Insight Meditation

Thap Nhi Nhan DuyenĐĐ Dhammapàla

Bài thuyết pháp tối 28 tháng 7 năm 2008
Khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến ngày 03 tháng 8 năm 2008

Giới cho các vị Tỳ Kheo

 

Chuyển ngữ: Cô Nguyệt Minh, cô Viên Hương

Chuyển thành văn bản: Tu Nữ Santacitta

.

Tôi muốn tiếp tục bài nói pháp hôm nay theo sơ đồ tôi đã phát cho quý vị. Năm giới của cư sĩ đã được tôi trình bày trong lần trước và bây giờ tôi đi sâu vào giới cho các vị Tỳ kheo. Liên quan đến bài lần trước nói về giới nói lời vô ích và phù phiếm, chúng tôi đã có chép trên bảng về các đề mục chúng ta cần tránh nói cùng 10 Ba-la-mật đã được dịch ra tiếng Việt. Khi viết những điều này tôi cũng có lý do. Bởi vì chắc các bạn ai cũng thích nói cả, nhưng biết cách nói cho đúng lúc đúng thời sẽ có nhiều hữu ích cho các bạn. Khi phạm phải giới này, sẽ không tốt chút nào cho việc tu thiền định.

Phần nói lời phù phiếm, tránh nói về các đề tài sau:
-Về vua -Các đất nước
-Tội phạm -Đàn ông /Đàn bà
-Quân đội -Anh hùng
-Thiên tai -Điềm báo
-Chiến tranh -Người đã chết
-Thức phẩm -Các loài động vật khác
-Đồ uống -Về nguồn gốc thế giới, đấng tạo hóa
-Đồ đạc ( nội thất) - Về nguồn gốc sự vật ( biển hồ)
-Nữ trang -Trang điểm (phấn, dầu thơm)
-Gia đình của mình -Làng mạc, thành phố, chuyện đường phố

Tóm lại tránh hý luận về những điều KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO PHÁP, KHÔNG LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT.

Trên là những đề tài không nên nói và sắp tới tôi sẽ dịch những điều chúng ta nên nói và tôi nghĩ những điều này sẽ giúp ích cho quý vị trong lúc hành thiền. Bây giờ tôi xin giới thiệu cho quý vị bốn giới cho các tỳ kheo, đó là giới phòng hộ theo giới bổn (Pātimokkhasamvarasīla) , giới phòng hộ các các căn (Indriyasamvarasīla), giới thanh tịnh thân mạng(ajivaparisuddhisīla) và giới liên quan đến tứ vật dụng (Paccayasannissitasīla}.

Trong cuộc đời của các vị Tăng có bốn loại giới vừa kể trên. Bốn loại giới thanh tịnh tôi vừa đọc cho quý vị bằng tiếng Pali.
-Đầu tiên là Pātimokkhasamvarasīla giới phòng hộ giới bổn. Giới này gồm 227 giới dành cho Tỳ kheo.
-Thứ hai là giới phòng hộ các căn (indriyasamvarasīla) hay còn gọi là thu thúc lục giới tức là thu thúc sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần.
-Thứ ba là giới thanh tinh thân mạng (ājivapārisuddhisīla )hay còn gọi là giới nuôi mạng chân chính. Đó là những giới chánh mạng gìn giữ không bị tà mạng và phù hợp với 227 giới cho tỳ kheo.
-Thứ Tư là giới liên quan đến tứ vật dụng (Paccayasannissitasīla), thực phẩm, y áo, chỗ ở và thuốc men.

Phra Viriyang Sirintharo

Và bây giờ tôi xin nói một câu kinh Đức Phật nói về phần giới này. Câu kinh đó là,
“ Ở đây này các Tỳ kheo, một vị Tỳ kheo sống có giới đức, vị ấy sống hành trì cụ túc giới đầy đủ hành xứ chánh mạng, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt nhất và nguyện tu tập hành trì theo những giới mà Đức Phật đã đề ra. Này các Tỳ kheo đây được gọi là quá trình tu tập giới trong sạch. Vị ấy ly dục ly bất thiện pháp chứng và trú tầng thiền thứ nhất, thứ hai thứ ba và thứ tư. Này các Tỳ kheo đây được gọi là tu tập tâm trong sạch. Vị ấy liễu ngộ được tứ thánh đế, đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự tận diệt của khổ đau, và đây là con đường đưa đến niết bàn chấm dứt khổ đau”.

Trong câu kinh này tôi muốn nhấn mạnh và giảng rộng, “ Vị Tỳ kheo sống giới hạnh, vị ấy thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt nhất…” Tôi muốn giảng điều này cho quý vị nghe. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng vì những lỗi nhỏ sẽ tích tụ hằng ngày hằng ngày sẽ thành lớn, nếu chúng ta không để ý điều này sẽ dẫn đến những hậu quả. Thí dụ những lỗi hết sức nhỏ nhặt như vị Tỳ kheo không được khạt nhổ trên những lá cây xanh. Các vị Tỳ kheo phải ngồi trên tọa cụ không để y bị lấm đất dơ bẩn. Mỗi lần đi vào làng các vị phải đắp y cẩn thận giống như khi đi khất thực. Có rất nhiều điều nhỏ nhặt kiểu như vậy.

Tôi cũng muốn chia xẻ cho quý vị những điều Ngài Pa-Auk vị thầy của tôi đã dạy. Tôi hỏi Ngài rằng,
-“Thưa Ngài tại sao chúng ta phải cẩn thận quá về những lỗi nhỏ nhặt như vậy?”
Câu trả lời của Ngài tuy rất đơn giản nhưng làm cho tôi bị chấn động và tôi nghĩ rằng nếu quý vị biết được câu trả lời của Ngài thì điều này cũng rất hữu ích.
Ngài trả lời rằng,
-“ Những lỗi nhỏ nhặt chúng ta phải đối diện hằng ngày nhưng đến lúc có một ngày chúng ta phải đối đầu với một lỗi lớn. Nếu như một lỗi nhỏ mà các bạn không nhận ra và sửa đổi thì đến khi mắc phải một lỗi lớn làm sao chúng ta có khả năng đối đầu với nó”.
Vì thế nhận ra và sửa những lỗi nhỏ rất cần thiết. Bởi vì ngay cả những cái nhỏ mà chúng ta không đối đầu với nó thì khi gặp những vấn đề khó khăn thì tâm của chúng ta có thể kiểm soát được. Điều này tôi nghĩ không những cần thiết cho các vị Tỳ kheo mà cho tất cả các quý vị trong cuộc sống hằng ngày. Hằng ngày hãy thực tập sửa đổi những lỗi nhỏ. Việc hành trì nhận ra những lỗi của mình và sửa đổi hằng ngày, đó là cơ hội để chúng ta làm tâm được trưởng thành và có thể đối diện với những lỗi lớn sau này.

Một điểm nữa tôi muốn giảng rộng về giới nói về nhận vàng bạc cho các Tỷ kheo. Vàng bạc ở đây được hiểu không những theo nghĩa đen là vàng và bạc mà là bất cứ một vật gì có giá trị giống như vàng bạc vậy, kể cả tiền. Câu này trong tiếng Pali có nghĩa là đối với những người còn coi trọng tiền bạc giống như các vị trưởng giả có nghĩa là đối với các vị ấy sự trói buộc của ngũ dục vẫn còn quá lớn, và chắc chắn giáo pháp người đó đang hành trì không phải có sự tri túc, không phải giáo pháp của Như Lai. Tôi muốn nói cho quý vị nghe cách các cư sĩ cúng dường cho các vị Tỳ kheo hợp pháp như thế nào. Đối với các vị Tỳ kheo không giữ tiền có nhiều tự do hơn.

Đứng về góc độ của một vị tu sĩ mà nói thì tôi thấy rằng việc không giữ tiền lại mang cho chúng tôi nhiều thoải mái dễ chịu hơn giữ tiền bởi vì chúng tôi có thể có những điều mình cần một cách dễ dàng hơn là khi chúng tôi có tiền. Theo kinh nghiệm của tôi không giữ tiền tốt hơn, thí dụ một Phật tử tôn trọng cúng dường đến một vị Tỳ kheo, và nếu vị ấy cần một vé máy bay để đi đâu, thay vì cúng đường một vé máy bay thì họ sẽ cúng tiền để mua vé máy bay ấy, vậy thì vị Tỳ kheo lấy tiền đâu để trả tiền đi taxi đến mơi mua vé máy bay ấy. Do vậy trong trường hợp một vị Tỳ kheo không nhận cúng dường bằng tiền thì vị ấy có thể có được vé hết sức dễ dàng, không phải lo lắng đi mua và phải trả tiền taxi. Và cũng như vậy nếu các bạn không phải giữ tiền trong gia đình các bạn cũng cảm thấy có rất nhiều tự do.

Nêu như các bạn còn dính mắc với tiền bạc thì khi hành thiền sẽ phóng tâm để nghĩ xem tiền này sẽ làm như thế nào, như vậy các bạn không thể thiền được, và điều này chắc các bạn biết rõ hơn tôi. Nếu như các bạn đi vào siêu thị chắc chắn sẽ phóng tâm nhiều hơn nữa. Do đó việc giữ tiền sẽ tạo ra năm triền cái rất khó định tâm khi hành thiền. Để hổ trợ giới phòng hộ các căn này thì việc hành thiền hết sức quan trọng giúp cho việc giữ giới được trong sạch. Việc thu thúc lục căn rất khó làm vì các cảnh trần luôn luôn đập vào các căn và tác động đến tâm của mình. Do các căn chúng ta luôn dính mắc với lục trần là sắc thinh hương vị xúc pháp. Do đó việc hành thiền để khống chế sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần là một điều hết sức quan trọng và sẽ giúp cho việc thu thúc lục căn được tốt hơn.

Tôi muốn kể câu chuyện một vị Tỳ kheo đắc quả vị A-la-hán ở Sri Lanka nhờ tu tập Indriyasamvarasila. Có một vị Tỳ kheo sống trong rừng rất nhiều năm tại Sri Lanka, vị ấy tinh tấn hành trì thiền chỉ và thiền quán theo lời của Đức Phật dạy. Vị ấy đã hành thiền chỉ đề mục chánh niệm hơi thở và đề mục quán bộ xương, sau đó chuyển sang hành trì Vipassana trong vòng hơn 60 năm. Hằng ngày vị đó đi vào làng khất thực. Trên đường đi vị ấy gặp một người phụ nữ trang điểm lộng lẫy rất đẹp, làm muốn làm nổi bật mình lên để hướng sự chú tâm của vị Tỳ kheo này. Cô ta cũng có lý do khi làm như vậy. Các bạn có muốn biết không ? Lý do vì cô ta mới vừa cải nhau với chồng, vì muốn cho chồng biết mặt nên cô ta trang điểm rất đẹp và đi ra ngoài. Khi gặp vị Tỳ kheo cô ta cười rất quyến rũ. Bởi vì đã thực hành trên đề mục quán bộ xương để thấy được sự bất tịnh nên khi nhìn thấy cô ta cười, vị Tỳ kheo nhìn vào bộ răng của cô ta, Ngài đã nhớ đến đề mục quán bộ xương của mình, Ngài không thấy cô ta có sự hấp dẫn nào chỉ thấy đó là một xương . Điều đó có tác dụng không quý vi? Khi nhìn nhau chúng ta thấy là những bộ xương biết đi thì điều đó tốt hơn cho chúng ta. Quý vị có muốn người khác nhìn mình như vậy không? Nhìn mình như những bộ xương biết đi.

Nhờ có đề mục quán bộ xương đó mà Ngài đã đắc được quả vị A-la-hán. Không ngờ khi Ngài đi khất thực trong làng gặp người chồng của cô gái, anh ta hỏi vị Tỳ kheo rằng, “ Thưa Ngài, trên đường đi Ngài có thấy ai không a?” Ngài trả lời rằng, “Tôi không thấy một người nam hay người nữ nào đi trên đường phố, chỉ thấy một bộ xương đang bước đi thôi”. Chính vì Ngài tu tập thu thúc lục căn một cách thành thục mà Ngài đã tránh được sự quyến rủ của ngũ dục và đắc được quả vị.

Bây giờ tôi muốn nói đến giới nuôi mạng chân chánh (ajivaparisuddhisila), tôi xin trích dẫn một đoạn kinh sau đây, “ Này các Tỳ kheo thế nào được gọi là tà mạng, đầu tiên là giả dối hoặc có ý đồ sắp đặt. Vị ấy nói hoặc hành động khiến cho cư sĩ hoặc những người khác ngưỡng mộ và tận tụy hết lòng với mình. Hoặc có những thái độ đặc biệt để khoe những pháp của mình có để mọi người ngưỡng mộ. Thứ hai là vị ấy nói những lời bợ đỡ, nói bợ đỡ có nghĩa là muốn được danh lợi khi thấy thí chủ đến vị Tỳ kheo làm bộ vui vẻ kêu đến hỏi han và nói xa nói gần hoặc nói nịnh bợ hoặc nói diễu cợt để người ta cúng dường vật thực và các đồ dùng khác. Thứ ba là nói để gợi ý. Thứ tư là nói lời dọa dẫm, ví dụ vị ấy muốn được danh lợi mà dùng lời hăm dọa hay mắng nhiếc thí chủ hoặc bắt lỗi họ cho rằng họ không có đức tin hoặc nói xấu, hoặc mang chuyên nhà này nói cho nhà kia để câu lợi cho càng nhiều. Thứ năm là dùng lợi câu lợi, có nghĩa là vị Tỳ kheo muốn được danh lợi đem vật thực được cúng dường cho nhà khác để câu lợi cho được nhiều thêm”. Đây được gọi là sự nuôi mạng theo năm pháp ác không trong sạch.

Các bạn có hỏi tôi tại sao khi cúng dường chai mật ong, tôi không dùng hết mà không có thể cho người khác được, là bởi vì nó nằm trong giới này, giới nuôi mạng không chân chánh. Nếu vị Tỳ kheo nào phạm vào những giới này tức là tà mạng chứ không phải chánh mạng. Những điều tôi giảng sẽ viết lên bảng.

Giới thứ tư là giới liên quan đến tứ vật dụng (Paccayasannissitasila). Điều này được gọi là sự quán tưởng khi nhận tứ vật dụng hoặc khi dùng tứ vật dụng. Tứ vật dụng là y áo, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men mỗi khi chúng ta dùng đều phải quán tưởng trước khi dùng. Trong kinh Đức Phật nói quán tưởng vật thực, thức ăn này không phải vì vui thích, không phài tự hào về cơ thể về sắc đẹp mà đây chỉ là những dưỡng chất để nuôi sống thân mạng tứ đại, thực phẩm để giảm bớt sự khó chịu đói khát để giúp cho việc tu tập đời sống phạm hạnh theo giáo pháp của đức Phật mà không bị bệnh hoạn, mệt mỏi và giữ thân này an tịnh. Sự quán tưởng cho các đồ dùng khác nếu cần quý vị có thể đến hỏi tôi và tốt hơn là hỏi vị trụ trì.

Tôi xin dứt lời tại đây.

Bài quán tưởng vật thực khi ăn

Patisankhā yoniso pindapātan patisevāmi neva davāya na mandanāya na vibhusanāya yāvadeva imassa kāyassa thitiyā yāpanāya vihimsuparatiyā brahmacariyā nuggahāya iti purānanca vadanam patihankhāmi navanca vedanam na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti

(Chúng) ta nên quán tưởng rằng:/ Ta thọ thực đây/ chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm/ hoặc say mê sức lực như kẻ võ sĩ/ hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị/ hoặc cho có nhan sắc như người hát xướng/ (Chúng) ta thọ thực đây/ để duy trì sắc thân cho được tồn tại/ và bảo tồn sanh mạng/ cho được tránh sự khó chịu/ cho đặng giúp đỡ đến sự tu hành theo phạm hạnh/ cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát/ và ngăn ngừa cái khổ sẽ phát sanh lên vì ăn quá độ/ còn sự hành vi trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi / thân tâm không biếng nhác/ và được sự an vui/ cũng do nhờ sự thọ thực này.

(HT Bửu Chơn)

 

Download bai giang


Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ

dieuphap.com