TT Pháp Chất Bài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7
năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam Những điều tự đoán để đắc đạo
Chuyển
thành văn bản: Minh Hạnh
Để tiếp tục thời pháp ngày hôm qua nói về những yếu tố, những điều kiện để đắc chứng đạo quả, thời pháp ngày hôm qua chúng tôi đề cập về bảy nhân đắc đạo hiện thế gồm có: 1) Một phải là người tam nhân, tức là tái tục bằng tâm tam nhân Nhân dịp có một thiền sinh hỏi là làm sao biết mình là người tam nhân. Nếu nói về người tam nhân thì chúng ta đoán về bên ngoài: thứ nhất chúng ta sanh ra nếu là người bằng tâm nhị nhân, người tam nhân thì chúng ta không bị đui mù câm điếc v.v.... từ trong bụng mẹ tục sinh ra, tức là muốn nói chúng ta có ngũ quan đầy đủ. Thì chúng ta biết rằng chúng ta chỉ trong hai hạng người nhị nhân và tam nhân mà thôi, hy vọng rằng chúng ta có thể là người tam nhân, và muốn để trắc nghiệm suy nghiệm để xác nhận thì bằng cách chúng ta tu tập. Ngày xưa câu hỏi này chúng tôi cũng đã từng hỏi Ngài HT Tịnh Sự là Thầy Tổ của chúng tôi là tổ sư về môn Siêu Lý tại Việt Nam của chúng ta, chúng tôi hỏi Ngài: "Bạch Ngài, làm sao xác định được mình là người tam nhân." Thì Ngài nói: thứ nhất nếu mình tu tập về thiền chỉ đắc được tối thiểu là sơ thiền, tức là đắc được sơ thiền trở lên thì mình biết mình là người tam nhân rồi. Người tam nhân mới đắc thiền định được. Và cũng vậy người tam nhân có thể đắc được đạo quả. Thì làm sao biết được người tam nhân về thiền quán, thì Ngài nói là nếu tu tập thiền quán người nào có đầy đủ 10 phiền não quán. 10 phiền não quán tức là: Hào quang, hỉ, tịnh, tín mà, Tức là trong 10 phiền não đó, nếu người nào có tu tập thiền quán, phát sanh được 10 phiền não quán thì người đó biết rằng mình là người tam nhân. Nhưng mình là người tam nhân chỉ mới được có một trong bảy điều kiện để đắc chứng đạo quả thôi. Chúng tôi ngày hôm qua đã thuyết giảng về bảy nhân đắc đạo, ngày hôm nay chúng tôi nói tiếp tục 5 điều để tự đoán đắc đạo hiện thế. Có bảy nhân, nhưng bảy nhân đó chưa đâu, khi chúng ta có bảy nhân rồi bây giờ nói cách khác qúi vị kiểm tra lại mình coi mình có phải là người tam nhân hay không thì có thể xét qua ngũ quan cũng vọng mình là người tam nhân. Nếu đắc thiền định rồi thì qúi vị có thể khẳng định rằng mình là người tam nhân. Còn nếu qúi vị tu tập về Tứ Niệm Xứ về Minh Sát Tuệ, qúi vị phải có được đầy đủ 10 phiền não quán.
Trong 10 phiền não quán về định hào quang, qúi vị phải tu thứ nhất là qúi vị có hào quang. Người nào có được 10 phiền não quán này, tức là tu tuệ thứ nhất, thứ hai, nữa là thứ ba là có tuệ, thứ ba là đầy đủ thì 10 phiền não quán sanh lên, hành giả nào đủ căn lành đắc chứng đạo quả thì sẽ vượt qua phiền não quán này, còn hành giả nào không đắc chứng đủ balamật để vượt căn lành này thì coi chừng có thể rơi vào tà kiến, và có thể coi chừng bị thối thất, trong giai đoạn này rất là quan trọng. Có thể nói một cách khác hơn Đề Bạt Đạt Đa tu tập đến mức độ phiền não quán nhưng Đề Bà Đạt Đa vượt không qua, không đắc được tứ thiền bát định ngũ thông, mới chứng hào quang hỉ tịnh tức là bát định trong phần này. Nếu kể người đắc thiền chỉ thì tới mức độ này là đắc được thiền tịnh rồi ta có trí nhớ được cả tiền kiếp, đắc được ngũ thông biết được đời quá khứ trong giai đoạn phiền não quán này. Nhưng người ta không vượt qua thì biết là balamật yếu, thì ta không vượt qua để đắc chứng đạo quả, điều đó thì có thể là nguy hiểm giống như Đề Bà Đạt Đa có thể là thối thất. Trong thời pháp này chúng tôi không có triển khai vấn đề này vì thời gian hạn hẹp chỉ có nửa tiếng mà thôi. Nói tóm tắt chúng ta thấy là chúng ta có thể là người tam nhân. Thứ hai nữa tu tập thiền quán dễ dàng chúng ta đã biết là có điều thứ hai. Thứ ba tinh cần tinh tấn. Thứ tư là hành đúng chánh tạng và chú giải cũng có thể kể chúng ta hành đúng chú giải. Thứ năm là nơi chỗ vừa tâm, chúng tôi thấy nơi chỗ này thích hợp cho qúi vị về trú xứ thích hợp, về vật thực thích hợp. Bạn bè thích hợp, nhưng bạn bè thích hợp ở đây chúng tôi nhận thấy cũng chưa thích hơp mấy, có người lo tu và có người không lo tu, tức là có người còn hay nói chuyện nhiều, chúng tôi có nghe được báo cáo như vậy đó. Điều thứ sáu là oái niệm, nhiều khi chúng ta tu mà tâm chúng ta còn ở ngoài đời ngoài nhà, chúng ta thấy rõ ràng nhiều khi cũng bận rộn. Còn nếu chúng ta không lo tu thì điều thứ bảy coi chừng chúng ta bị mất thời giờ, có thể chúng ta có cả ngày thì giờ, nhưng thật ra tính lại coi chừng chúng ta đánh mất thời giờ tu tập của chúng ta rất nhiều, thời giờ đó chúng ta không làm được những gì cho thiện pháp, hay thiện pháp sanh lên cho chúng ta. Nếu chúng ta có được đầy đủ thì coi như tạm thời là bảy nhân đã tạo ta có rồi, thì chúng ta hành. Khi nào hành được, có thể nói một cách khác hơn phiền não quán bắt đầu đến cho các vị, phiền não quán đây tức là 10 thiện pháp sanh lên, 10 cái này gọi là 10 thiện pháp. Sở dĩ gọi là phiền não quán là nhờ tu tập tuệ quán có được trí tuệ quán mới sanh ra 10 thiện pháp này. Nhưng 10 thiện pháp này nó sẽ là cấu uế hay tối ngày làm cản ngăn con người trên con đường tu tập giải thóat. Bởi vậy hành giả khi tu tập thường thường lầm tưởng mình chứng đắc trí tuệ phát nhiều, nhiều khi người ta tưởng mình đã thông rõ Phật Pháp rồi. Có trường hợp có những vị tu tập đến mức độ này tưởng mình tinh thông Phật ngôn đắc chứng đạo quả, nhưng thật ra chưa đắc. Có người đạt đến mức độ xả, người ta cảm thấy xả thân, cái gì cũng bỏ hết tưởng đắc chứng đạo quả v.v... Hay có người nhớ được tiền kiếp quá khứ nhiều nhờ tu tập có thần thông. Những pháp này là điều do thiện pháp, do sự tu tập mà đắc chứng thành quả. Nhưng chính nó là cái phiền não nên người ta bị dính mắc chỗ này. Trong kinh chúng ta có câu chuyện nhỏ, là lúc bấy giờ vị sadi có thầy tu tập, ông thầy chỉ đắc được tứ thiền bát định, tu tập phiền não tuệ quán này tưởng ông đắc chứng đạo quả Alahán rồi. Và các đệ tử này cũng lầm tưởng thầy là Alahán. Nhưng lúc bấy giờ trong số các đệ tử sadi thì có một ông tu tập đắc chứng Alahán mới thấy rằng thầy mình chưa đắc chứng Alahán. Đây là cái khẳng định ngày hôm qua chúng tôi nói; nhiều khi thầy dạy cho chúng ta đắc chứng rồi, mà ông thầy cũng chưa đắc chứng được, bởi vì ông thầy còn một số trở ngại phiền não, ông thầy này bị trở ngại ở chỗ đó. Thành ra bây giờ làm sao nhắc ông thầy, ông thầy xả hết trơn rồi tưởng mình thành thánh rồi. Thì lúc bấy giờ người đệ tử mới nhắc khéo ông thầy: Thưa thầy, con được biết là Thầy tu tập đắc được thần thông phải không?" Cũng như bây giờ mình thấy mình hưng phấn, mình tưởng mình xả được tất cả, nhưng đụng chuyện mình thấy chưa có xả được. Chỗ đó là cái xả của mình, xả này là giả chứ không phải là thiệt. Mà mình nhận tưởng là thiệt nên chỗ này nếu mà trong thất tịnh người ta gọi là đạo phi đạo tri kiến tịnh, mình tưởng mình đắc đạo rồi nhưng thật ra cái đó là phi đạo chứ không phải đạo, nó mới bước qua giai đoạn thứ ba của tuệ quán, phiền não quán sanh lên. Thì hành giả mà đủ trí tuệ ông thầy nhắc được tới giai đoạn này ông thầy khó dạy lắm. Mình tưởng nhiều khi mình tu hơn ông thầy, chỗ này là một tai hại nhất cho người tu tưởng mình tu hơn ông thầy. Mình chưa có kinh nghiệm, ông thầy biết mà thuyết phục mình không được. Nhiều khi có thể bản năng mình hay tâm tánh mình, có thể nếu ông thầy biết có chậm lụt của mình, nhưng chậm lụt không có nghĩa là không hiểu thông con đường tu tập. Mình có thể sanh được trí tuệ giỏi hơn ông thầy, có thể biện luận thắng ông thầy, nhưng trí tuệ biện luận đó không sài được trong dịp tu tập này. Tưởng là mình có trí tuệ, thông hiểu Phật ngôn, thì chính một số hành giả bước tới chỗ này rồi là có thể nhiều khi là cãi thầy có, cãi bạn có, bỏ thầy có, bỏ bạn có, tự đi tu, mà tự đi tu chắc chắn là người đệ tử này thối đọa chứ không thể nào phát triển được bởi phiền não quán này, chỉ ông thầy có kinh nghiệm mới có thể giúp cho người đệ tử vượt qua, mà đệ tử đủ balamật mới vượt qua được, không đủ balamật không vượt qua. Nói cách khác hơn cho qúi vị thấy một cái này nguy hiểm, sở dĩ mà tổ sư trong Phật giáo mà có nhiều. Giả sử ngày xưa chúng ta nghe nói thời kỳ phân hoá mấy ông tổ, thời kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba có 19 bộ phái, 19 ông tổ, thời đó 19 ông tổ lớn là người tu đến mức độ trí tuệ của phiền não quán này vượt qua không được thì ra làm tổ sư. Qúi vị nên nhớ vượt qua không được người ta làm tổ sư liền, bởi người ta giỏi quá, người ta tách rời ra khỏi Phật giáo, tưởng là người ta đúng rồi người ta cứ khăng khăng điều đó. Hiện nay đối với Việt Nam chúng tôi thấy thỉnh thoảng cũng có một vài vị tu tập tới mức độ này, trí tuệ sanh lên. Trong phần chư tăng chúng tôi nói về khúc này là chúng tôi gọi cái này là tư tưởng nổi loạn, phiền não quán chúng tôi gọi là tư tưởng nổi loạn. Bởi đó là mình có chấp riêng của mình, không còn nghe ai khuyên nhủ, nếu không vượt qua cái này là người đó coi chừng hư hết thiện pháp. Đó là kinh nghiệm của chúng tôi đã thấy như vậy. Là lúc bấy giờ khi chúng ta tu tập tới phiền não quán chúng ta phải vượt qua được rồi, chúng ta biết chúng ta là người tam nhân rồi, thì người tam nhân về phiền não quán này chúng ta biết chắc chắn chúng ta sẽ có thể đắc chứng đạo quả, nhưng để khẳng định hay không thì bắt đầu năm điều tự đoán này: "Bảy nhân trước đã trình phô năm điều tự đoán đặng vô thánh phần. Ở đây trong kinh Đức Phật Ngài dạy một pháp khác, Đức Phật gọi là "Năm tinh cần chi. Lúc bấy giờ vương tử Vô Thí hay vương tử Bồ Đề đi đến hỏi Đức Phật về con đường tu tập thì Đức Phật mới giải: nếu người nào có đầy đủ 5 tinh cần chi này thì người đó có thể giác ngộ có thể giải thoát trong đời hiện tại. Điều thứ ba vị ấy không gian trá, không sảo trá, tự mình xử sự như chơn bậc đạo sư đối với vị có trí hay đối với bạn đồng phạm hạnh tức là đối với thầy và đối với bạn. Thì câu thứ ba của Ngài Tịnh Sự Ngài nói rằng; "Ba là thầy bạn hoà nhau chẳng có đố kỵ làm sao bỏ hành." Đức Phật dạy về sự chân thật, phải nói rằng mình phải hoà mới có sự chân thật, mình không hoà là không thể nào có chân thật được. Hoà nơi đây tức là nói theo pháp hoà kính, tức là đối với thầy có kính, đối với bạn có yêu mến, có sự thân thiết. Thì có sự kính trọng và có sự thân thiết đó thì cái gì mình cũng tâm sự cái thật của mình ra. Không phải tâm sự là mình nói những cái tốt mình đâu, mà kể cả cái xấu mình cũng vẫn nói ra "ờ tôi có những khuyết điểm như thế này, cái xấu này không biết làm sao tôi khắc phục, làm sao tôi đoạn trừ" thì mình nói với người bạn thân thiết mà mình tin được, chứ nói với người lạ sợ người ta đem điều đó đi phê phán sanh ra nói xấu mình, thì mình không dám nói. Nhưng đối với thầy với bạn điều này cũng giống như mình có bịnh kín, gặp bác sĩ mình mạnh dạn trình bày chứ gặp người khác thì không ai dám nói, bởi vì sao vậy, nói cho người khác nghe người ta cười nhạo hay người ta đem chuyện của mình đi biêu riếu. Nhưng nói với bác sĩ, bác sĩ hỏi là mình có bịnh gì, kín cỡ nào cũng phải khai với bác sĩ, thì bác sĩ mới có thể trị bịnh hết cho mình. Thì cũng vậy đối với những điều mình tu tập ngoài thiện pháp nói chi, kể cả bất thiện pháp sanh khởi lên mình cũng phải báo cáo thật thà đối với ông thầy, để ông thầy căn cứ bất thiện pháp và cho pháp thích hợp để hóa giải được bất thiện pháp, lúc đó mình mới tăng tiến được. Do đó Ngài Tịnh Sự dạy theo hình thức là phải hoà trước rồi mới có sự chân thật ,còn Đức Phật thì nói thẳng là vị ấy phải chân thật. Đó là cái lý người ta giải muốn chân thật thì phải hoà, qúi vị phải hiểu được cái thông đó. Điều thứ tư là vị ấy sống tinh cần tinh tấn từ bỏ bất thiện pháp làm khởi lên thiện pháp thì điều này muốn nói rằng đó là tứ chánh cần đầy đủ với từ bỏ ác và tu tập thiện, thân cần, trừ cần, tu cần, bảo cần. Thứ năm là vị ấy có trí tuệ thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp, với sự thể nhập bậc thánh đưa đến sự chân chánh đoạn diệt khổ đau, đó là muốn nói về người đó đã đạt được tuệ sanh diệt. Nói một cách khác tuệ sanh diệt là udayabbayanàna, thường thường dịch là sanh diệt tuệ, nhưng Ngài Tịnh Sự nói udaya là khởi lên thì Ngài dịch là tiến, còn bbaya là tàn thì gọi là thối, do đó Ngài dịch là tuệ tiến thối. Tùy theo hành giả dịch tuệ tiến thối cũng được, tuệ sanh diệt cũng được, nhưng phần sau đây tức là muốn nói hành giả phải đi đến tuệ diệt. Khi nào chúng ta hành mà tuệ quán chúng ta đi đến mức tuệ thứ năm. Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Định Danh Sắc. Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ xác định duyên của danh sắc tức là nhân sanh và danh sắc. Tuệ thứ III - Sammasananàna người ta gọi là tuệ khảo xác về danh sắc bị chi phối bởi vô thường bởi khổ não và vô ngã. Lúc bấy giờ mới thấy được danh sắc bị vô thường như thế nào, bị khổ não như thế nào. Tu tập đầy đủ vô thường khổ não rồi chúng ta thấy được sâu sắc thì 10 phiền não quán sanh lên, sau khi thấy được sắc, vô thường, khổ não, vô ngã thì chúng ta mới đi tới bước thứ tư, mới thấy được sự sanh diệt danh sắc là trí tuệ thứ tư. Rồi sau khi trí tuệ sanh diệt chúng ta già dặn rồi, cái trí tuệ sanh diệt già dặn rồi thì chúng ta không còn thấy sự sanh nữa mà chỉ thấy sự diệt, thì điều này Ngài Tịnh Sự cho thí dụ giống như xe chạy từ từ chúng ta thấy là xe đằng kia vừa mới tới rồi nó ra trước mặt chúng ta rồi nó đi, đó là xe nó chạy từ từ chúng ta thấy vậy, nhưng lúc bấy giờ mà xe chạy tốc độ nhanh qúa chúng ta chưa kịp thấy thì đã thấy nó mất rồi, vù một cái là nó đã qua rồi, giống như danh sắc diệt mà chúng ta chỉ thấy cái sự diệt đó thôi chứ chúng ta cũng chưa thấy kịp sự sanh giống như xe chạy vù qua chúng ta, nó vụt qua là chúng ta thấy nó đã qua tới diệt rồi. Người nào trí tuệ đi đến mức độ này thì người ta mới có thể khẳng định rằng mình có thể xác chứng đạo quả ngay trong đời hiện tại. Đó là qúi vị coi lại phần văn vần để chúng tôi giải thích theo văn vần nó chính xác hơn. Một là chẳng có lăng xăng tin chánh tam bảo Sư Tăng dạy rằng. Trong chú giải vừa rồi thì chúng tôi cũng có trao đổi với cô Nguyệt Minh về chú giải của 5 tinh cần chi này. Năm tinh cần chi này người ta phân biệt, loại đức tin này có bốn loại, loại thứ nhất gọi là Akamanasaddhā chúng tôi tạm dịch là lai tín, điều thứ hai gọi là adhigamasaddhā - chứng tín , điều thứ ba là bhocappanasaddhà dịch là xác tín, điều thứ tư gọi là bassadasaddha tịnh tín, định tín ở đây nói tịnh tín là đức tin là chúng ta tin Tam Bảo, tin Phật tin Pháp tin Tăng, chúng ta quy y giữ giới đó là lòng tin trước nhất là bassadasaddha, và sau khi có bassadasaddha chúng ta bắt đầu thực hành những thiện pháp, nhất là thực hành về thiền chỉ hoặc thiền quán, chúng ta có một số kinh nghiệm tu, giả xử tu mà chúng ta có được hào quang, có được ánh sáng thì chúng ta mới tin tưởng nhiều lời dạy của Đức Phật, rồi chúng ta tu đắc thiền chúng ta tin càng nhiều, giống như chúng ta đắc được từng tuệ quán nào đó thì bắt đầu bhocappanasaddha có được là xác tín. Có thể nói một cách khác hơn xác tín này là trí tuệ của người đã thực hành pháp mới có kinh nghiệm, kinh nghiệm tới đâu thì xác tín này đi tới đó, có xác tín này chúng ta mới có lòng tin bất động đối với Phật Pháp Tăng, thì lúc đó lòng tin của chúng ta không còn hoài nghi không bị ảnh hưởng nữa. Nói một cách khác hơn theo thiền quán chúng ta gọi là người đó đạt đến mức độ tiểu Tu Đà Hườn có thể nói là vậy. Rồi sau khi chúng ta có bhocappanasadha chúng ta tu tập đầy đủ 16 tuệ minh sát đắc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, Alahán thì lúc đó chúng ta có được adhigamasaddhà là chứng tín của bậc Tu Đà Hườn, Từ Đà Hàm, A Na Hàm, Alahán, chứng tín này là chứng ngộ về đạo về quả của Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, Alahán, còn akamanasaddha là lai tín. Thì xác tín cách nói thứ nhất là chư bồ tát trong thời quá khứ khi sanh lại luôn bồ tát có được một cái đức tin tự nhiên, lai tín tức là đến đã có như vậy, đó là chúng tôi giảng vậy cho dễ hiểu. Tức là đối với chúng ta thì thường thường phải nhờ vào thầy, nhờ người này, nhờ người nọ chúng ta mới có lòng tin trở lại đối với Phật Pháp Tăng. Chẳng hạn như trong quá khứ chúng ta từng là đệ tử của Phật Pháp Tăng rồi, chúng ta từng là nhà sư, từng là tu nữ hay từng là tỳ kheo ni, hay từng là thiện nam tín nữ rồi, nhưng qua đời này căn lành bị che án, hay lòng tin của chúng ta bị tổn giảm hoặc phải nhờ có thiện tri thức nhắc chúng ta mới khởi lên có lòng tin đối với Phật Pháp Tăng. Còn đối với chư vị bồ tát thì thường thường khi sanh qua đời sau dù có Phật Pháp Tăng hay không thì lòng tin đối với nhân quả, đối với nghiệp báo, đối với cầu phước, hay đối với Phật Pháp Tăng thì lòng tin này tự nhiên, nó có được tự nhiên. Đó là cái thứ nhất là kể là cái lai tín cho qúi vị dễ hiểu. Chúng tôi nói chư vị bồ tát không phải có người nào nhắc nhở mới có được lòng tin, không cần người nhắc nhở trí tuệ bồ tát đủ sức tự mình khởi lên lòng tin nghiệp tin quả, còn chúng ta thì phải có thầy nhắc nhở, có người nào nhắc nhở chúng ta mới tin mà chúng ta mới quy y. Và cái thứ hai nữa cái lai tín của bồ tát đặc biệt chỗ này, khi có được chỗ này thì bồ tát có thể nói trên bước đường tu tập bồ tát biết mà đắc đạo quả hay không đắc đạo quả, đắc thiền định hay không đắc được thiền định. Có thể nói khả năng này nghĩa là lai tín chúng ta có thể kể lai tín của bồ tát khi ở dưới gốc cây bồ đề, thì lúc bấy giờ sau khi Ngài thực hành niệm hơi thở ra vào, có thể nói một cách khác hơn là thấy được sự sanh diệt của hơi thở, sanh diệt hơi thở, sanh diệt của danh sắc. Cảm nhận được sự sanh diệt này thì Ngài muốn biết làm sao mình có thể đắc chứng được đạo quả, do đó Ngài cầm cái mâm quăng ra và nói nếu mà Ngài đắc chứng được là đạo quả trong thời điểm này thì xin cho cái mâm trôi ngược giòng nước, thì cái mân đó trôi ngược giòng nước, và Ngài biết chắc chắn mình sẽ đắc chứng về đạo quả. Cũng có thể kể đó là lai tín của chư vị bồ tất cũng được. Nói một cách khác hơn là khi chúng ta tu tập tới mức độ mà chúng ta có thể là tự tin là mình đắc chứng đạo quả, thì chúng ta cũng có thể kể lai tín này cũng được đó là theo quan điểm của chúng tôi. Và trong đây Ngài Tịnh Sự lấy kinh nghiệm Ngài nói: "một là chẳng có lăng xăng, tin chánh tam bảo Sư Tăng dạy rằng" Là bởi vì ngoài Phật giáo Nguyên Thủy chúng ta còn có rất nhiều Phật giáo khác, mà không phải nói là Phật giáo này do các tổ lập ra đâu, kể cả những người hiện tại bây giờ nhiều khi họ cũng không phải là nhà sư hay không phải là bậc xuất gia đi nữa, họ cũng lập ra giáo phái nào đó, họ cũng mệnh danh là Phật giáo, do đó mà Ngài nói rằng phải tin chánh tam bảo tức là tin đúng vào tam bảo, tin đúng về Phật, tin đúng về pháp, tin đúng về tăng, nếu bất cứ một cái giáo phái nào Phật giáo mà dạy đúng về Phật, dạy đúng về Pháp, dạy đúng về Tăng thì mới đúng là Phật giáo, thành ra muốn được vậy phải nhờ chư tăng "một là chẳng có lăng xăng tin chánh tam bảo Sư tăng dạy rằng" Chứ không phải hôm nay tin giáo phái này, mai lại tin giáo phái nọ v.v... là bởi vì lòng tin này chúng tôi nói đã đi đến sự xác tín rồi hoặc đi đến lai tín bồ tát rồi, Hai là sức khoẻ đủ thành tiến tu chẳng trễ dễ sanh trí nhiều. Nghĩa là muốn nói có đầy đủ sức khỏe để tu tập thì chúng ta có tu tập mới đắc chứng được những tầng của thiền định hay thiền quán. Ba là thầy bạn hoà nhau chẳng có đố kỵ làm sao bỏ hành. Cũng giống như chúng tôi nói bạn phải có sự hoà nhau, phải kính thầy hay phải thân thiết đối với bạn, thì lúc đó chúng ta mới trình bày được, thầy bạn có hoà nhau mới chỉ cho chúng ta những pháp thâm sâu hết rồi chúng ta mới tuần tự tu tập. Bốn là tinh tấn hy sinh dầu cho gầy ốm mặc tình ra sao. Lúc bấy giờ khi ta biết mình có thể đắc chứng đạo quả thì ta miệt mài tinh cần tinh tấn cố gắng làm sao để cho đắc chứng đạo quả, thì dù cho phải nói là hồi xưa có những trường hợp chư tăng biết mình có khả năng tức là thấy được năm điều tự đoán rồi, hay là thấy được bảy nhân đắc đạo rồi mà tu tập thấy được điều tiến thì chắc chắn bây giờ mình cố gắng để chắc chắn đắc chứng đạo quả. Có thể nói một cách khác hơn giống như Ngài Ananda Ngài đắc rồi thì không nói chi, nhưng Ngài cũng có thể cảm nhận rằng; là bây giờ mình ráng thì có thể đắc chứng đạo quả. Hay một số vị nếu cố gắng tinh cần tinh tấn thì mình có thể đắc chứng đạo quả. Nói đến tinh cần tinh tấn khi tâm chúng ta quyết chí xả ly thì có thể dễ dàng đắc chứng đạo quả. Cũng giống như trong câu chuyện có một vị tỳ kheo bị cọp vồ, khi cọp ngậm cái miệng nhảy lên cao chuẩn bị ăn thịt ông, thì bây giờ các chư tăng mới nói "bây giờ chỉ có hiền giả cứu hiền giả chứ chúng tôi không cứu được." Bây giờ cứu bằng cách nào? thì pháp cứu mình, thì đã có tu tập nhân dịp này cố gắng tu tập quán tưởng về khổ thọ, quán tưởng về sự chết. Thì khi bắt đầu con cọp ăn tay vị này đắc Tu Đà Hườn, ăn cái chân đắc Tu Đà Hàm, ăn từ từ đắc A Na Hàm và trước khi chết là ông đắc A La Hán. Thì đó người ta cảm nhận đến mức độ đó. Hoặc là có một vị tỳ kheo vào trong rừng tu tập, vì ở nhà có một gia tài người chị dâu sợ ông này lúc chán tu ông về dành giựt gia tài, nên mướn 500 ăn cướp vào rừng tìm ông sư đang hành đầu đà giết để trừ hậu quả, thì khi vào bắt ông, ông mới thấy lạ. Hay là cũng có một vị tỳ khưu đó khi tu tập nguyện là nếu không đắc chứng đạo quả thì không bước ra khỏi cốc. Thông thường chúng ta lo ăn lo uống lo đủ thứ hết thì vị này buổi sáng đó cử không đi khất thực, chừng nào đắc đạo quả mới đi kiếm ăn thôi. Qúi vị nhớ gương tinh tấn hồi xưa có năm vị rủ lên trên núi tu tập chừng nào đắc thiền định đắc đạo quả mới bay đi kiếm ăn còn không có thì thôi, thậm trí người ta đắc trước người ta đi kiếm đồ ăn về đưa cho mình mà nhất định cũng không chịu, không chịu là sao? ông kia tu được thì mình cũng ráng tu chớ, nhưng đâu phải người nào cũng có thể đắc được nhưng mình cũng phải có sự tinh tấn mức độ này, thì muốn có được cái này tinh tấn balamật mình đầy đủ rồi mới có được pháp này, chứ tinh tấn balamật quá khứ mà không đầy đủ điều kiện đắc chứng đạo quả. Giống như chưa đủ sức như mình học lớp 11 thì mình không thể nào thi đại học mà lên học được, phải học xong lớp 12 mới được. Thì mức độ balamật của mình phải đi đến mức độ đủ sức đắc đạo quả hay dư sức đắc đạo quả, có thể trong 10 cái này thì mới nói là đủ sức đắc đạo quả, nhưng mà có cái nào trội nữa càng tốt, giống như là bố thí balamật nếu mà trội thì cũng tốt, hay trì giới trội thì cũng tốt, ly dục trội cũng tốt, nghĩa là cái nào trội cũng tốt, cái nào nhiều cũng tốt, càng nhiều chừng nào thì chúng ta đắc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A na hàm, Alahán. Đó là chuyện sự tinh tấn đó. Thì ngày thứ nhất vị đó không đắc chứng đạo quả thì chịu đói, nhưng cố gắng hành được, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, tới ngày thứ bảy. Còn chúng ta mà nói thôi bây giờ đi kiếm ăn trước, thường thường chúng ta có một cái dễ dui, thôi lo kiếm ăn rồi về tu nữa cũng không sao, chính tư tưởng dải đãi này chúng ta phải nói dễ dàng nghĩa là đánh mất cơ hội để chứng đắc đạo quả nếu chúng ta không thắng phục phiền não. Còn nếu nói một cách khác hơn chúng ta học gương của Ngài Cakkhupala là Ngài ĐĐ Hộ Nhãn là Ngài Hộ Mù. Ngài phát nguyện hạnh đầu đà tu tập để đắc chứng đạo quả, Ngài hành đến nỗi mà ngồi tiết nhiệt trong người lên do ảnh hưởng của nghiệp quá khứ nhiệt lên nhiều quá nên con mắt bị mờ. Khi thầy thuốc tới nói "bây giờ muốn chữa thì ông nhất định phải nằm để tôi nhỏ thuốc chữa con mắt ông thì mới sáng mắt lại" Vì Ngài đã phát nguyện rồi thì phải giữ hạnh tinh tấn đầu đà, mà giữ thiện pháp cũng là một sự tinh tấn, giữ được cái đó thì không ai có thể lay chuyển được, bởi vì nếu mình bỏ tức là làm mất đi tinh tấn. Nên nhớ nguyện giữ bát giới mà bỏ giữ giới bát giới thì mất tinh tấn, giữ ngũ giới bỏ ngũ giới là mất tinh tấn, nguyện bất cứ một thiện pháp nào mà bỏ là mất tinh tấn. Thì vị này mới thấy rằng mình không thể nào bỏ hạnh đầu đà được, bởi vì sao vậy, có mất mạng đi nữa thì chấp nhận hay có đui mắt cũng chấp nhận, nhưng Ngài nói với ông thầy thuốc "thôi ông để cho tôi qua một đêm, đêm nay tôi suy nghĩ tôi hỏi lại xem sao đã." Hỏi lại ai, hỏi lại tâm mình chứ hỏi lại ai, hỏi coi sao mình có chịu chữa cho mắt sáng không, bây giờ nếu mà mình nằm xuống thì mắt mình sáng, nhưng nằm xuống thì mất thiện pháp này thì sao. Ngài mới suy nghĩ bây giờ con mắt sanh tử luân hồi mà đui, giả xử có đui đui nhiều rồi, lần này có đui nữa cũng không sao, thiện pháp đang tiến triển mình không thể nào mình bỏ hay thối thất được, thà mình chấp nhận, nếu bây giờ mình có đui thì đui. Rồi Ngài cũng không thèm chữa vẫn giữ nguyên hạnh tinh tấn. Thì đương nhiên giữ hạnh tinh tấn đó thầy thuốc bó tay không thể nào chữa được, ông không chịu nằm xuống để chữa mắt, ông ngồi hoài thì không thể nào chữa được hết, nhưng mà nhờ chỗ đó có cố gắng tinh tấn dù mắt càng ngày càng sốn càng ngày càng đau, mắt càng mờ cho đến khi mà con mắt mờ và con mắt hư luôn, đồng thời lúc Ngài giống như nổ con mắt đui luôn là lúc đó Ngài đồng thời trí tuệ đạo quả Alahán sanh khởi lên trong Ngài, đó là cái giá phải trả đối với phiền não. Ở đây có một chuyện nhỏ chúng tôi nói cũng do kinh nghiệm, bởi vì chúng ta nhất là người nữ có phiền não nhiều lắm nên học kinh nghiệm này để qúi vị vượt qua phiền não. Hồi xưa đâu phải dễ dàng nghe pháp như chúng ta bây giờ, lâu lâu làng nào có được chư tăng tài giỏi về thuyết pháp người ta mừng lắm, người ta rủ nhau cả làng tới nghe, lúc bấy giờ trong khi cả làng rủ đến nghe thì có một cô thiếu phụ đó có đứa con nhỏ ẵm tới, nhưng con nhỏ khóc hoài. Thời bây giờ thường thường các người nữ có con đi chùa thấy con còn nhỏ lấy cớ không đi chùa, đó là thiếu sự tinh tấn, chỉ tạo phước gieo duyên thì được chứ để tu đắc chứng đạo quả thì khó. Do đó cô này mới nói rằng bây giờ con mình khóc quá mình đâu thể vào bên trong được, đứng phía bên ngoài chùa, đứng ngoài ẵm con ráng lắng tai nghe, hồi xưa đâu phải có mirco như bây giờ mình nói vang cả chục cả trăm thước, thành ra phải tiến đến gần, ẵm con đến gần nó cứ khóc như vầy thì ảnh hưởng kinh động đến đại chúng, thì cô này mới suy nghĩ thôi mình tôn kính pháp mình kiếm gốc cây xa xa để con nằm ở đó còn mình chạy lại gần để nghe, khi nào con mình có gì thì mình chạy lại dỗ nó, và để con nằm đó rồi bắt đầu lại nghe pháp. Trong khi chú tâm nghe pháp thì nghe con mình ré lên một cái, hoảng hồn quay lại nhìn, nhìn thấy con rắn, chắc để con nằm ở gò cao, con rắn ở gò mối chui lên cắn giống như còn đang gặm tay đứa bé khóc ré lên một cái. Bây giờ hỏi qúi vị coi xả trong 10 phiền não quán vậy đạt đến xả này chưa, khoan nói đến hành xả tuệ, chỉ xả ở giai đoạn của tuệ thứ ba thôi chứ chưa phải hành xả của hạnh sati không khéo lại lầm tưởng mình tu tới hành sati. Gặp trường hợp đó tâm mình làm sao có bỏ mặc con như vậy không, nếu bỏ mặc con thì qúi vị tạm đến mức độ của tuệ thứ ba rồi, chứ chưa đến mức độ này thì qúi vị chưa đạt được đâu. Nghe con khóc ré lên một cái cô quay lại nhìn và suy nghĩ thông thường mình la lên làm kinh động đại chúng là không giữ tôn kính pháp. Chúng ta bây giờ nhiều khi thiếu sự tôn kính pháp, người ta nói pháp thì mình tôn kính, kể cả người ta ngồi thiền mình cũng tôn trọng thiền là hình thức tôn kính pháp. Tôn kính pháp đây tức là tôn kính những người nào tu tập giới, tu tập về định, tu tập về tuệ, nói một cách khác tôn kính người tu cũng là hình thức tôn kính pháp - quí vị nên nhớ chỗ đó. Thành ra cô này bây giờ nếu mà la lên thì kinh động đại chúng còn bây giờ con mình khóc thì sao, thì bấy giờ cô có suy nghĩ, "nếu chạy lại dỗ thì mất đi cơ hội nghe pháp, trong hai phải chọn một, thì trong hai trọn một, được pháp hay được con, chọn cái nào đây? nếu cứu con thì mất nghe pháp, mà nghe pháp thì phải có sự liên tục, mà bây giờ được pháp thì mất con. Thì đương nhiên chấp nhận mất con, trong hai chọn một thì cô này chọn điều thứ nhất được pháp mất con, bởi vì nghĩ con mình sanh tử luân hồi có nhiều con khổ nhiều, giả xử sau này mình có con đi nữa cũng cơ hội có, thành ra cô này mới suy nghĩ thôi giờ con này nếu nó thiếu phước nó có chết thì là do cái nghiệp của nó Kamma sata n~ana mỗi người có nghiệp riêng của mình, nếu nó có cái nghiệp đó thì có cứu cũng không cứu được. Rối dứt khoát để đứa con đó và tập trung nghe pháp, nghe pháp nhờ tâm gọi là xả ly tuyệt đối, xả ly hoàn toàn, xả ly tất cả chấp thủ thì dứt thời pháp cô đắc chứng Tu Đà Hườn, tâm nghe pháp đến mức độ đó mới có thể dễ dàng, nghĩa là đắc được đạo quả, đắc được Tu Đà Hườn. Thì khi kết thúc thời pháp rồi, bậc Tu Đà Hườn vẫn còn tham, sân và ái thành ra đắc rồi thì cũng phải chạy ra coi con mình ra sao, thì thấy con mình bị cắn bầm hết, chết rồi, nhưng bắt đầu cô đó cầm đứa con bắt đầu chú nguyện do nhờ phước nghe pháp xin cho nọc độc tan biến nơi cơ thể của con tôi, thì cô chú nguyện thì nọc độc tan biến và như vậy cô không phải là mất mà được cả hai luôn, được cả con và được cả pháp luôn đó là câu chuyện chú giải chúng tôi coi trong kinh Bổn Sanh. Hôm nay nhắc cho qúi vị về tinh tấn nghe pháp, chúng ta làm sao phải giữ mức độ tinh tấn và xả ly đến mức độ tuyệt đối. Hy vọng qúi vị có được tinh tấn thì đắc chứng đạo quả rất dễ. Tức là trước hết nhờ tinh tấn này lần lượt thiền định phát sanh, và lần lượt các tuệ quán phát sanh, nếu tuệ quán đạt đến mức độ tuệ thứ ba phiền não quán đã vượt qua rồi thì bắt đầu tới tuệ sanh diệt. Tuệ sanh diệt bắt đầu tới tuệ diệt rồi thì qúi vị có thể khẳng định rằng nếu cái đà này tu tập tiếp tục và muốn đắc chứng đạo quả ngay trong đời hiện tại này thì người đó có thể chắc chắn chứng đắc đạo quả được. Do đó Đức Phật nói trong đoạn cuối của năm tinh cần chi này. Sau khi Đức Phật nói cho vị vương tử không tin sự tu tập có thể giải thoát một cách dễ dàng thì Đức Phật nói trước hết là bảy năm, người có mức độ phước balamật bậc trung thì tu mất bảy năm, còn người nào balamật kém thì có thể tám năm, chín năm, mười năm nhưng mà ngay trong đời hiện tại. Còn người balamật nhiều, nhiều chừng nào thì Đức Phật mới nói là bảy năm, nếu người nào thành tựu năm tinh cần chi này chấp nhận Như Lai là bậc lãnh đạo tức là tin hoàn toàn tuyệt đối vào tam bảo thì người ấy có thể chứng ngộ và chứng đạt, an trú đạo quả trong vòng bảy năm. Cũng giống như Tứ Niệm Xứ, nhưng Đức Phật nói không cần bảy năm, có thể sáu năm cũng được, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm, bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng, nửa tháng, bảy đêm ngày, sáu đêm ngày, năm đêm ngày, bốn đêm ngày, ba đêm ngày, hai đêm ngày, một đêm ngày. Cho đến Đức Phật nói balamật già dặn mới có trường hợp này, vương tử đừng nói chi là một đêm ngày, vị tỳ kheo nào thành tựu năm tinh cần chi này rồi, chấp nhận Như Lai là bậc lãnh đạo nếu được giảng dạy buổi chiều thời chứng đắc được sự thù thắng buổi sáng, nếu được giảng dạy buổi sáng thì chứng đắc được buổi chiều, tức là muốn nói người thầy tận tâm chỉ dạy cho tu tập tiếp tục để tiến hoá thì nhất định vị đó có được năm tinh cần chi này nỗ lực tinh tấn thì duyên lành người đó mà mạnh mà nhiều thì có thể dạy buổi sáng hay hành buổi sáng buổi chiều đắc, hành buổi chiều thì sáng mai đắc, đó là nói nửa buổi thôi nhưng trễ một chút thì có thể một ngày, có thể hai ngày, có thể ba ngày, có thể bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày thì qúi vị thấy rõ ràng cái vị bảy ngày đó là phước của người ta nhiều, còn mình tám ngày cũng được, mà cho đến lâu đi nữa thì nhiệt tâm theo pháp hành qúi vị cứ lần lượt đoạn trừ phiền não thì có thể bảy năm qúi vị đắc chứng đạo quả ,một trong hai đạo quả sau đây. Một là đắc chứng được quả bất lai, hai là bậc Alahán. Đức Phật nói trong kinh Tứ Niệm Xứ một là chứng được chánh trí trong hiện tại, chánh trí tức là quả vị của Alahán, nếu còn hữu dư y tức là nếu còn phiền não thì đắc quả bất lai, người nào muốn được như vậy thì căn đầy này. thì tam học mới thành, thiên giới định tuệ mới thành làm tròn phận sự đạo sanh kiếp này. Chúng tôi nói hôm nay là năm điều tự đoán này để qúi vị coi có được thì qúi vị nỗ lực tinh tấn đi, chúng tôi cũng cầu mong cho qúi vị tinh tấn đắc chứng được đạo quả theo như lời Đức Phật dạy. Thời pháp đến đây cũng vừa phải lẽ. Trước khi dứt lời chúng tôi xin hồi hướng phước lành đến tất cả chư thiên, nhất là chư thiên hộ pháp, chư thiên cung trời Đế Thích, Tứ Đại Thiên Vương, các vị chung quanh đây trong ngôi chùa này, xin các Ngài hoan hỉ thọ lãnh phần phước này để được an vui lâu dài ở cảnh giới chư thiên và cầu xin qúi Ngài hộ trì Phật Pháp ...../. Download bai giang |