TT Pháp Chất Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7
năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam
Bảy hạng thánh đắc
Chuyển
thành văn bản: Minh Hạnh
Nói về bảy hạng thánh đắc này có lẽ đa số Phật tử chúng ta chưa nghe hoặc là ít nghe, bởi vì chúng ta thường nghe là đối với bậc thánh như là Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán hay bậc Dự Lưu, bậc Nhất lai, bậc Bất lai, bậc Ứng Cúng tùy theo tiếng âm hay là tiếng nghĩa. Nhưng ở đây nói bảy hạng thánh này thì chúng ta thấy không trùng hợp với bốn bậc thánh hay tám hạng thánh như chúng ta nói. Hạng thứ nhất là Ubhatobhāgavimutta được dịch là hạng lưỡng biên giải thoát tức là bậc thánh lưỡng biên giải thoát đôi khi người ta dịch gọi là câu phần giải thoát. Căn cứ trên sự tu tập về tín, tuệ, định mà sanh ra bảy hạng thánh khác nhau. Bây giờ phần kế chúng ta hiểu từng hạng thánh như thế nào. Hạng thánh thứ nhất gọi là lưỡng biên giải thoát. Lưỡng tức là cả hai được gọi lưỡng. Biên tức là bên tức là hai bên, được giải thoát cả hai bên, thì đây dịch là hạng giải thoát cả hai phần cũng được. Đôi khi người ta gọi câu phần giải thoát, câu nghĩa là song song với nhau được gọi là câu, cũng kể là cả hai, lưỡng cũng được, câu cũng được, hay là nhị biên giải thoát cũng được, tùy chúng ta đọc.
Phần dưới giải thích cho chúng ta rộng rãi hơn, tức là Phật xuất chứng tám giải thoát, (tám giải thoát này có dịp thì chúng tôi sẽ giải thích cho qúi vị.) An tịnh với thân, thân tức là danh thân, lậu tận hay lậu được tận, lậu hoặc được hết nhờ thấy bằng tuệ, đây là bậc thành tụ tám giải thoát. Nói một cách khác hơn ta đắc cả thiền định và đắc cả đạo quả. Nếu tính ra bậc Ứng Cúng tức là bậc Alahán thì dựa theo sự giải thoát đó người ta phân ra làm năm hạng, bốn hạng xuất khởi bốn vô sắc định, rồi quán xét pháp hữu vi mới đạt đến Ưng Cúng quả tức là bậc Alahán quả, và hạng Bất Lai đạt đến LaHán quả sau khi xuất khởi diệt tận định. Tức là đối với bậc bất lai sau khi nhập thiền diệt, xuất thiền diệt ra, quán xét pháp hữu vi là vô thường khổ não vô ngã, và từ đó chứng quả Alahán. Thành ra kể là năm bậc Alahán dựa theo khi xuất khởi bốn vô sắc định. Bốn vô sắc định này tức là có bậc nhập không vô biên xứ định, khi xuất không vô biên xứ định rồi có thể quán xét không vô biên xứ định đó là vô thường, khổ não, và vô ngã, và chứng đắc thành quả vị Alahán. Và có bậc thì nhập xuất thức vô biên xứ, nhập xuất vô sở hữu xứ, và nhập xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, rồi mới đắc chứng quả Alahán. Do đó năm bậc Alahán có năm hạng tức là xuất khởi vô sắc định đắc Alahán, và bậc bấc lai sau khi nhập thiền diệt xuất thiền diệt rồi mới quán xét pháp hữu vi để chứng đắc. Đó là năm hạng căn cứ sự tu tập khác mà đắc chứng kể ra là năm hạng, và năm hạng này được gọi chung một tên gọi là lưỡng biên giải thoát. Hạng thánh giải thoát thứ hai được gọi hạng thánh tuệ giải thoát, tức là hạng giải thoát nhờ tuệ hay bằng tuệ, tức là bậc này không có xuất chứng được tám pháp giải thoát, tức là những tầng thiền định để an tịnh với danh thân, lậu được tận nhờ thấy bằng tuệ, tức là bậc không thành tựu của tám giải thoát như đã nói trên. Thì cũng có năm hạng Alahán, hạng thứ nhất gọi là Ứng Cúng khô quán La Hán gọi là Lahán Khô Quán thì cái hạng tuệ giải thoát này nếu mà người ta tu bây giờ, người ta tu chỉ có tuệ giải thoát giống như một số thiền sinh bây giờ cũng hy vọng tu tập thiền quán thôi để giải thoát, thì giải thoát này được gọi là bậc Alahán tuệ giải thoát còn bốn hạng còn lại xuất khởi bốn thiền mới đạt đến Ưng Cúng quả. Ở đây thiền định có hai phần, phần thiền định sắc giới và phần thiền định vô sắc giới tức là thiền định hữu sắc và vô sắc. Do đó hạng tuệ giải thoát này không có nghĩa là người ta không có thiền, hạng không có thiền là hạng tệ nhất trong các hạng thánh, bởi vì không có thiền. Còn hạng khá hơn là hạng tu đắc được thiền, đắc được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Khi đắc được sơ thiền xuất sơ thiền quán xét chi thiền, chẳng hạn là pháp hữu vi vô thường khổ não vô ngã, chứng đắc quả Alahán. Có hạng thì nhập nhị thiền xuất nhị thiền, nhập tam thiền xuất tam thiền, nhập tứ thiền xuất tứ thiền kể bốn tầng thiền này ra thì người ta trở thành bốn hạng Alahán, mà hạng Alahán này người ta đạt được tuệ giải thoát. Qúi vị nên nhớ tuệ giải thoát có thiền chứ không phải là không có thiền. Hạng thứ ba được gọi là hạng thân chứng, là hạng xuất chứng thiền trước rồi mới tác chứng Niết-bàn sau đó. Ở đây khác với người đắc đạo quả trước rồi mới đắc thiền, nhưng ở đây người ta đắc thiền trước, đắc thiền này người ta phải đắc cả tám giải thoát an tịnh với danh thân lậu tận chỉ được một vài phần, nhưng thành tựu tám giải thoát rồi đắc tuần tự. Nếu mà kể ra thì hạng thân chứng này có sáu hạng, tức là tính về thiền chỉ thành tựu được đầy đủ, nhưng khi kể hạng thánh người ta kể từ bậc hạng thánh Dự Lưu quả cho đến bậc Ứng Cúng Đạo, tính bốn đạo bốn quả là được kể là tám. Nhưng đây không kể dự lưu đạo cũng như không kể Ứng Cúng quả Lahán quả, mà chỉ kể từ Dự Lưu đến Ứng Cúng thì hạng này được gọi là hạng thân chứng. Đó là phân biệt theo sự tu tập, tu tập đây là chứng tỏ đắc được tám giải thoát, nói cách khác là đắc thiền chỉ, đắc về cái định, còn về đạo quả thì người ta kể từ hạng dự lưu quả và Ứng Cúng đạo trở lên dựa theo xuất chứng tám pháp giải thoát này, người ta gọi hạng đó là hạng thân chứng, tức là chứng bằng thân cũng được, hiểu nghĩa tức là phải chứng từng tầng thiền, từ sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền, người ta xuất chứng với thiền tức là cảm nhận với thiền, hay người ta thành đạt các thiền đó. Hạng thứ tư là hạng thánh kiến trí hoặc kiến đáo hoặc kiến đắc, chữ patta dịch là đến cũng được, nếu mà dịch đến thì chúng ta gọi là đáo cũng là đến mà trí cũng là đến, hoặc patta đôi khi người ta dịch là đắc là được là đạt, thì người ta dịch tắt cũng được, thậm trí người ta dịch đạt cũng được thì tùy theo chỗ dịch và thường thì theo tiếng Hán người ta dịch là kiến trí hoặc là kiến đáo. Là hạng đạt đến nhờ thấy pháp bằng tuệ, bậc này xuất chứng được tám pháp giải thoát an tịnh với thân nhưng lậu tận được một vài phần thấy pháp Như Lai đã biết thật rõ ràng bằng tuệ, tức là thấy các hành là khổ, tức là thấy pháp hữu vi là khổ, diệt hành là lạc tức là diệt pháp hữu vi là lạc. Cũng có sáu hạng như hạng thân chứng, thì hạng kiến trí này người ta kể tuệ còn hạng thân chứng thì kể định, để cho qúi vị nắm vậy cho nó dễ hiểu. Hạng kiến trí này cũng đạt được tám pháp giải thoát nhưng về đạo quả thì người ta cũng kể từ dự lưu quả cho đến Ứng Cúng đạo. Hạng thánh thứ năm gọi là hạng thánh tín giải thoát, hạng giải thoát nhờ đức tin, tức là bậc này không xuất chứng tám pháp giải thoát an tịnh với danh thân, mà lậu hoặc chỉ tận được một vài phần, nhưng có lòng tin vững chắc với đấng Như Lai. Nói một cách khác hơn người bậc này có kiến mạnh tức là có trí mạnh. Cũng có sáu hạng như hạng thân chứng. Hạng thánh thứ sáu được gọi là hạng thánh tùy pháp hành hay là tùy pháp hiệp, ở đây từ ngữ theo tiếng Hán dịch là tùy pháp hành, nhưng chữ sārī này không có nghĩa là sự hành và nó chính là gốc của từ sāti. Sāti dịch là tùy pháp hiệp hay tùy niệm pháp nó khác hơn, tức là tùy niệm pháp nhưng người ta dịch quen tùy pháp hành thì chúng tôi lấy từ thông dụng là tùy pháp hành hay chúng tôi dịch là tùy pháp hiệp, bởi nó đi đôi với hạng tùy tín hành, thì đúng ra tùy tín niệm chứ không phải là tùy tín hành bởi cũng chữ ānusārī là hạng chạy theo pháp hoặc nhớ theo pháp. Đây là bậc không xuất chứng pháp tuệ, tám pháp giải thoát an tịnh với danh thân và lậu hoặc chỉ được tận một vài phần, sự chuyên chú vừa chừng về pháp Như Lai đã thuyết bằng tuệ, tức là nói cách khác hơn có tuệ bậc trung về pháp Như Lai đã thuyết bằng tuệ, bậc có tuệ mạnh, nói về tuệ thì mạnh nhưng về pháp chỉ đạt được mức độ khiêm tốn chứ không phải đạt được cái gì nhiều. Bậc này nếu kể thì chỉ có một hạng là bậc an trụ trong dự lưu đạo, đó là hạng đắc đạo dự lưu đầu tiên. Thì hạng đắc đạo do bằng tuệ thì được gọi là hạng tùy pháp hành hay là tùy tín hành. Hạng thánh thứ bảy được gọi là hạng thánh tùy tín hành hay là tùy tín niệm là hạng theo đức tin hoặc là nhớ theo đức tin hay nương theo đức tin cũng được, đây là bậc cũng không xuất chứng được tám pháp giải thoát an tịnh với danh thân, bậc này có lòng tin và sự ái kính trong Như Lai, tức là bậc có tín mạnh, giống như ông Quất Khá Lý có lòng tin đối với Đức Phật và Đức Phật tán thán về đệ nhất về lòng tin, hay là giống như ông Nanbadha là cư sĩ có lòng tin tuyệt đối với Đức Phật. Ở đây nếu kể hạng thì cũng có một hạng như là tùy pháp hành tức là cũng kể là bậc dự lưu đạo. Nói cách khác hơn hai hạng này cũng có thể kể là về định yếu và hạng tuệ, từ hạng thân chứng đến hạng tùy tín hành có được năm hạng đều là thánh nhân chưa đạt đến Ứng Cúng quả, còn hai hạng trên đều là bậc Alahán tức là chúng ta kể trong bảy hạng thánh này, hai hạng thánh đầu thì chúng ta kể là bậc thánh Alahán, còn dưới bậc thân chứng kiến trí tín giải thoát hay tùy pháp hành tùy tín hành thì những hạng này thì chưa đạt được bậc Alahán. Trong phần chú giải người ta hỏi thêm cái gì là duyên để phân biệt hay cho thành tựu bảy hạng thánh ấy. Chính là xả hành trí, hai hạnh xả trí là duyên để phân biệt cho thành tựu bảy hạng thánh. Trong chú giải người ta giải rằng hành giả nào khi tác ý về vô thường tùy quán có tánh nhiều về đức tin và tín quyền thì đạt đến Dự Lưu đạo trong sát na nào thì cái ấy được gọi tên gọi là bậc tín giải thoát, giải thoát bằng đức tin. Qúi vị coi lại phần chúng tôi thuyết về bí quyết tu chứng thì chúng ta thấy rõ là đức tin thì tu tập về tùy vô thường tùy quán sẽ đắc chứng bậc Dự Lưu đạo v.v... hay là bậc cực thất vãng sanh thì dựa theo chỗ này. Và khi đắc Nhất Lai đạo Nhất Lai quả, Bất Lai đạo Bất Lai quả, Ứng Cúng đạo Ứng Cúng quả, mỗi một lần đều được gọi là bậc tín giải thoát giống như nhau. Tức là từ bậc Tu Đà Hườn, bậc A la hán cũng được gọi là tín giải thoát dựa theo sự tu tập về vô thường tùy quán, tâm tánh nhiều về đức tin và tín quyền, tức là trong năm pháp quyền là tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, dựa theo năm pháp đó pháp nào mạnh để thành tựu bậc thánh thì dựa trên bậc đó thì mới có được phân biệt bảy hạng thánh này. Còn hành giả nào khi tác ý về khổ tùy quán là có tâm tánh nhiều về an tịnh và định quyền khi đạt đến Dự Lưu đạo trong sát na nào thì lúc bấy giờ vị ấy được gọi tên là bậc thân chứng tức là bậc định, nhờ định mà đạt đến được thánh đạo rồi đắc tiếp được Dự Lưu quả, Nhất Lai đạo, Nhất Lai quả, Bất Lai đạo, Bất Lai quả, Ứng Cúng đạo v.v... mỗi một lần đều được gọi là bậc thân chứng. Hành giả nào sau khi đắc được thiền ngũ sắc thiền vô sắc tức là bát định, rồi an trú triển khai thông đạt đến Ứng Cúng quả thì vị ấy được gọi là bậc lưỡng biên giải thoát tức là sau khi đạt định quyền, nhưng định quyền ở đây nếu thành tựu được đầy đủ trọn vẹn cả tám tầng thiền tức là bát định, rồi sau đó tu tập đạt đến bậc Alahán, thì lúc bấy giờ từ bậc thân chứng sẽ trở thành bậc lưỡng biên giải thoát. Hành giả nào khi tác ý về vô ngã tùy quán có tâm tánh nhiều trí và tuệ quyền khi đạt dự lưu đạo trong sát na nào thì sát na ấy vị người ấy được đặt tên là tùy pháp hành, rồi đắc tiếp Dự Lưu quả Nhất Lai đạo Nhất Lai quả, Bất lai đạo Bất lai quả, Ứng Cúng đạo. Mỗi một bậc đều được gọi là bậc kiến trí hay là kiến đắc hay là kiến đáo cũng được hay là kiến đạt cũng được. Giai đoạn đó thì được gọi là bậc kiến trí. Khi đắc được ứng cúng quả rồi thì lúc bấy giờ vị đó được gọi tên là bậc tuệ giải thoát, đó là phân tích bảy bậc thánh theo tuần tự để xét tại sao có bảy hạng thánh là căn cứ nơi tín quyền, nơi tấn quyền, và nơi tuệ quyền, ba phần này thì chia ra bảy hạng thánh từ Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm đến bậc Alahán cũng như là từ bậc Dự Lưu, bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai và bậc Ứng Cúng, đó là bảy hạng thánh mà chúng ta được nghe. Bây giờ nếu chúng ta đắc quả thánh rồi thì biết rằng nếu tu tập về vô thường tùy quán chẳng hạn thì đắc bậc tín giải thoát, thì thiên về đức tin và thiên về tín quyền. Còn nếu tu tập về khổ tùy quán và tâm tánh chúng ta đạt được nhiều an tịnh và tịnh quyền đã đạt đến Dự Lưu đạo thì lúc đó gọi là bậc thân chứng. Chừng nào chúng ta đạt được tròn vẹn về thiền định rồi đắc được đạo quả thì lúc đó mới được gọi là bậc lưỡng biên giải thoát. Còn nếu hành giả nào tu tập về vô ngã tùy quán có tâm tánh nhiều về trí và tuệ quyền thì đạt thánh Dự Lưu đạo thì vị đó gọi là bậc tùy pháp hành, và đắc tiếp Dự Lưu quả cho đến bậc Ứng Cúng đạo thì được gọi là bậc kiến trí, và khi đắc được Ứng Cúng quả mới được gọi là bậc tuệ giải thoát. Do đó nếu vị nào chuyên tu tập về thiền quán qúi vị cũng có thể đạt được bậc tuệ giải thoát, nhưng bậc tuệ giải thoát này của hạng không thiền chứ không phải là bậc đạt được tuệ giải thoát của có thiền, mà ngày nay chúng tôi thấy rằng khi tu tập đối với hành giả đắc từ cận định tức là không thiền, cận định nha, chừng nào đắc được định mới là sơ thiền, mà chưa đắc định thì kể là không thiền, dù đạt đến mức cận định. Và có thể có những vị hành giả tu tập đắc được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Theo thiền phái của giòng thiền Pa Auk thì chúng tôi được biết là bốn tầng thiền này hầu như người ta tu tập hay người ta chỉ dạy người hành giả thiền sinh rất dễ dàng đắc chứng, đắc được thiền chỉ rất dễ dàng. Thì nếu qúi vị có được thiền chỉ rồi, được những tầng thiền đó rồi qúi vị quay ra quán vô thường, khổ não, vô ngã, rồi nếu qúi vị có duyên thì sẽ đắc chứng được đạo quả, tùy theo đạo quả qúy vị có thể là Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, hoặc là A Na Hàm, A La Hán tức là bậc Nhất dự lưu hoặc là bậc Nhất lai hoặc Bất lai cũng được. Đó là do qúi vị tu tập thôi, chúng tôi nghĩ rằng cái giòng thiền của tu viện Pa Auk này có thể giúp cho chúng ta được dể dàng. Nếu nói về con đường tu tập giải thoát theo chúng tôi thiết nghĩ nếu có định thì dễ dàng giải thoát hơn là không có định, cho dù qúi vị chấp khăn khăn là qúi vị không cần định đi nữa nhưng nhất định tâm của qúi vị đạt đến mức độ cận định mới nói chuyện về đạo quả. Ở đây chúng tôi chưa nói về những tuệ quán trở lên, tuệ quán qúi vị cũng phải đạt đến mức độ cận định thì tuệ quán đó mới sài được, tuệ quán qúi vị không được mức cận định là quí vị không sài được, bởi vì định cũng giống như là giới vậy đó, giới để đoạn trừ phiền não thô, chẳng hạn như giới sát sanh, giới trộm cắp, giới nói dối, giới uống rượu. Hay để đoạn trừ thập ác nghiệp; sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dố,i nói lời đâm thọc, nói lời chửi rủa, nói lời vô ích, tham ác, sân ác, tật đố, thì đây là những pháp bất thiện phải nhờ giới mới đoạn trừ, chứ qúi vị đừng nói là nhờ tâm qúi vị đoạn trừ, đừng nói là tu tâm, nói tu tâm vậy chứ đụng một cái là giới tan hồi nào mình không hay. Miệng mình có thể nói dối nói lời đâm thọc, nói lời chửi rủa hay nói lời vô ích cũng là bất thiện. Tức là chúng ta nói những điều không phải thiện pháp. Qúi vị nên nhớ nói chuyện nhiều quá thì coi chừng là bất thiện sanh lên. "nói lời vô ích dây dưa, phí giờ qúi báu hết trưa đến chiều." Mà lời nói bất thiện sanh từ sáng đến trưa đến chiều, bởi vì nói lời vô ích nếu qúi vị không ham tranh hơn tranh thua với người ta hay không bực mình để nói thì cũng có cái si nằm trong đó, nên bậc thánh người ta không bao giờ nói, hễ mở miệng nói là người ta nói đạo nói pháp, nói pháp là thiện, còn chúng ta mở miệng là nói chuyện đời là bất thiện trong đó. Thì thấy rõ ràng nếu tu mấy pháp này vẫn còn cho rằng chúng ta có giữ giới bất quá giới đó là giới không nói dối thôi, chứ nói lời đâm thọc khi chúng ta ghét nhau chúng ta nói là sẽ vi phạm, nói lời đâm thọc hoặc nói lời thô ác tức là nói nặng nói nhẹ người ta hay nói trì triết nói như vậy là tâm sân hay tâm tham, thì tùy theo chuyện mà chúng ta nói, tham sân mà chúng ta kể. Thì chúng ta phải nhờ giới mới diệt trừ được. Không thể nào nói tôi tu tập thiền quán thì không cần giới. Qúi vị tu tập thiền mà nói không cần giới, bởi giới thì không giải thoát thấy, rõ ràng giới không giải thoát, tuệ mới giải thoát thôi, thì chúng ta nói vậy chúng ta cảm thấy còn thiếu xót trong lời nói. Cũng giống như hành giả nói tu tập tôi không cần định bởi định không giải thoát, nếu định không giải thoát được và giới cũng không giải thoát được, nếu theo cái lý người ta nói định không giải thoát được thì người ta không cần định, thì như vậy giới không giải thoát chúng ta không cần giới nữa. Nói như vậy chúng ta nghe suông tai không? nó không thể nào suông tai chúng ta, như vậy nó có cái chấp trong đây, chấp là không hiểu công dụng của định cũng giống như công dụng của giới là để đoạn trừ phiền não, mà phiền não thô thì nhờ giới đoạn trừ, phiền não trung phải nhờ định đoạn trừ, mà chúng ta không nhờ định để đoạn trừ thì chúng ta để đó để chơi, chúng ta tu tập tuệ đoạn trừ cái gì đây. Định để đoạn trừ năm pháp cái mà năm pháp cái này chúng ta không nhờ định để đoạn trừ thì coi chừng chúng ta tu tuệ năm pháp cái này nhảy vô nó quính chúng ta tơi bời hoa lá. Năm pháp cái chúng ta phải hiểu, thứ nhất là dục dục cái, tức là ngũ trần cái, năm pháp cái bên ngoài đối với căn chúng ta là nó tấn công chúng ta rồi, phải nói là chúng ta bị nó chi phối mà chúng ta không hay chúng ta không biết. Sân hận cái chúng ta cũng không biết. Hôn thụy cái trạo hối cái và hoài nghi cái. Năm pháp cái này chúng ta không đoạn trừ thì làm sao đắc chứng đạo quả. Năm pháp cái này chia làm hai tầng, tầng của định để đoạn trừ là phải nhờ cận định, và tầng cao nữa phải nhờ tuệ mới đoạn trừ được năm pháp cái của tuệ, thì lúc bấy giờ trong pháp cái này cũng kể là năm pháp cái để tuệ đoạn trừ. Phải kể là sáu triền cái, người ta gọi là lục cái, cái thứ sáu là vô minh cái nó mới chi phối cả năm tầng này, do đó tối thiểu là năm pháp cái này muốn trị nó thì phải đạt đến cận định, nhờ năng lực cận định có chúng ta mới kiềm giữ được các pháp cái. Bây giờ chúng tôi nói cho qúi vị để nghiệm năm pháp cái, mình hiểu coi chừng hiểu không sát năm pháp cái này. Thứ nhất là dục dục cái hay tham dục cái hay cái gì đó v.v... thì chúng ta hiểu như thế nào, không chừng chúng ta hiểu không khéo là tình dục thì chưa đâu, một phần của nó thôi, nó chỉ thuộc về cái xúc dục thôi, còn sắc dục, thinh dục, hương dục, vị dục. Cũng vậy sân hận cái chúng ta hiểu là tức giận, sân hận, hờn giận, đó là phần thô của sân cái. Phần tế thì phải nói là khi mình thích thì dục dục cái sanh lên, còn khi mình ghét mình không ưa (không chỉ người mà kể cả cảnh,) thì lúc bấy giờ sân cái sẽ sanh lên. Do đó chúng ta cứ nghiệm mắt thấy sắc đẹp thì đương nhiên phản ứng tự nhiên là dục dục cái sắc ái khởi lên, tham sắc khởi lên. Nhưng chúng ta thích cái đẹp thì đương nhiên là ghét cái xấu, chứ không thể nào chúng ta thích cái đẹp mà cái xấu chúng ta coi thường đâu, chắc chắn là vậy, tâm chúng ta bị hai pháp này tùy chuyển, bởi chúng ta không thích cái này thì đương nhiên chúng ta có ghét cái kia, chúng ta chưa hành xả trong hai pháp này. Thành ra khi chúng ta thích thì nó trở thành dục dục cái, mà khi ghét thì kể là sân hận cái. Tiếng sân để chúng ta nói cho dễ nghe vậy thôi chứ chúng ta bị hiểu lầm cái sân này là sân si thì như vậy cả đời qúi vị tu cũng không thể nào đoạn trừ năm pháp cái. Đó là nói về thấy. Còn về nghe mà tiếng nào vừa lòng thì dục dục cái sanh lên, tiếng nào người ta nói không vừa lòng thì sân cái sanh lên. Nhiều khi người ta không hiểu điều này về cái sân, người ta tưởng chừng nào bị chửi mắng chúng ta mới sân. Người ta nói lời nào không vừa lỗ tai chúng ta bực mình khó chịu sanh lên đó là sân hận cái đang sanh lên. Cái này không thuộc về giới đoạn trừ mà nhờ định mới đoạn trừ được. Cũng vậy mũi chúng ta ngửi mùi thơm thì đương nhiên dục dục cái sanh lên, ngửi mùi hôi thúi thì khó chịu thì sân hận cái sanh lên. Cũng vậy lưỡi chúng ta ăn miếng ngon thì thường thường cái ăn ngon đương nhiên tham cái dục dục cái sanh lên trong cái ngon đó rồi, còn đồ dở quá chúng ta khó chịu thì đó là sân cái sanh lên. Xúc cũng vậy, chúng ta ngồi mà cảm giác xúc lạc thì dục dục cái sanh lên, còn xúc khổ đau đớn nhức mình nhức mảy thì đó gọi là xúc khổ thì sân cái sanh lên. Năm pháp cái này tấn công năm căn chúng ta tiếp xúc năm cảnh, không khéo chúng ta không thấy được chỗ này, chúng ta không thắng được năm triền cái này, hay khi chúng ta tu thiền quán nó cứ nhảy vô phá, mà chúng ta không thấy nó phá hồi nào thành ra chúng ta tu vừa lên thì bị nó kéo xuống, cứ lên thì bị kéo xuống, đó là lý do tại sao hành giả tu không đắc được thiền, đó là lý do hành giả tu mà không tiến, đó là lý do tại sao hành giả tu không đắc chứng đạo quả là bởi chúng ta không học năm pháp cái này kỹ lưỡng, và chúng ta không học được công dụng của định để đoạn trừ phiền não. Khi chúng ta thấy cái thương cái ghét cái thích sanh khởi lên liên tục nó quay chúng ta suốt cả ngày luôn, qúi vị cứ nghiệm cái chỗ đó sẽ thấy năm pháp cái nó quần qúi vị cả ngày, nhích một cái là không cái này lên thì cái kia lên, không có dục dục cái sanh lên thì sân cái sanh lên hai cái này chi phối tâm chúng ta cả ngày không được an tịnh. Còn người tu tập được an tịnh rồi tham không sanh lên và sân người ta cũng không có. Do đó vấn đề chánh chẳng hạn như nói về ăn uống, cái ngon thì người ta cũng không màng, mà cái dở người ta cũng không ghét, tâm người ta được vững vàng đối với cảnh, con mắt người ta thấy cái đẹp cũng không thích mà cái xấu cũng không ghê. Cái tịnh tướng đẹp thì đương nhiên ai thấy tướng đẹp cũng thích, mình mua một món đồ đẹp tự nhiên mình thấy thích, đưa một món đồ xấu tự nhiên mình khó chịu, mặc bộ đồ đẹp thì thích rồi, mặc bộ đồ xấu thì khó chịu. Sắc dục không chỉ đơn giản sắc nam nữ, mà tất cả những sắc gì thấy nhìn, chúng ta có thọ dụng tất cả những món đồ đều là sắc, thì cái đẹp chúng ta thích mà cái xấu chúng ta chê thì coi chừng rơi vào dục dục cái, sân cái sanh lên. Người tu tập tới mức độ định có rồi thì người đó giống như bậc thánh, nói theo đời một chút, người ta không màng tới cái tốt cái xấu, không màng về cái thương ghét, không thích người này mà ghét người kia, thích người này cũng là dục dục cái mà ghét người kia cũng là sân hận cái, qúi vị nên nhớ thích là dục dục cái sanh lên, thích đây không phải chỉ là thích giữa nam và nữ, nam nữ chỉ là một khía cạnh thôi, kể cả thích người bạn đạo của mình, hễ có cái thích khởi lên thì coi chừng cái thích này bị chi phối bởi ái, mình mới thích, tại vì sao mình thích người kia, tại người kia nói những chuyện vừa lòng mình mới thích, nhiều khi người đó là người bất thiện họ nói ngọt nịnh mình thích, thì đó là dục dục cái sanh lên, còn những người kia họ nói những lời phê bình những cái xấu của mình, người ta nói những cái sai của mình, mình khó chịu thì như vậy là mình thích ghét. Đó là mình bị chi phối bởi bốn pháp thiên vị, thì đương nhiên tâm mình khó yên tịnh trong pháp này. Do đó hành giả tu tập để từ phàm tới thánh nhất định phải tu tập đến mức độ này, khi tu tập mà khống chế được năm pháp cái này thì tâm người đó cũng giống như là tâm của Phạm Thiên, tâm không vui không buồn không tham không hận không ghét đối với tất cả chúng sanh. Đi đến mức độ này người ta cũng phải có tu tập tâm từ. Mục đích Đức Phật dạy tu tập tâm từ để quân bình tâm, để không còn thương ghét đối với chúng sanh nữa. Tu tập quán pháp bất tịnh để không còn dính mắc. Do chúng ta không hiểu được công dụng của định nên chúng ta từ bỏ định hay chúng ta từ chối định hay chúng ta phê phán định, và cái phê phán định này hành giả tu hoài không thể nào đạt được kết quả như ý mong muốn. Kể cả ông thầy thiền sư mà hết lòng hết dạ truyền muốn dẫn qúi vị đi tới nếu mà ông thiền sư mà không nắm được chỗ này để chỉ dẫn chính xác cho qúi vị tu tập đúng thì phải nói cũng mệt mỏi cho vị thiền sư, mà qúi vị đạt cũng không thể nào kết quả nhiều. Mà nếu qúi vị hiểu được chỗ này thì qúi vị sẽ nghiệm lại chỗ giới, chúng ta phải giữ giới, nhất định giới chúng ta phải thành tựu để chúng ta rảnh tay đoạn diệt tham sân si mà tạm gọi là bất thiện khiến cho chúng ta phạm giới. Chúng ta đã khống chế tham sân si rồi thì nó không thể công phá thành trì giới của chúng ta được, lúc đó chúng ta mới tạo năng lực về định để chúng ta chận năm pháp cái này thì năm pháp cái này không quấy pháp, thì lúc đó chúng ta rảnh để diệt trừ mười kiết sử là mười lãnh đạo. Muốn thành thánh thì chúng ta thấy phải diệt trừ cả mười kiết sử, đồng thời không có nghĩa là diệt mười kiết sử này mà qúi vị phạm giới thì đó là sai rồi, không đúng, hay diệt mười kiết sử này mà còn năm triền cái là sai rồi, bởi đó là phần thô, phần giới đoạn trừ là phiền não thô, nghĩa là định trừ phiền não thô và bắt đầu tuệ trừ phiền não vi tế, phiền não vi tế chính là mười kiết sử, mà tu tới bậc thánh người bậc thánh mới thấy được kiết sử này và bắt đầu lần lượt đoạn trừ. Ví dụ như trong phim, bên tà có thằng chúa đảng, nhưng khó giết thằng chúa đảng đâu bởi vì nó có thần hộ pháp của nó, thằng hộ pháp là thằng tài giỏi nhất bảo vệ cho thằng chúa đảng, chừng nào qúi vị giết được thằng bảo vệ chúa đảng thì lúc giờ chúa đảng mới chết chứ còn không thằng tài giỏi đó cứ ở đó thì nó sẽ bảo vệ được thằng chúa đảng. Bên thiện pháp cũng vậy. Chúng tôi mượn chuyện Bao Công để nói chuyện, thì thiện pháp cũng vậy, mình phải trí tuệ tài giỏi như Triển Chiêu thì mới bảo vệ được thiện pháp mình giống như Bao Công, đối với bất thiện pháp giống thì như đối với Bàng thái sư, thì phải coi mấy ông tướng của Bàng thái sư thằng nào tài giỏi nhất võ nghệ tinh thông nhất thằng mà có thể giết hại Bao Công giết hại Triển Chiêu được thì thằng đó mới nguy hiểm. Thì cũng vậy thằng đầu não nhất của kiết sử này chính là thân kiến, tà kiến, giết được thằng này rồi thì si mới giết được, chứ bây giờ mà chưa giết được tà kiến thân kiến thì si chưa chịu chết. Do đó tất cả những đạo sĩ chân tu, tất cả những vị Phạm Thiên, tất cả những người đắc tứ thiền bát định ngũ phong người ta còn phải chết bởi tà kiến thân kiến chưa diệt trừ được. Có thể diệt trừ tham nói theo người ta diệt được dục dục cái, người ta không còn ham muốn gì nữa, thế gian nam nữ không còn màng, như cõi trời Phạm Thiên không có nam có nữ, không có dục, đối với nam nữ mà luôn tất cả trên thế gian này người ta cũng không màng, cái sân người ta cũng không còn sân hận đối với ai trên thế gian này tưởng giống như là thần thánh vậy, nhưng mà quên mất thằng chúa đảng còn có thằng mà võ nghệ tinh thông nhất thằng hộ pháp của nó, thằng thân kiến là thằng hộ pháp chưa giết được thằng đó là nhất định là thằng này còn cơ hội sống dạy phục thù, còn thằng chúa đảng làm sao thì qúi vị không thể nào đi tới nó bởi vì thằng thân kiến này bảo vệ thằng si, qúi vị nên nhớ là tà kiến bảo vệ cho đến chừng nào giết được thân kiến rồi lúc đó nó chết rồi thì hoài nghi giới cấm thủ mới chết lần lượt, dục ái mới chết, sân ái chết, ngã mạn phóng dật vô minh gì đó, thì vô minh là si cuối cùng nó mới chịu chết. Đây là chúng tôi mượn lý đời nói lên lý pháp để chúng ta nghiệm thấy biết kẻ thù trong tâm chúng ta để chúng ta tìm đến đúng chỗ mà chúng ta giết. Nói một cách khác hơn thành thánh để qúi vị thấy biết kết quả tu tập chứ thật ra thành thánh không có gì khó hết, cứ diệt hết phiền não là thành thánh, mục đích của mình là diệt những phiền não trong nội tâm diệt được nó là thành thánh, mình diệt chưa được nó là mình chưa thành thánh. Do đó một khía cạnh khác nói mình tu để mình thành thánh chứ thật ra nói mình tu để diệt trừ phiền não, diệt từ từ những phiền não cho nên đến cuối cùng không còn phiền não phát sanh khởi lên trong tâm mình nữa thì lúc đó mình mới dễ dàng thành thánh. Nói theo năm pháp cái cũng vậy, chúng ta mà có thể diệt được năm pháp cái là chúng ta yên, diệt hết thì yên. Nhưng năm pháp cái đời này chúng ta có thể thắng được, có thể đắc thiền định được, hay có thể trở thành Phạm Thiên, nó không còn sanh khởi được. Nhưng mà tới chừng mãn Phạm Thiên mà sanh xuống nhân loại cũng vẫn bị nó sanh khởi trở lại, bởi vì thằng đầu não thằng hộ pháp của nó là thân kiến hay tà kiến còn ở đây, chúng ta chưa đoạn trừ nổi. Do đó học con đường để đoạn trừ thân kiến này thì ngày mai chúng tôi sẽ nói con đường đoạn trừ thân kiến để qúi vị tìm biết cái thằng chúa đảng thằng hộ pháp mà tài giỏi tinh thông phải giết được nó rồi thì lúc đó qúi vị thấy đắc Tu Đà Hườn liền, giết trong đời hiện tại thì đắc Tu Đà Hườn còn giết không được thì chuẩn bị trong tương lai giết nó, nhưng mà muốn giết nó thì qúi vị rảnh rỗi đừng để cho mấy thằng đó là sát thủ là chúa đảng nhưng mà còn lâu la thuộc hạ nó qúi vị tinh tấn đâu phải tự nhiên thằng đó xuất hiện đâu, chưa cần phải nó xuất hiện trước khi nó xuất hiện là mấy thằng sát thủ bịt mặt của nó nhảy vô wính trước rồi, thì mấy thằng sát thủ công khai, mấy thằng giới công khai, thằng định chính là sát thủ bịt mặt năm pháp cái, chính là sát thủ bịt mặt mà mấy thằng đó cũng là dân tài giỏi nó chỉ thua thằng cầm đầu của đám sát thủ này thô,i thì khi mà diệt được năm pháp cái rồi thì qúi vị mới thấy xuất hiện thằng thân kiến nó mới lộ diện, thằng thân kiến nó lộ diện là qúi vị bại liền, chắc chắn là qúi vị bại liền bởi nó quá tài nó quá giỏi, chứ còn năm thằng sát thủ kia qúi vị có tài mà thắng được nó rồi thì thằng kia nó mới xuất hiện, nên nhớ nó chưa bao giờ xuất hiện, nó giỏi quá, đâu cần năm thằng đàn em thẩy wính mình tơi bời từ sáng đến chiều đến tối rồi đâu cần nó xuất hiện, chừng nào qúi vị wính thắng nó rồi bắt đầu mới chuẩn bị mới thấy nó, nó sẽ chi phối cuộc đời sinh hoạt hay sự tu tập của qúi vị. Bài pháp hôm nay chúng tôi nói về bảy hạng thánh đắc thời gian cũng vừa phải./........ |