng về si thì tùy quán vô ngã, đó là dựa trên bất thiện pháp. Và nếu dựa trên thiện pháp chúng ta hiển lộ dựa trên đức tin thì tu quán vô thường, dựa trên tinh tấn thì tu tùy quán khổ não, và dựa trên trí tuệ thì tu tập đề mục tùy quán vô ngã.

Bởi vì tùy quán vô thường chúng ta sẽ đi giải thoát bằng cái ngõ vô thường, tức là thành thánh bằng ngõ vô thường. Cũng vậy chúng ta tùy quán khổ não thì chúng ta thành thánh bằng cái ngõ vô nguyện tùy quán. Và cũng vậy nếu chúng ta tùy quán vô ngã chúng ta đi qua ngõ ngã giải thoát tức là thông tánh tùy quán. Đó là cửa giải thoát thì đương nhiên cửa giải thoát vô tướng tùy quán gọi là vô tướng giải thoát, vô nguyện tùy quán gọi là vô nguyện giải thoát, không tánh tùy quán gọi là không tánh giải thoát, đó là những thuật ngữ chuyên môn về pháp hành tu, nếu chúng ta tu đến đâu thì ông thầy dạy thế nào gọi là vô tướng, thế nào gọi là vô nguyện, thế nào gọi là không tánh v.v...

Và khi chúng ta tu tập về tùy quán vô thường hay vô tướng tùy quán và vô tướng giải thoát thì chúng ta sẽ đắc thành bậc thánh cực thất vãng sanh tức là hạng thánh thất lai. Nếu chúng ta tu tập vô nguyện tùy quán chúng ta giải thoát bằng vô nguyện giải thoát thì chúng ta đắc thuộc về hạng thánh gia gia, và cũng vậy chúng ta đi bằng ngõ tùy quán vô ngã thì chúng ta đắc không tánh tùy quán và không tánh giải thoát này thì chúng ta thành hạng nhất chủng dự lưu. Ba hạng thánh này chúng ta tu nhất định phải đắc một trong ba bậc thánh, mà bậc thánh đó chắc chắn chúng ta đắc, chúng ta không thể nào thay đổi cái chủng của chúng ta được. Điểm này rất là quan trọng, không phải là chúng ta muốn đắc hạng nhất chủng là chúng ta đắc, muốn đắc hạng gia gia là đắc, hạng gia gia là sáu lần sanh trở lại, hạng thất lai là bảy lần sanh trở lại, hạng nhất lai một lần sanh trở lại, ba hạng dự lưu ba hạng thánh này chúng ta đắc hạng nào chỉ được có một hạng đó, có thể nói từ đây cho đến ngày giải thoát chúng ta chỉ đắc hạng đó thôi chúng ta không thay đổi chủng này - qúi vị nên nhớ - cho dù chư vị bồ tát cũng vậy nữa thì cũng đắc thành ba chủng này chứ không thay đổi. Chẳng hạn như bồ tác của chúng ta là tiền thân của Đức Phật Thích Ca thì Đức Phật chúng ta gọi là cái chủng trí tuệ thì Ngài giải thoát nhất định bằng trí tuệ đó chứ Ngài không đi ngõ khác. Nhưng đối với bồ tát Di Lặc tu đắc bốn lần thời gian, Đức Phật Thích Ca tu hai mươi trăm ngàn a tăng kỳ kiếp, nhưng bồ tát Di Lặc phải tu tám mươi trăm ngàn a tăng kỳ kiếp, cái chủng đức tin của Đức Phật Di Lặc trong tương lai không thay đổi được, thì bản thân chúng ta tu nhất định là đắc một trong ba.

Qúi vị nên nhớ không phải chúng ta muốn đắc hạng nào là đắc, qúi vị hiểu lầm chỗ này, do hiểu lầm chỗ này người ta tu hoài không có đắc được. Chẳng hạn như Vua Trời Đế Thích thuộc về hạng cực thất vãng sanh bảy lần trở lại, đắc đạo quả bảy lần trở lại thì nhất định là đắc cái ngõ đó chớ không đắc được hạng thứ hai, không thể nào đắc được hạng thứ nhất, hạng thứ nhất gọi là nhất chủng, hạng thứ hai là sáu lần trở lại, hạng thứ ba là thất lai. Do điểm này đối với bậc thầy ngày xưa, bậc thánh ngày xưa có trí tuệ có tha tâm thông, người ta quán xét biết được căn lành quá khứ chỉ đúng cách thức, còn ngày hôm nay thì đúng ra các vị thiền sư chư tăng dù có tu tập có được pháp cao nào đi nữa thì chẳng qua nghiệm cái kinh nghiệm của mình để coi dạng hành giả thiền sinh này thuộc về tánh tham hay thuộc về tánh sân hay thuộc về tánh si, và đối với thiện pháp này thuộc về đức tin hay thuộc về tinh tấn hay thuộc về trí tuệ, để gia giảm cho pháp tu tập về vô thường về khổ não về vô ngã. Tuy chúng ta huấn luyện cả ba pháp vô thường, khổ não, vô ngã, nhưng chúng ta sẽ đắc chỉ một trong ba mà thôi. Qúi vị nên nhớ như vậy. Cũng như người ta ở ngoài đời thi toán lý hoá, người ta học cả ba môn toán lý hoá, nhưng ông thầy cho một đề tài có thể là nặng về toán hay nặng về lý hay nặng về hoá. Thì nếu ông thầy kinh nghiệm dạy đưa đề tài cho chúng ta biết để chúng ta tu tập mau có được kết quả. Do dựa trên chỗ này chúng ta có thể gọi là bí quyết tu chứng được.

Còn để kiểm soát chúng ta thuộc về tánh tham, hay tánh sân, tánh si, tánh đức tin, hay tánh tinh tấn hay tánh trí tuệ. Ở đây thường thường chúng sanh đa số là hạng tham, còn hạng sân là hạng khá hơn một chút ít có tham, nhưng mà hạng si thì nhẹ nữa tham người ta ít, nghĩa là hạng si là ít tham. Có thể nói phạm thiên là hạng si, tại sao lại gọi hạng phạm thiên là hạng si, là vì hạng đó năm triền cái diệt rồi, không còn tham muốn đối với thế gian nữa, ai có chửi rủa người ta cũng không còn sân hận, cái tham sân người ta không còn thấy, người ta chỉ còn có si thôi, si người ta rất là nặng, mà si đó dễ có chấp kiến, tà kiến người ta rất nhiều. Những hạng si đó phải dạy pháp tu ngã cho họ thì họ mới thấy đễ mà giải thoát. Nên Đức Phật mới căn cứ chỗ đó mà Đức Phật dạy. Đó là dựa theo cái tham, cái sân, cái si mà nói về tùy quán về vô thường, về khổ não, về vô ngã.

Ở đây tới phần thứ ba chúng tôi phân tích dựa theo cả trong kinh điển Tam Tạng và cả chú giải, chúng tôi so sánh theo một hàng dọc, về đức tin là phải tu tập về giới, tinh tấn là phải tu tập về định, và trí tuệ thì mới tu tập về tuệ, hay người tánh tham thì tu tập về giới, người tánh sân thì tu tập về định, người tánh si tu tập về tuệ. Đó là mâu thuẫn giữa người tánh si tu tập về tuệ, tánh si là si đối với tứ đế chứ không phải si giống như người dốt học, chúng ta hiểu lầm chỗ đó, đối với hạng si này là hạng người có thể có cả tứ thiền, có cả bát định, có thể có cả ngũ thông luôn, thì cái si này không phải cái si theo thông thường của chúng sanh thế gian, mà si ở đây chẳng qua không thấy được pháp giải thoát giống như Phạm Thiên Paka tự cho mình là cao thượng tức là chấp tà kiến đó, chỉ có Đức Phật có giải thoát hay là cỡ như ba anh em Ngài Ca Diếp lúc bấy giờ chấp kiến như thế đó thì Đức Phật bắt đầu đem pháp này ra dạy cho phá được tà kiến, phá được cái si.

Và một điểm khác phân tích Tam Tạng chúng ta chia ba loại, nên nhớ nếu nói Kinh Luật Luận thì chúng ta nói sai, kinh luật luận chúng ta nói theo bên Tàu theo bên Bắc Tông, còn đối với Phật Giáo Nguyên Thủy thì nói về Luật, Kinh và Thắng Pháp sắp theo thứ tự. Thì đối với người đức tin hay tham tu tập về giới hay tu tập về luật, tu tập theo luật tạng thì sẽ đắc tam minh, còn người tánh sân tu tập về định, hay tinh tấn tu tập về định theo chiều ngang thì sẽ đắc lục thông, và người có trí tuệ tu tập theo Tạng Thắng Pháp này chỉ đắc tứ vô ngại giải, đó là ba bậc thánh Alahán trong Phật giáo.

Nếu tính theo thời kỳ đắc chứng đạo quả thì ngàn năm đầu mới còn tứ vô ngại giải, ngàn năm thứ hai thì không còn tứ vô ngại giải chỉ có lục thông thôi, ngàn năm thứ ba hiện chúng ta ở trong hai ngàn mấy trăm năm đây là ngàn năm thứ ba bậc thánh Alahán ngày nay phần nhiều đắc về tam minh. Thời buổi này chúng ta có thể nói là hạng trí tuệ kém, định kém, thì chúng ta chỉ còn có tu tập về giới, nhất là nếu chúng ta tu tập về giới mà được tuyệt đối, tu tập về giới chúng ta có thể đắc được tam minh, qúi vị nên nhớ. Do đó lúc trước chúng tôi có phân tích và thuyết về ba đề tài; thiền về giới, thiền về định, thiền về tuệ. Bởi vì thiền về giới đắc tam minh, thiền về định đắc lục thông, thiền về tuệ đắc tứ quan tức.

Tu tập thiền về giới như thế nào để đắc tam minh, người ta chỉ tu tập về giới thôi, có thể dùng danh từ cho qúi vị dễ hiểu có thể gọi là giới minh sát, tin minh sát và tuệ minh sát, ba dạng đó khác nhau. Do đó tu tập về giới đắc tam minh là chuyện nếu qúi vị có học hỏi về pháp chư tăng phân tích thì qúi vị mới thấu được lý nghĩa này, bởi đó là lời của Đức Phật dạy và đó là lời của bậc Thánh dạy.

Còn phần cuối cùng đó là phân tích bậc thánh, cũng vậy, chia nhiều loại bậc thánh, chẳng hạn như tùy quán vô thường. Giờ chúng tôi nói về tùy quán vô thường để đắc vô tướng giải thoát để trở thành hạng cực thất vãng sanh, hay là hạng thất lai, bảy lần trở lại, tối đa là bảy lần trở lại, cực thất là bảy lần vãng sanh trở lại thì dạng này trong bậc thánh gọi bậc này là bậc tùy tính hoặc gọi là bậc tính giải thoát. Và cũng vậy, tùy quán khổ não thì người ta đắc vô nguyện giải thoát trở thành bậc gia gia, thường được gọi là bậc thân chứng, hoặc gọi là lưỡng biên giải thoát, giải thoát cả danh và giải thoát cả sắc gọi là bậc lưỡng biên giải thoát, hay nói cách khác hơn giải thoát bằng định bằng tuệ. Đối với tùy quán vô ngã thì người ta đạt không tánh giải thoát thì người ta trở thành hạng nhất chủng dự lưu, gọi là hạng tùy pháp hành hoặc là kiến trí tuệ giải thoát. Ngày hôm nay nếu qúi vị tu tập chỉ thuần túy về tứ minh sát không thì có thể đắc gọi là tùy pháp hành cũng được. Hạng thấp nhất của tùy pháp hành là hạng chỉ có trí tuệ giải thoát mà thôi hay được tuệ giải thoát của hạng thông thường không có định v.v...

Đó là phân tích rõ ràng biểu đồ của lý tu chứng này, chúng ta cần phải nắm tánh chúng ta cho chính xác để áp dụng đề mục chính xác, để có thể đoạn trừ được các loại phiền não của chúng ta, đó là nói về lý thuyết. Bây giờ chúng tôi cho một sự kiện để qúi vị có thể dễ dàng tu trong ba đề mục về vô thường, về khổ não, về vô ngã. Thì phần đông dể dàng tu tập về đề mục vô thường vì dễ thấy, còn khổ não chúng ta khó thấy, vô ngã chúng ta khó thấy. Cái khó thấy như thế nào, thì có thể nội ngày mai hoặc ngày mốt gì đó chúng tôi sẽ phân tích về cái khó thấy như thế nào mà Đức Phật dạy minh sát về vô thường, minh sát về khổ, minh sát về vô ngã, minh quán về vô thường, minh quán về khổ não, minh quán về vô ngã, thì chúng ta thấy trí tuệ chúng ta để hành cho được chứng xác như lời Đức Phật dạy thì hầu như chúng ta chưa đạt đến, và chưa đạt đến thì con đường đắc đạo quả của chúng ta còn rất là xa. Đó là nói về vấn đề tu tập về giới để đắc tam minh.

Ở đây chúng ta nhớ lại một câu chuyện, ngày xưa có một vị tỳ khưu tìm chỗ để hành đạo tinh tấn, đi đến thấy một hang động rất tốt vị đó chọn hang động này làm trú xứ để nhập hạ. Ban ngày ôm bát vào làng khất thực xong rồi trở về động tu tập. Lúc bấy giờ ngay động đó có một cành cây choàng qua hang động trên cành cây có một vị chư thiên, vị tỳ khưu này là những vị hành pháp giữ giới rất trong sạch thành ra khi vị này đi vô thì chư thiên không thể nào ngồi trên đầu, khi đi ra thì không thể ngồi trên đầu, có thể nói một cách rõ là đi vô đi ra đi tiểu thôi thì chúng ta cũng thấy là phiền toái, và vị đó có con nhỏ, chư thiên có con nhỏ dẫn lên dẫn xuống hoài thành ra bực mình, bèn tìm cách đuổi ông sư này đi chỗ khác. Tưởng ông tới ở một hai ngày bây giờ biết ông ở luôn thì bây giờ tìm cách. Xem xét hạnh của ông giữ giới quá tinh nghiêm. Không tìm thấy một khuyết điểm nào hết thì tìm cách khác, thì cũng phải tìm cách nào để phá giới ông, bây giờ chỉ có phá giới tà mạn của ông thôi chứ không thể phá tứ thanh tịnh giới của ông được, không thể nào phá giới tỳ khưu của ông được. Khi suy nghĩ xong vị chư thiên này mới đi vào làng bóp bụng đứa bé trong làng, đứa bé đau khóc quằng quại, bà mẹ bà đau khổ, thì lúc bấy giờ chư thiên đó báo mộng cho biết con bà bị bịnh này, muốn trị hết thì ngày mai thấy vị tỳ kheo vào làng khất thực vị đó là vị chân tu, tu hành tinh tấn, thì khi vị đó vô đặt bát cúng dường, khi vị đó ăn xong rồi thì xin cái bát đó rửa rồi lấy nước rửa bát của vị đó ăn nhờ đức tu thì uống rửa đó vô sẽ hết bịnh. (Ở đây tâm lý giống như chúng tôi nói rời đầu mà hết bịnh thì coi chừng nó cũng dính vào cái bịnh này đó). Thì vị tỳ khưu hôm sau đi vào trong làng, bà mẹ đứa bé thỉnh Ngài đặt bát, đặt bát xong rồi thay vì vị tỳ kheo tự rửa bát thì bà xin Ngài để bà rửa bát, rửa bát xong bà lén lấy nước đó đổ vào trong ly rồi đưa cho con uống, con bà uống vô là hết bịnh tức khắc liền (đúng là thuốc tiên.) Còn vị tỳ khưu thấy người ta rửa bát xong đưa mình thì cứ ôm bát đi về, nhưng khi vừa về chuẩn bị bước vào hang động thì vị chư thiên kia hiện ra đuổi vị tỳ kheo này:

"tôi tưởng Ngài là bậc chân tu ở đây tu hành đoàng hoàng, tôi nhường chỗ cho Ngài, nhưng bây giờ tôi biết Ngài tu hành giới hạnh không trong sạch, tôi không hoan hỉ Ngài ở đây nữa, tôi đề nghị Ngài đi chỗ khác."

Vị tỳ khưu mới nói xét từ ngày xuất gia đến giờ chưa từng vi phạm một giới nào. Ở đây qúi vị nên nhớ là có thể so sánh bằng cách là thiền sư này với chư tăng chúng tôi cũng vậy, chúng tôi thuộc về dạng phạm giới rồi tới rằm sám hối, còn đối với các vị đó người ta không phạm thì người ta không cần sám hối, có thể suốt cả nửa tháng người ta không cần sám hối còn đối với chư tăng giả sử là nhận tiền đó là phạm giới, phạm giới chư tăng sám hối là xong, nhưng mà phạm rồi sám hối. Lúc bấy giờ vị tỳ khưu mới xét mình không bao giờ phạm:

"Nếu ngươi nói ta giữ giới không thanh tịnh thì ta xét từ ngày xuất gia đến giờ giới ta hoàn toàn thanh tịnh chưa hề vi phạm cái giới nào."

Cái này rất khó, chúng ta nguyện giữ giới thì phải nói hôm nay chúng ta còn giới chứ mai mất rồi, giống như qúi vị cũng như chư tăng bây giờ tu tập cũng vậy, bữa nay qúi vị còn 8 giới, ngày mai qúi vị có thể mất hồi nào không hay thì qúi vị lại xin lại giới, chư tăng cũng giống như thế đó. Nhưng đối với một người phước lành nhiều, balamật nhiều họ giữ giới không bao giờ phạm, tại họ đủ phước đủ duyên rồi họ không phạm. Nên vị tỳ khưu này mới xét mình đâu có làm gì đâu mà phạm giới.

"Thì Ngài đi vào làng chữa bịnh cho người ta."

Theo Phật giáo Nguyên Thủy, theo Phật giáo Nam Tông hay là nói cách khác hơn theo luật Đức Phật giới cấm, vị tỳ khưu không được hành nghề chữa bịnh. Qúi vị nên nhớ mình chữa bịnh cho người ta, ở đời người ta nói mình từ bi mình chữa bịnh cho người ta thì thuộc về hợp pháp chứ chưa hợp luật, hợp luật mới là quan trọng, vi phạm về luật Đức Phật cấm. Bởi vì lúc bấy giờ ông thầy mà đi chữa bịnh cho người ta thì người ta cúng ông là người ta cúng ông thầy thuốc chứ không phải cúng ông thầy tu. Ông thầy tu có giới. Qúi vị nên nhớ chỗ đó, là người ta qúi ông ở chỗ là chữa bịnh của thầy thuốc thôi, thành ra chỗ này người ta kính ông thầy thuốc chứ không phải kính ông sư. Đức Phật dựa trên đó cấm không cho tỳ khưu hành nghề chữa bịnh tức là nghề thầy thuốc.

"Thì Ngài vừa rồi Ngài chữa bịnh cho người ta."

Thầy mới trả lời:

"Tôi đâu có chữa bịnh cho ai đâu? Phải chi người ta nói bịnh hoạn rồi mình lấy nước này cho người ta uống thì nếu vậy gọi là tà mạng, tức là nuôi mạng bằng pháp chữa bịnh, tự người ta xin rửa chén rồi lấy uống thôi."

Giống như một chư tăng đi đầu đà về thường thường mgười ta xin cái y giặc người ta lấy nước có thể người ta tắm rửa hay uống gì đó để xả cái xui của người ta, thì người ta có tục lệ đó là chuyện của người ta, mình không tán đồng, mình không có ý thì không phạm. Thì vị tỳ khưu mới xét thấy hoan hỉ. Phải nói qúi vị giữ giới làm sao mà đạt giới thọ hỉ mới được, chứ giới bây giờ thường thường giới thọ ưu, tức là thấy giới mình đứt lên đứt xuống mình buồn, thấy giới mình không trong sạch, còn nếu khá nữa thì giữ giới được toàn vẹn cũng ngon, nhưng thuộc về giới thọ xả chưa được giới thọ hỉ. Giới thọ hỉ là không phạm những chi giới, qúi vị học lại từng chi giới trong năm giới tám giới, qúi vị kiểm soát rằng nếu ta giữ giới hoàn toàn là vì giới mình đang giữ giống như giữ vàng mà chưa biết là vàng thiệt hay vàng giả đây, vàng non hay vàng già đây, thì lúc đó thử có cảnh lên là qúi vị biết còn giới hay không còn giới, nếu cảnh mà nó đe doạ tài sản chúng ta, đe doạ về những người thân chúng ta, đe dọa con cái chúng ta, đe doạ mạng chúng ta, thì chúng ta có thể phạm giới. Còn giữ được giới thọ hỉ của bậc thánh thì có đe dọa gì đi nữa, người thân không có nghĩa lý gì, bản thân mình còn không nghĩa lý gì đừng nói người thân, thì lúc đó người ta đi đến cái xả hoàn toàn nhất trên thế gian thì người ta mới đạt được cái xả thọ hỉ đó. Do đó vị tỳ khưu này xét thấy mình giữ giới thanh tịnh đến nỗi không có khuyết điểm nào khiến cho chư thiên nhìn còn tìm không được khuyết điểm, đến nỗi mà vu cáo thế này, thì vị đó hoan hỉ khởi lên thì đồng thời đắc chứng được thánh quả Alahán, khi đắc được thánh quả Alahán các căn thanh tịnh trong sáng đổi sắc, bởi vì không còn sắc tâm bất thiện nào sanh khởi trong nét mặt trong giòng tâm được, kể cả các căn được, thì vị chư thiên này thấy được chỗ đó là hoảng hồn hoảng vía là qùi lạy sám hối: "Do con si mê do con vô minh do con thiểu trí mà xúc phạm đến Ngài." Đó là vị Tỳ kheo đó đắc tam minh.

Ngày hôm nay chúng ta tu tập về giới, xét giới để chúng ta tu tập giới thọ hỉ đạt đến mức độ thánh giới, phàm giới thì còn vi phạm, phàm giới thì vì mạng sống chúng ta có thể bỏ giới để giữ lấy mạng, còn đối với bậc thánh bỏ mạng để giữ giới. Cũng giống như có vị tỳ kheo lúc bấy giờ ăn cướp muốn bắt vị này cột chơi, nó lấy cọng cỏ cột thì vị đó nếu mà giữ giới, thì thay vì bây giờ đối với chư tăng như vậy là dễ lắm rồi chỉ bứt bỏ quăng thôi, quăng xong rồi sám hối, thì cái giới chúng ta là giới bữa này còn mai mất, nay còn mai mất hoài chúng ta không thành tụ được hoàn toàn, nhưng nếu chúng ta muốn thành thánh thì lúc bấy giờ phải chấp nhận bỏ mạng, thì vị tỳ khưu đó chấp nhận bỏ mạng và bỏ mạng đồng nghĩa lúc bỏ mạng được thì xả balamật hành đến mức độ cùng rồi. Người ta xả tất cả gọi là hành xả trí, đúng ra gọi là xả hành trí, xả hành tức là xả pháp hữu vi mà thân mình là pháp hữu vi, đây là chúng ta phải xả tất cả các pháp hữu vi này, chúng ta mới giải thoát, chứ không phải hành là tâm chúng ta tự nhiên tự nhiên, chúng ta hiểu lầm chỗ đó - sankhara upekhha - upekkha là sự xả, còn sankhara là hành hay là pháp hữu vi, chúng ta phải xả hết tất cả các pháp hữu vi này chúng ta mới giải thoát được, chúng ta không còn dính mắc cái gì nữa đó là cái lý đó.

Do đó ngày hôm nay chúng ta có thể tu tập về giới để chứng đắc tam minh thì cái này rất là dễ, kể cả chư tăng đối với Phật tử thì qúi vị lấy cái giới làm nền tảng tu tập trước rồi dựa trên cái vô thường, dựa trên khổ não, dựa trên vô ngã, và nhất là giới liên hệ vô thường rất là dễ dàng, tâm của qúi vị có thể thay đổi, hay là giới của qúi vị có thể thay đổi, hoàn cảnh của qúi vị thay đổi, dựa trên pháp đó qúi vị có thể tu chứng một cách dễ dàng. Thời gian thì chúng tôi thấy hết rồi, thời pháp cũng vừa phải lẽ, trước khi dứt lời chúng tôi xin hồi hướng phước lành đến tất cả chư thiên, nhất là chư thiên hộ pháp, đức trời đế thích, tứ đại thiên vương, và chư thiên ngự chung quanh đây trong ngôi chùa này xin qúi vị hoan hỉ hộ trí chánh pháp được trường tồn.......

Download bai giang

Phap Am Lưu Trữ

dieuphap.com