Thanh Tinh Dao = Bai 1

Thap Nhi Nhan DuyenTT. Thích Giác Đẳng

Giới Thiệu Bộ Thanh Tịnh Đạo - Bài 1

TT Giác Đẳng giảng tại Giảng Đường Diệu Pháp trên Paltalk, ngày 04 tháng 02 năm 2008
Chánh Hạnh chuyển biên

(Xin lưu ư: những bài chuyển biên này chúng tôi hoan hỷ với những ai tải về trang web nhà, để tôn trọng Giảng Sư xin giữ y bản chính, xin đừng sửa chữa. Và xin đề rơ tên người chuyển biên)

.

TT Giác Đẳng: Namo Buddhaya
Trong bài học hôm nay chúng tôi xin dành để nói về tác phẩm Thanh Tịnh Đạo. Trong quyển bách khoa Britanica Encyclopedia của Anh Quốc có ghi nhận một trong những tác phẩm có ảnh hưởng sâu xa nhất của nhân loại phải kể đến quyển Visuddhimagga hay Thanh Tịnh Đạo. Từ khi tác phẩm này ra đời vào thế kỷ thứ V Tây lịch cho đến ngày hôm nay trải qua 15 thế kỷ, tác phẩm này đã ảnh hưởng không biết bao nhiêu thế hệ của những người học Phật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng đối với truyền thống Phật giáo Nam truyền tức là truyền thống Phật giáo thọ trì kinh điển Pali, tác phẩm này Visuddhimagga hay Thanh Tịnh Đạo được xem là tác phẩm quan trọng nhất sau Tam tạng kinh điển. Tất nhiên khi nói đến sự quan trọng của tác phẩm không phải chỉ là ý kiến nhận định vỏ đoán của vài cá nhân. Bởi sự ghi nhận mang tính thực tế, bởi vì Chư Tăng Phật tử, đặc biệt trong giới học thuật tại các quốc gia Phật giáo Nam Tông . Dù là Tích Lan, Thái Lan hay Miến Điện đều dành vị trí vô cùng đặc biệt cho tác phẩm này.

        Tác phẩm này có thể nói cực kỳ quan trọng chứa đầy những giá trị không thể không nói đến bởi vì có năm lý do chúng ta có thể liệt kê tại đậy:
       
      Giá trị thứ nhất về tác giả, người viết ra quyển sách này là một nhà sư Ấn Độ có pháp danh là Buddhaghosa có khi dịch là Phật Minh, chữ  Minh ở đây có nghĩa  là  trí cũng như chúng ta nghe chữ Bách Gia Tranh Minh, khi chúng ta còn nghe là Phật Âm. Thật ra trước khi tác phẩm này ra đời có một tác phẩm khác là bộ Vimutti Magga nhưng mờ nhạt đi thì tác phẩm Visuddhimagga ra đời. Vì bản thân Ngài Buddhaghosa là một Tăng sĩ người Ấn Độ và Ngài là một trong mười dịch giả lớn nhất trong lịch sử Phật giáo. Chẳng những vậy Ngài còn là người trước tác rất nhiều tác phẩm và hầu hết những tác phẩm của Ngài đã trở thành những tác phẩm gối đầu giường. Ví dụ như ngoài quyển Thanh Tịnh Đạo, Chú giải kinh Pháp cú,  Chú giải kinh Bổn sanh. Tất cả những điều đó đã trở thành những đóng góp vô giá to lớn trong nền văn học Phật giáo. Bản  thân Ngài Buddhaghosa quan trọng như vậy.

         Giá trị thứ hai của bộ Visuddhimaga trở nên nổi bật trong vườn hoa muôn màu muôn sắc của Đạo Phật. Đó là bởi vì  tác phẩm này đã là một nhịp cầu giữa pháp học và pháp hành, giữa Kinh tạng và A-tỳ-đàm, giữa Thiền chỉ và Thiền quán. Những nhịp cầu đôi lúc cơ hồ giống như là khó khăn vô cùng, để có thể tiếp nối đầu từ đầu cầu này sang đầu cầu kia. Thế nhưng tác phẩm này là một kết hợp nhuần nhuyễn. Đọc tác phẩm chúng ta mới hiểu những giá trị liên hệ vô cùng thiết yếu giữa những vấn đề mà thường có những người phật tử không bao giờ nhận ra được. Như chúng tôi vừa đề cập khi nãy ví dụ như giữa thiền chỉ và thiền quán, giữa pháp học và pháp hành, giữa phương pháp mang tính rất cổ điển và một lối nhìn rất sinh động nhẹ nhàng liên tục. Đó là một đặc điểm khác mà Visuddhimagga hay Thanh Tịnh Đạo được nói đến ở đây.

       Giá trị thứ ba là đóng góp của Thanh Tịnh Đạo này là một đóng góp mang tính hệ thống hóa Kinh điển của Đạo Phật. Mặc dầu khi Đức Phật còn tại thế, Đức Phật và vị đệ tử trưởng tràng của Ngài trên phương diên giảng dạy đó là Tôn giả Xá-Lợi-Phất đã có những trình bày hệ thống về kinh điển cho bốn chúng đệ tử học. Nhưng thời đại của Đức Phật dù bản thân của Ngài và Tôn giả Xá-Lợi-Phất những lời thuyết giáo như là pháp thoại, như là những bài pháp, mà những điều này được kết tập có khi chúng ta thấy rất dài có bố cục hẳn hòi như là kinh Phúng Tụng, kinh Thập Thượng. Nhưng dù sao đi nữa phải có một người lặn lội lâu ngày trong thế giới của Phật học mới có thể tìm thấy được những dấu chấm kết nối lại, trở thành một sơ đồ hành trình giác ngộ.
       Nhưng đồ biểu này không phải dễ dàng để nhận thức. Chúng ta nói như vầy trong Tứ diệu đế Đức Phật Ngài đề cập đến Bát chánh đạo, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Rồi cũng đề cập đến giới định tuệ. Giới định tuệ về chi pháp giống như Bát chánh đạo chánh kiến, chánh tư duy thuộc về Tuệ. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về Giới. Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về Định.

      Ngòai Bát Chánh Đạo còn có tam học Giới Định Tuệ. Và ở đây Ngài đưa ra một cách tài tình. Dĩ nhiên là Giới Định Tuệ trở thành ba pháp chú để giảng cho Thất tịnh tức là bảy bước đến giác ngộ giới tịnh, kiến tịnh, tâm tịnh, đoạn nghi tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnhv.v…Một lần nữa bảy pháp mà chúng ta gọi là bảy bước thanh tịnh này cũng nằm trong cái  khuôn của Bát chánh đạo, của Tam học. Nhưng tài tình nhất của Ngài Buddhaghosa là, ví dụ như trong phần giới chẳng những Ngài nói rất chi tiết, rất sâu rộng về giới mà Ngài còn cho chúng ta những chi tiết mang tính cách thực hành như 13 pháp đầu đà. Trong phần định ở đây dùng chữ Tâm tịnh, chưa bao giờ có tác phẩm về thiền chỉ thậm chí những mô tả liên quan đến Thiền Tông được Ngài kết cấu một cách nhuần nhuyễn để cho chúng ta một hình ảnh thế nào là thiền chỉ trong Đạo Phật. Đối với những đoạn sau như là kiến tịnh hay đạo phi đạo tri kiến tịnh v.v…Những gì Ngài đề cập đến đoạn sau Ngài lại có thể đem vào trong đó một đồ biểu rất căn bản của Tạng A-tỳ- đàm.
           Một người học Phật nếu nắm được trọn vẹn  bộ Thanh Tịnh Đạo thì người đó có thể nói mà không sợ sai lầm rằng đã học được sườn chính của Tam tạng kinh điển Pali. Bởi vì trong đó có kinh tạng qua A-tỳ-đàm, có Luật tạng. Trong Thanh Tịnh Đạo có pháp học pháp hành, có nói rõ về Giới Định Tuệ, trong Thanh Tịnh Đạo cho chúng ta biết những điều mang tính chất rất triết học, lại có những điều mang tính chất rất thực nghiêm. Như vậy bắt những nhịp cầu này, ví dụ như chưa có tác phẩm nào trong Đạo Phật mà đi xa hơn rộng hơn nói về sự lien hệ giữa thiền chỉ và thiền quán như Ngài đã viết và viết rất kỹ tại đây và đó là một đáng phục. Yếu tố thứ ba chúng ta nói về giá trị của Thanh Tịnh Đạo, chúng ta đặc biệt đề cập đến những nhịp cầu mà Ngài Buddhaghosa đã khéo bắt ngang bắt dọc để tạo thành một hệ thống kinh điển được đặt trong một sơ đồ hết sức rõ ràng mà người học Phật có thể lãnh hội rất nhiều qua sự hệ thống hóa này
       
        Giá trị thư tư chúng ta có thể đề cập tại đây khi nói  đến Thanh Tịnh Đạo là tính chất giáo khoa. Khi nói đến tính chất giáo khoa chúng ta phải nhìn nhận rằng trong truyền thống cổ điển của Đạo Phật, trên phương diện Phật Pháp  những môn học thời bấy giò ảnh hưởng phương pháp truyền khẩu, đã không có những bộ sách giáo khoa mang tính quy mô như những tác phẩm lớn. Mãi đến nhiều thế kỷ về sau này cho đến khi bối diệp được dùng để chép kinh, cho đến khi người ta phải đối diện với những trang kinh được dịch từ tiếng Pali, tiếng Tích Lan sang một ngôn ngữ khác qua hoặc giả từ Phạn ngữ sang tiếng Tích Lan. Trước đó kinh điển chưa có hệ thống như là về sau này và Ngài Buddhaghosa đã làm một việc rất đáng cho chúng ta chấp tay là Ngài đã đưa ra một giáo trình, giáo trính dó không phải là cái gì do Ngài tự đặt tự định ra mà Ngài dựa vào khuôn mẫu của những pháp như Thất tịnh, như pháp Chỉ Quán, như là A-tỳ-đàm. Ngài đem vào những gì vốn có, vốn rất quen thuộc trong Đạo Phật. Điểm thư tư này chúng ta phải cảm ơn Visuddhimagga đã đưa ra phương pháp hệ thống hóa kinh điển của Đạo Phật

            Giá trị thứ năm của Thanh Tịnh Đạo. Kinh điển có cả rừng kinh điển, trước khi ngài Buddhaghosa ra đời đã có bao nhiêu vị danh Tăng. Thâm chí có những vị viết những tác phẩm như là Vimutti Magga hay là  Giải Thoát Đạo gần gần giống như là Thanh Tịnh Đạo, nhưng không có chỗ đứng quan trọng trong văn học Phật giáo như Thanh Tịnh Đạo. Bộ Thanh Tịnh Đạo đã được đem ra giảo nghiệm. Là một bộ sách mở rộng bộ Thanh Tịnh Đạo đã chứng minh được rằng chúng ta không thể biết một tác phẩm lớn mà bố cục hoàn toàn thích hợp với những gì Đức Phật đã dạy. Như trong trường hợp này Ngài Buddhaghosa đã mượn pháp Thất tịnh để trình bày yếu lý của mình. Những gì Ngài viết ra trong tác phẩm đã được trắc nghiệm theo thời gian. Không một Tăng sĩ nào học cao học Phật giáo ở tại Thái Lan, những vị xuất gia mà không bị bắt buộc phải xử dụng đến bộ Thanh Tịnh Đạo này hoặc nhiều hoặc ít hoặc cách này cách kia. Tại sao vậy? Tại vì giá trị cố nhiên của Thanh Tịnh Đạo. Về sau này cũng có một số người cũng làm công việc tương tự như vậy nhưng phải nói rằng cho đến hôm nay cũng chưa có ai vượt qua khỏi quyển Thanh Tịnh Đạo về phương diện có sức ảnh hưởng lớn cho cộng đồng Tăng chúng như là quyển Thanh Tịnh Đạo.

          Với những điều vừa trình bày ở  trên chúng tôi xin được phép nói một điều rằng vì ảnh hưởng to lớn của bộ sách này, Thanh Tịnh Đạo ngày nay cũng như tự bao giờ trở thành bộ sách giáo khoa, một cẩm nang, một hướng dẫn vô cùng quan trọng cho tất cả những người học Phật, tu Phật .

         Chúng tôi xin có vài lời giới thiệu tác phẩm Thanh Tịnh Đạo. Mong rằng quý Phật tử tối thiểu có thể làm quen với những từ vựng như giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi thanh tịnh v.v… Để chúng ta thấy rằng Ngài đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa những đề tài mang tính cổ điển cố hữu của truyền thống và là một so sánh đối với những gì liên hệ với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày như tu học v.v…

        Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
         Namo Buddhaya


Download Bai giảng

Bài giảng phá p Am Lưu Trữ


>next page
dieuphap.com