Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau
|
How to Make An End to SufferingNamo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa |
Qúy vị có muốn đoạn tận khổ đau không? Nếu muốn, xin qúy vị hãy lắng nghe bài Kinh Kūtaghāra, Kinh “Ngôi nhà có nóc nhọn” trong Tương ưng Sự Thật: |
Do you want to make an end to suffering? If you do, please listen to the Kutaghara Sutta of Sacca Samyutta: |
Bài Kinh Kūtaghāra
|
Kutaghara Sutta |
Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà", sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ Tập, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ Diệt, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra.
|
“Just as, bhikkhus, if anyone should speak thus, ‘Without having built the lower storey of a peaked house, I will erect the upper storey,’ this would be impossible; so too, if anyone should speak thus: ‘ Without having make the breakthrough to the Noble Truth of Suffering as it really is … I will completely make an end to suffering’ – this is impossible. |
Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi xây dựng tầng dưới của căn nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ Diệt, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ đoạn tận khổ đau"; sự kiện này có xảy ra. |
“But, bhikkhus, if anyone should speak thus: ‘Having made the breakthrough to the Noble Truth of Suffering as it really is, having make the breakthrough to the Noble Truth of the Origin of Suffering as it really is, having made the breakthrough to the Noble Truth of the Cessation of Suffering as it really is, having made the breakthrough to the noble truth of the Way Leading to the Cessation of Suffering as it really is, I will completely make an end to suffering’ – this is possible. |
Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi xây dựng tầng dưới của căn nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ Diệt, sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ đoạn tận khổ đau"; sự kiện này có xảy ra.
|
“Just as, bhikkhus, if anyone should speak thus: ‘Having built the lower storey of a peaked house, I will erect the upper storey,’ this would be possible; so too, if anyone should speak thus: ‘Having made the breakthrough to the Noble Truth of Suffering as it really is … I will completely make an end to suffering’ – this is possible. |
Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ", một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ diệt", một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt"”.
|
“Therefore, Bhikkhus, an exertion should be made to understand: ‘This is suffering.’ An exertion should be made to understand: ‘This is the origin of suffering.’ An exertion should be made to understand: ‘This is the cessation of suffering.’ An exertion should be made to understand: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’
|
Để thóat khỏi vòng luân hồi, biết rõ Tứ Thánh Đế là hết sức quan trọng. Điều này được trình bày trong Kinh Kotigāma trong Tương Ưng Bộ Kinh:
|
It is very important to know the Four Noble Truths to escape from the round of rebirths. This fact is clearly shown in the Kotigama Sutta of Samyutta Nikaya:
|
Kinh Kotigāma
|
Kotigama Sutta
|
Do không hiểu rõ và không thể nhập Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên các Ông và Ta đã phải dong ruổi, lưu chuyển trong vòng luân hồi dài đằng đẵng bấy lâu nay, do không hiểu rõ và không thể nhập Thánh đế về Khổ tập, do không hiểu rõ và không thể nhập Thánh đế về Khổ diệt, do không hiểu rõ và không thể nhập Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên các Ông và Ta đã phải dong ruổi, lưu chuyển trong vòng luân hồi dài đằng đẵng bấy lâu nay.
|
"It is, bhikkhus, because of not understanding and not penetrating the Noble Truth of Suffering that you and I have roamed and wandered through this long course of samsara. It is because of not understanding and not penetrating the Noble Truth of the Origin of Suffering ... the Noble Truth of the Cessation of Suffering … the noble truth of the Way Leading to the Cessation of Suffering that you and I have roamed and wandered through this long course of samsara.
|
Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ này đã được hiểu rõ, đã được thể nhập, Thánh đế về Khổ tập đã được hiểu rõ, đã được thể nhập, Thánh đế về Khổ diệt đã được hiểu rõ, đã được thể nhập, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được hiểu rõ, đã được thể nhập. Hữu ái đã bị chặt đứt, những gì đưa đến tái sanh đã bị tận diệt (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.
|
“That Noble Truth of Suffering, bhikkhus, has been understood and penetrated. That Noble Truth of the Origin of Suffering has been understood and penetrated. That Noble Truth of the Cessation of Suffering has been understood and penetrated. That Noble Truth of the Way Leading to the Cessation of Suffering has been understood and penetrated. Craving for existence has been cut off; the conduit to existence has been destroyed; now there is no more renewed existence.”
|
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi thuyết giảng như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
|
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:“Catunnam ariyasaccanam, yathabhutam adassana; samsitam dighamaddhanam, tasu tasveva jatisu. “Tani etani ditthani, bhavanetti samuhata,
|
Do không như thật thấy,
|
“Because of not seeing as they are
|
Gì là Thánh đế về Khổ (dukkha-sacca)? Trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân Dhammācakkappavattāna, Đức Phật đúc kết nó một cách tóm gọn như thế này: “Nói tóm lại, ngũ thủ uẩn này là khổ.”Ngũ thủ uẩn này là các đối tượng của tuệ quán.
|
What is the Noble Truth of Suffering (dukkha-sacca)? In the Dhammacakkapavatana Sutta, the Buddha explains it in a brief way thus: ‘In short, the five aggregates subject to clinging are suffering.’ The five aggregates subject to clinging are objects of insight knowledge.
|
Gì là ngũ thủ uẩn? Chúng là: Rūpūpādānakkhandha, Vedanūpādānakkhandha, Saññūpādānakkhandha, Saṅkhārūpādānakkhandha, Viññāṇūpādānakkhandha, nghĩa là Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn.
|
What are the five aggregates subject to clinging? They are
|
Gì là Sắc thủ uẩn? Trong bài Uẩn Kinh trong Tương Ưng Uẩn (S22, 48) Đức Phật dạy:
|
What is the clinging aggregate of materiality? In Khandha Sutta of Khandha Vagga Samyutta (S22, 48) the Buddha taught:
|
Nghĩa của nó là:
|
The meaning is:
|
Tương tự vậy, Đức Phật giải thích về Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn và Thức thủ uẩn.
|
In the same way the Buddha explains the clinging aggregates of feeling, perception, formations and consciousness.
|
Vì vậy qúy vị nên liểu tri rằng các Pháp Khổ đế (Pháp gắn liền với Khổ đế) không chỉ bao gồm năm uẩn thủ hiện tại mà cả năm thủ uẩn quá khứ và tương lai, nội hay ngọai, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
|
So you should understand that the dukkha-sacca-dhammas (things pertaining to the Noble Truth of Suffering) not only include the present five aggregates subject to clinging but also the future and past, internal and external, gross and subtle, inferior and superior, far and near five aggregates subject to clinging.
|
Tại sao năm uẩn này lại bị chấp thủ? (Khi năm uẩn bị chấp thủ gọi là năm thủ uẩn). Thân và tâm của chúng sanh chỉ bao gồm năm uẩn. Do vô minh, các chúng sanh phàm phu nhận định sắc là “ta”, “của ta” hay “ta là thế”.
|
Why are these five aggregates subject to clinging? Beings’ mind and bodies are composed of five aggregates. Due to ignorance, worldlings identify materiality as ‘I’, ‘mine’ or ‘my self.’
|
Từ đây, tham ái và chấp thủ vào sắc sinh khởi. Tương tự, do ngộ nhận thọ, tưởng, hành, thức là “ta”, “của ta” và “ta là thế” mà tham ái và chấp thủ vào các uẩn này khởi sinh.
|
In this way, craving and clinging towards materiality occur. The same applies to craving and clinging towards feeling, perception, volitional formations, and consciousness.
|
Đấy là cách mà năm năm uẩn bị chấp thủ với hàng phàm nhân do chưa thấy rõ các Pháp như thật. Thật ra ngòai các tâm hành siêu thế ra, tất cả các uẩn đều bị chấp thủ.
|
So these five aggregates are subject to clinging for worldlings, who have not seen things or dhammas as they really are. Actually, except supramundane mentality all aggregates are aggregates subject to clinging.
|
Không chứng ngộ bốn Thánh đế, ta không thể đạt đến Niết bàn. Nếu muốn đạt đến Niết bàn, qúy vị nên gắng chứng ngộ bốn Thánh đế.
|
Without realizing the Four Noble Truths, one cannot attain Nibbana. If you want to attain Nibbana, you should try to realize the Four Noble Truths.
|
Trong số bốn Thánh đế có Khổ thánh đế, Khổ thánh đế bao gồm 11 lọai năm thủ uẩn đã đề cập trên đây. Vì thế để thoát khỏi vòng luân hồi, qúy vị nên gắng liểu tri tất cả chúng.
|
Among the Four Noble Truths, dukkha-sacca is one. dukkha-sacca-dhammas include the aforementioned eleven types of five aggregates subject to clinging. So if you want to escape from the round of rebirths, you should try to understand all of them.
|
Khổ Tập Thánh Đế (Sự Thật Về Nguyên Nhân Của Khổ)
|
The Noble Truth of the Origin of Suffering
|
Trong Tương ưng Kinh, Thiên Nidana, Đức Phật còn dạy duyên khởi là Khổ tập thánh đế, hay vô minh (avijjā), tham ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), và nghiệp lực (kamma) đều là Khổ tập thánh đế.
|
In Nidana Vagga Samyutta the Buddha taught that the dependent origination is also samudaya-sacca. So ignorance (avijja), craving (tanha), clinging (upadana), volitional formations (savkhara), and kammic force (kamma) are all samudaya-sacca.
|
Nói tóm lại, tất cả nghiệp lực thiện có thể dẫn đến tái sanh và tất cả các nghiệp lực bất thiện đều là thánh đế về nguyên nhân của khổ.
|
In short, all wholesome kammic forces that can lead to renewed existence and all unwholesome kammic forces are samudaya-sacca.
|
Trong bộ Phân tích Thánh đế, Đức Phật dạy Tập đế theo 5 cách:
|
In the Sacca Vibhavga the Buddha taught samudaya-sacca in five ways:
|
Cả các Pháp Khổ đế và các Pháp Khổ tập đều là các đối tượng của Tuệ Minh Sát, vì vậy nếu qúy vị muốn hành Minh Sát để đoạn tận khổ, trước tiên qúy vị nên cố gắng liểu tri chúng.
|
Both dukkha-sacca dhammas and samudaya-sacca dhammas are objects of vipassana insight knowledge, so if you want to practice vipassana to make an end to suffering, first you should try to understand them.
|
Thánh đế Khổ diệt
|
The Noble Truth of the Cessation of Suffering
|
Trong Kinh Chuyển Pháp luân, Đức Phật dạy rằng sự diệt tận tham ái không còn dư sót l Thánh đế Khổ diệt. Trong các bài kinh khác, Đức Phật còn dạy sự diệt tận Khổ đế không còn dư sót là Thánh đế về Khổ diệt.
|
In the Dhammacakkapavatana Sutta the Buddha taught that the remainderless cessation of craving is nirodha-sacca. In some other Suttas the Buddha taught that the remainderless cessation of dukkha-sacca is also nirodha-sacca.
|
Tại sao Đức Phật dạy theo 2 cách? Chúng là như nhau. Do bởi sự đọan tận vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp lực mà ngũ uẩn (là Khổ đế) sẽ chấm dứt hoàn toàn không còn dư sót.
|
Why did the Buddha teach it in two ways? They are the same. Because of the remainderless cessation of craving, or because of the remainderless cessation of ignorance, craving, clinging, formations and kammic force, the five aggregates (dukkha-sacca) will completely cease without remainder.
|
Ngũ uẩn sẽ chấm dứt hoàn toàn không còn dư sót do nhờ sự tận diệt các nhân sanh khởi. Vì vậy hai cách dạy này là giống nhau. Đấy là lý do tại sao đôi khi Đức Phật dạy sự diệt trừ tham ái không còn dư sót là Thánh đế về Khổ diệt và có khi Ngài dạy sự chấm dứt ngũ uẩn không còn dư sót là Thánh đế về Khổ dịệt.
|
The five aggregates completely cease without remainder because of the cessation of causes. If the causes completely cease without remainder, the five aggregates will also completely cease without remainder. So they are the same. That is why sometimes the Buddha taught that the remainderless cessation of craving is nirodha-sacca, and sometimes He taught that the remainderless cessation of the five aggregates is nirodha-sacca.
|
Thật tế, Niết bàn là Thánh đế về Khổ diệt. Hai lọai diệt này xảy ra là nhờ Thánh đạo tuệ, lấy Niết Bàn làm đối tượng.
|
Actually Nibbana is nirodha sacca. The two types of cessation arise due to the Noble Path Knowledge, which takes Nibbana as an object.
|
Bốn Thánh đạo tuệ, lấy Niết Bàn làm đối tượng,tiêu diệt tất cả các phiền não không còn dư sót qua từng giai đoạn.
|
Four types of Noble Path Knowledge, taking Nibbana as an object, destroy defilements without remainder stage by stage.
|
Nhờ diệt tận các phiền não không còn dư sót, nghiệp không thể cho quả tái sinh ngũ uẩn sau khi tịch diệt Niết bàn.
|
Due to the remainderless cessation of defilements, kamma cannot produce any aggregates after Parinibbana, the final cessation.
|
Vì vậy ngũ uẩn cũng tận diệt không còn dư sót. Tuy nhiên vì với một số vị, thật khó để hiểu được Niết bàn nên Đức Phật dạy sự tận diệt này hay sự tận diệt kia đều là Thánh đế về Khổ diệt.
|
So five aggregates also cease without remainder. But to understand Nibbana is very difficult for some disciples. Because of this reason the Buddha taught either of the two types of cessation to be nirodha sacca.
|
Có Lúc Niết bàn còn được gọi là Vô vi giới, Asaṅkhata dhātu. Vì thế, vô vi, Niết bàn là một nhân, và hai lọai tận diệt là các quả. Vì thế Niết bàn có thể được xem như là hoặc nhân hay quả gì cũng được.
|
Sometimes Nibbana is called asavkhata dhatu, unconditioned element. Therefore asavkhata, Nibbana, is a cause, two types of cessation are effects. So Nibbana can be considered either as a cause or as an effect.
|
Thánh đế về Khổ diệt có thể là nhân hay là quả. Lại nữa, sự diệt tận phiền não không còn dư sót được gọi là Kiết sử Niết bàn, Kilesa Parinibbāna.
|
Nirodha-sacca can be either a cause or an effect. Again, the remainderless cessation of defilements is called Kilesa-Parinabbana = the final cessation of defilements without remainder.
|
Sự diệt tận ngũ uẩn không còn dư sót cũng được gọi là Ngũ uẩn Niết bàn, Khandha- Parinibbāna. Hơn nữa sự diệt tận phiền não không còn dư sót còn được gọi là Hữu dư Niết bàn Saupadisesa Nibbāna, nghĩa là thọ mạng vẫn còn vì năm uẩn vẫn còn hiện hữu dầu đã tận diệt các phiền não không còn dư sót.
|
The remainderless cessation of five aggregates is also called Kandha-Parinibbana = the final cessation of five aggregates without remainder.
|
Sự tận diệt năm uẩn không còn dư sót được gọi là Vô dư Niết bàn, Anupadisesa-Nirodha, sự tịch diệt không còn dòng sống, nghĩa là sự tịch diệt năm uẩn không còn dư sót.
|
The remainderless cessation of the five aggregates is also called Anupadisesa-Nirodha = the final cessation without any substratum, which means the final cessation of the five aggregates without remainder.
|
Ví như, sự tận diệt các phiền não không còn dư sót của Đức Phật khởi lên khi Ngài chứng ngộ quả vị Chánh đẳng giác.
|
For example, the Buddha’s remainderless cessation of defilements arose in Him when He became the Enlightened One.
|
Bốn Thánh Đạo của Ngài lấy Niết bàn làm đối tượng, đã tiêu diệt tất cả phiền não theo từng giai đọan không còn dư sót ở tại Bồ Đề Đạo Tràng.
|
His Four Noble Paths, taking the unconditioned element (Nibbana) as object, destroyed all defilements stage by stage without remainder at Gaya.
|
Bốn mươi lăm năm sau, Ngài nhập Đại Niết Bàn, tịch diệt năm uẩn không còn dư sót tại Kusinara.
|
Forty-five years later he took Mahaparinibbana, the final cessation of five aggregates without remainder at Kusinara .
|
Niết bàn là vô vi giới, là đối tượng của bốn Thánh đạo quả Siêu thế.
|
Nibbana is the unconditioned element, which is the object of the supramundane Four Noble Paths and Fruitions.
|
Tuy nhiên trước khi chứng ngộ Niết bàn, trong khi đang hành Vipassanā, có hai lọai tận diệt được lấy làm đối tượng của Minh sát tuệ, đó là sự tận diệt phiền não không còn dư sót và sự tận diệt năm uẩn không còn dư sót.
|
However before realising Nibbana, during vipassana practice, there are two types of cessation that are taken as object. i.e. the remainderless cessation of defilements and the remainderless cessation of the five aggregates .
|
Minh sát tuệ mà giác ngộ hai đối tượng này gọi là Sanh diệt tuệ (Udayabbayañāṅa), trí thấy rõ sự sanh và diệt của danh sắc, các hữu vi đều có sanh có diệt.
|
The insight knowledge that realizes these objects is called Udaya-vaya-bana (the knowledge of the rising and passing away of formations).
|
Thánh Đế Về Con Đường Đưa Đến Khổ Diệt (Đạo Đế)
|
The Noble Truth of the way Leading to the Cessation of Suffering
|
Có hai lọai Bát Thánh Đạo: hiệp thế và siêu thế.
|
There are two types of the Noble Eightfold Path: mundane and supramundane.
|
Để đến được Bát Thánh đạo Siêu thế, qúy vị phải trước hết phát triển Bát Thánh Đạo hiệp thế.
|
"To arrive at the supramundane Noble Eightfold Path, you must first develop the mundane Noble Eightfold Path.
|
Bát thánh đạo siêu thế chỉ khởi lên một lần trong dòng tâm của bất kỳ cá nhân nào, và không phải tự nhiên mà thành.
|
The supramundane Noble Eightfold path, arises only once in any individuals mind stream, and so is not itself developed.
|
Ấy nhờ Đạo hiệp thế được phát triển dần qua quá trình huân tập và phát triển của từng cá nhân.
|
The mundane path however is developed gradually according to the cultivation of the individual.
|
Trong quá trình thực hành Vipassanā thuộc Bát Thánh Đạo hiệp thế, năm chi phần của Bát Thánh đạo luôn có mặt cùng lúc. Ví như lúc đang trực nhận năm uẩn và các nhân của chúng, qúy vị phải để ý đến ba đặc tính của các pháp hữu vi này.
|
"In the mundane Noble Eightfold Path, while you are practising vipassanâ, there are five factors of the Noble Eightfold Path present at the same time. For example, if you can discern the five aggregates and their causes, then you must pay attention to the three characteristics of these savkhara-dhammas (conditioned things).
|
Cả Pháp khổ đế và Pháp khổ tập đều được gọi là pháp hành, saṅkhara dhamma.
|
Both dukkha-sacca-dhammas and samudaya-sacca-dhammas are called savkhara-dhammas, formations.
|
Bằng cách thấy được tính vô thường của chúng, qúy vị nên liểu tri chúng là vô thường, anicca. Bằng cách thấy được bản chất bị đàn áp bởi tánh sanh và diệt, qúy vị phải liễu tri chúng là khổ, dukkha. Bằng cách thấy được bản chất của chúng là không có một chủ thể bền vững, qúy vị nên liễu tri chúng là vô ngã, anatta.
|
By seeing their impermanent nature, you must understand them as anicca. By seeing their nature of being oppressed by the arising and passing away, you must understand them as dukkha. By seeing their nature of not having a permanent self, you must understand them as anatta.
|
Trong khi quán sát như thế, qúy vị biết được bản chất vô thường, khổ và vô ngã của các pháp hành này. Tuệ thấy biết này được gọi là Chánh Kiến.
|
While you are contemplating in this way, you know the impermanent nature, unpleasant nature and non-self nature of these savkhara-dhammas. This knowledge is called Right View.
|
Sự hướng tâm đến các pháp hành này và các bản chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng được gọi là Chánh Tư duy.
|
The application of the mind to these savkhara-dhammas and the impermanent nature, unpleasant nature and non-self nature of these savkharadhammas is called Right Thinking.
|
Chánh Tư duy luôn khởi sinh cùng Chánh Kiến. Nổ lực mà qúy vị sử dụng để thấy được các bản chất vô thường, khổ và vô ngã của các pháp hành này được gọi là Chánh Tinh tấn.
|
Right Thinking always arises together with Right View. The effort you exert to see the impermanent nature, unpleasant nature and non-self nature of these savkhara-dhammas is called Right Effort.
|
Sự chánh niệm về các bản chất vô thường, khổ, vô ngã của các pháp hành này được gọi là Chánh Niệm.
|
Mindfulness on the impermanent nature, unpleasant nature and non-self nature of these savkhara-dhammas is called Right Mindfulness.
|
Sự tập trung vào các bản chất vô thường, khổ và vô ngã của các pháp hành này được gọi là Chánh Định.
|
Concentration on the impermanent nature, unpleasant nature and non-self nature of these savkhara-dhammas is called Right Concentration.
|
Do vậy, khi một người đang thực hành Vipassanā, thiền Minh sát, năm chi phần của Bát Thánh đạo sẽ luôn có mặt cùng lúc.
|
So while a meditator is practising vipassana, five factors of the Noble Eightfold Path are present.
|
Ba chi phần còn lại : Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng là phần hành Giới.
|
The three of Right Speech, Right Action and Right Livelihood are the training of virtue.
|
Trước khi tiến hành thiền Chỉ và thiền Quán, qúy vị phải thực hành rèn luyện Giới. Vậy là tổng cộng có tám chi phần của Bát Thánh Đạo.
|
Before you practise samatha and vipassana, you must have undertaken the training of virtue. Thus altogether there are eight factors of the Noble Eightfold Path.
|
Nhưng ba chi phần thuộc Giới hành khởi sinh vào lúc khác với năm chi phần kia. Ba chi phần này không sinh khởi cùng lúc với tuệ Minh sát.
|
But the three factors of the training of virtue arise separate from the other five factors. These three do not arise together with the vipassanâ knowledge.
|
Nghĩa là chúng không khởi sinh trong cùng một sát na tâm , hay trong cùng một lộ trình tâm thuộc thánh đạo hiệp thế.
|
It means they cannot arise together in the same consciousness moment, or within the same cognitive-process, in mundane noble path.
|
Vào lúc cuối của việc hành Minh sát khi một hành giả chứng ngộ Niết bàn, tám chi phần Bát Thánh Đạo sẽ có mặt.
|
At the end of vipassana practice, when a meditator realizes Nibbana, the eight factors of the Noble Eightfold Path are present.
|
Chúng được gọi là Bát Thánh Đạo Siêu thế. Chứng ngộ Niết bàn được gọi là Chánh Kiến. Sự hướng tâm đến Niết bàn được gọi là Chánh Tư Duy. Nổ lực để chứng ngộ Niết bàn được gọi là Chánh Tinh Tấn. Sự chánh niệm về Niết bàn được gọi là Chánh Niệm. Sự tập trung vào Niết bàn được gọi là Chánh Định. Các phiền não nào có khả năng khiến sai phạm khỏi việc giữ gìn Chánh ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng đã bị Đạo tuệ diệt tiêu.
|
They are called supramundane Noble Eightfold Path. Realizing Nibbana is called Right View. The application of the mind to Nibbana is called Right Thinking. The effort to realize Nibbana is called Right Effort. Mindfulness on Nibbana is called Right Mindfulness. Concentration on Nibbana is called Right Concentration. The defilements that can cause offences against Right Speech, Right Action and Right Livelihood are destroyed by Path knowledge.
|
Vậy là ba chi phần này khởi sanh cùng lúc với Đạo tuệ. Nên khi một hành giả chứng ngộ Niết bàn, tất cả tám chi phần của Bát Thánh Đạo đều có mặt.
|
So these three factors also arise together with Path knowledge. Thus while a meditator realizes Nibbana, all the eight factors of the Noble Eightfold Path are present.
|
Kinh Chánh Định
|
Samadhi Sutta
|
“Này chư Tỳ-khưu, hãy phát triển định. Một vị Tỳ-kheo có định, như thị giác tri các Pháp.
|
“Bhikkhus, develop concentration. A bhikkhu who is concentrated understands dhammas as they really are.
|
Gì là Pháp vị ấy như thị giác tri?
|
“And what does he understand as it really is? He understands as it really is: ‘This is suffering (dukkha-sacca).’ He understands as it really is: ‘This is the origin of suffering (samudaya-sacca).’ He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering (nirodha-sacca).’ He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering (magga-sacca).’
|
Vì vậy, này chư Tỳ-kheo, hãy phát triển định. Một vị tỳ-kheo có định, sẽ như thị giác tri các Pháp.”
|
“Bhikkhus, develop concentration. A bhikkhu who is concentrated understands dhammas as they really are.
|
Vì vậy, cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về nguồn gốc của Khổ (Khổ tập); cần phải nổ lực để thấy rõ, biết rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ diệt; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sư thật tối thượng về Con đường đưa đến Khổ Diệt.”
|
“Therefore, bhikkhus, an exertion should be made to understand: ‘This is suffering (dukkha-sacca).’ An exertion should be made to understand: ‘This is the origin of suffering (samudaya-sacca).’ An exertion should be made to understand: ‘This is the cessation of suffering (nirodha-sacca).’ An exertion should be made to understand: ‘This is the way leading to the cessation of suffering (magga-sacca).’”
|
Vậy để biết rõ Bốn Thánh đế, trước hết qúy vị nên phát triển định. Có bốn mươi đề mục cho phần hành thiền định. Qúy vị có thể chọn bất kỳ đề mục nào.
|
So to know the Four Noble Truths you should first develop concentration. There are forty samatha meditation subjects for concentration practice. You may choose any of them.
|
Ở đây tôi muốn giải thích trước tiên phương pháp Niệm hơi thở Ānāpānasati và sau đó tôi sẽ giải thích nên làm cách nào để chứng ngộ Bốn Thánh đế.
|
Here I would like to first explain anapanasati meditation, mindfulness of breathing, and then explain how you should try to realize the Four Noble Truths.
|
Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây. Ng y mai tôi sẽ giải thích phần thực hành theo Kinh Đại Niệm Xứ Mahasatipaṭṭhana.
|
I would like stop my Dhammatalk here. Tomorow I will explain How to Practise according to the Mahasatipatthana Sutta.
|