Trang gốc

Trang web Chùa Bửu Đức

[Unicode Fonts]


Chiếu Kiến Nghiệp Xứ - Vipassana Kammatthana
Tỳ Kheo Giác Chánh
Nhâm Thân, P.L. 2536 - 1992


       

Chương Năm

Chư Hành Vô Thường


Hành giả vẫn tiếp tục luyện tập SATI (Niệm) cho thuần thục, tinh nhuần. Sati càng được vững, càng tốt. Trong những lúc luyện tập Sati, ghi nhận biết rơ bốn đại oai nghi và các tiểu oai nghi (co tay, duỗi chân,...). Thỉnh thoảng sẽ bị lăng quên sự Niệm (theo dơi thân tâm). Hay nói cho đúng hơn, trong buổi đầu, hành giả thường bị phóng tâm, thất niệm, tức là trong khi theo dơi hơi thở vô, hơi thở ra chẳng hạn, th́ hành giả có thể suy nghĩ đến một vấn đề ǵ, nhớ lại một sự vật ǵ, hay nhận thức một ngoại cảnh (như tiếng động chẳng hạn), hoặc thỏa thích hay buồn chán một việc ǵ đó. Khi chợt nhớ lại "Năy giờ ḿnh đă phóng tâm" th́ hành giả không cần phải làm lại động tác đă bị bỏ quên (như phóng tâm trong lúc đang đi kinh hành) mà chỉ cần ghi nhận "quên niệm", hay ghi nhận rằng "suy nghĩ" (nếu hành giả vừa suy nghĩ), hay ghi nhận "nhớ tưởng" (nếu hành giả vừa nhớ tưởng), hay ghi nhận "biết" (nếu hành giả vừa nhận thức một ngoại cảnh), hay ghi nhận "cảm thọ" (nếu hành giả vừa thỏa thích, hay buồn chán). Nói tóm lại, hành giả quên Niệm do nguyên nhân nào th́ phải ghi nhận ngay nguyên nhân đó, tức là trạng thái Thân hay Tâm vừa sinh diệt.

Hành giả nên biết rằng đối với Thân (Sắc - Rupa) có thể nhận thức ngay khi chúng đang diễn tiến (như thân đau nhức, ngứa ngáy...), nhưng với Tâm của ḿnh th́ chỉ có thể ghi nhận Tâm cận hiện tại mà thôi, v́ Tâm không thể đồng thời sinh diệt hai thứ Tâm cùng một lúc (một sát na - Khana). Thí dụ: khi trông thấy một đối tượng (cảnh tướng phần) khả ái, sự ưa thích khởi lên (tâm tham), hành giả ghi nhận "tham ái" th́ tâm tham ái ấy đă diệt và đă trở thành sở tri (bị biết, chỗ biết), sở quán (bị xét, chỗ xét) của tâm thiện hợp trí (tâm thiện dục giới). Như vậy là khi trông thấy cảnh đẹp, tâm tham ái sinh khởi, th́ cảnh đẹp là sở tri, c̣n tâm tham ái là năng tri. Khi tâm thiện nhận thức tâm tham ái, th́ tâm tham ai là sở tri, tâm thiện là năng tri. Và khi tâm thiện sinh, th́ tâm tham ái diệt, chứ không thể nào hai tâm cùng tồn tại (các thứ tâm khác dù cùng một loại như tâm thiện biết tâm thiện, tâm bất thiện biết tâm bất thiện th́ cũng theo cơ chế đó). Đó là định lư cố nhiên (Cittaniyama), cho nên niệm tâm hay quán tâm là "tâm hiện tại nhận biết tâm cận hiện tại" mà thôi.

Khi hành giả trông thấy một cảnh Sắc (vật bị mắt thấy) nào đó, nếu thích Niệm về Căn th́ ghi nhận rằng "Thấy" (thấy đây là cách trông thấy của mắt, thuộc về Sắc). Nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận rằng "Sắc" (vật bị thấy, chỗ thấy, sở kiến), nếu thích Niệm về Thức th́ ghi nhận rằng "Biết" (sự biết của mắt năng tri).

Khi hành giả nghe một tiếng động nào đó, nếu thích Niệm về Căn th́ ghi nhận rằng "Nghe", nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận "Tiếng " hay "Thinh" (vật bị nghe), nếu thích niệm về Thức (Danh) th́ ghi nhận rằng "Biết" (sự biết của tai).

Khi hành giả ngửi phải hơi mùi nào đó (như thơm, thúi), nếu thích Niệm về Căn (Nội Sắc hay nội Xứ) th́ ghi nhận rằng: "Ngửi", nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận "Mùi" (cảnh khí), nếu thích niệm về Thức (Danh) th́ ghi nhận rằng "Biết" (sự biết của mũi).

Khi hành giả ăn hay uống, nếu thích Niệm về Căn th́ ghi nhận rằng "Nếm", nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận rằng: "Vị", nếu thích niệm về Thức (Danh) th́ ghi nhận rằng "Biết" (sự biết của lưỡi).

Khi hành giả đụng chạm chỗ nằm, chỗ ngồi, chỗ đi, chỗ đứng, hay chạm nhằm vật nóng, lạnh v.v., nếu thích Niệm về Căn th́ ghi nhận rằng "Đụng", nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận "Xúc" (cảnh xúc: đất, lửa, gió), nếu thích niệm về Thức (Danh) th́ ghi nhận rằng "Biết " (sự biết của thân).

Khi hành giả suy nghĩ về một sự việc ǵ, nếu thích Niệm về Căn th́ ghi nhận rằng "Suy Nghĩ" (hai Tâm Tiếp Thân và Ngũ Môn hướng Tâm), nếu thích Niệm về Cảnh th́ ghi nhận rằng "Pháp" (52 Tâm Sở, 16 Sắc tế), nếu thích niệm về Thức (Danh) th́ ghi nhận rằng "Biết" (sự biết của ư: 108 Tâm Ư-Thức-Giới).

Quán Vô Thường

Sau một thời gian luyện tập Sati thuần thục trong sự phân biệt rơ ràng về 6 Căn, 6 Cảnh và 6 Thức (tức 18 Giới), hành giả bắt đầu tập Quán (Vicarana) cho thấy trạng thái vô thường của Căn, Cảnh, Thức. Nên lưu ư rằng Quán ở đây không phải là Tuệ trực giác thật biết về Sắc Danh, nhưng phải Quán v́ có Quán mới có Tuệ trực giác sinh khởi. Trong khi Quán tức là ngưng Niệm, đừng tưởng lầm Quán là Niệm (Niệm là sự ghi nhận rơ ràng về sự hiện hữu của Danh và Sắc; Quán là suy xét về bản chất của Danh và Sắc; Tuệ Trực giác là thấy rơ tính chất của Danh và Sắc). Hành giả nên tự đặt ra câu hỏi như sau: "Vật này là thường hay vô thường?" Rồi tự đưa ra biện chứng để giải đáp: "Nếu vật này là Thường th́ nó không bị sinh diệt đổi thay". Tới đây hành giả cố dùng trí tuệ suy xét coi vật ấy có bị sinh diệt đổi thay hay không, nếu thấy rơ nó bị sinh diệt đổi thay th́ tự hành giả kết luận rằng: "Như vậy, vật này là vô thường". Cứ như thế, hành giả quán sát từ vật nầy đến vật khác. Sẽ có nhiều vật, tướng vô thường của nó rất vi tế, nghiêm nhặt hay ẩn khuất mà hành giả chưa có thể thấy được th́ hăy tập quán các vật nào dễ thấy, dễ nhận, lần lần cho đến khi có Trí Tuệ sắc bén và vững mạnh, rồi th́ chẳng những khối sắt, ḥn đá mà cả trái đất (địa cầu) hành giả sẽ thấy rơ bản chất, tướng trạng vô thường của nó, đúng như Phật ngôn: Sabbe Sankhara Aniccati (Các Pháp hữu vi đều là vô thường).

Khi hành giả trông thấy một Cảnh Sắc như đóa hoa chẳng hạn, hành giả tự hỏi: "Cảnh Sắc này là Thường hay Vô Thường?" Muốn quán như vậy, trước hết hành giả phải hiểu biết cho thật đúng và thật rơ ư nghĩa của tiếng Thường và Vô Thường. Thường (nicca) là hằng có, hằng c̣n, hằng tồn tại. Trái lại là Vô Thường (Anicca) tức là luôn luôn tiêu hoại, đổi thay. Nếu hành giả thấy được trạng thái biến đổi của đóa hoa th́ hành giả sẽ kết luận một cách chính xác Cảnh Sắc (đóa hoa, vật bị mắt thấy) là Vô Thường.

Hoặc khi hành giả trông thấy Cảnh Sắc (như đóa hoa) hành giả Niệm "thấy" rồi có thể dừng Niệm chuyển qua Quán bằng cách tự hỏi "Mắt là Thường hay Vô Thường?" Hành giả đừng vội tự đáp theo thành kiến (thói quen) của sự đọc kinh sách mà nên quan sát (Vicarati) cho thấy rơ thật sự về trạng thái vô thường của mắt như nh́n đóa hoa lâu, mắt bị mỏi là vô thường; hoặc mỗi cái chớp mắt th́ cái trông thấy bị gián đoạn là vô thường; hoặc tâm suy nghĩ việc khác khiến cái thấy ấy bị gián đoạn là vô thường; hoặc do Cảnh Sắc (đóa hoa) thay đổi khiến cái thấy cũng thay đổi theo. Đó là chưa nói đến sự thay đổi khó thấy hơn như tế bào, máu... trong mắt thay đổi liên tục từ khoảnh khắc. Đến lúc nào thật sự hành giả thấy rơ trạng thái thay đổi của mắt th́ mới nên đi đến kết luận "Mắt là vô thường"

Hoặc khi hành giả trông thấy Cảnh Sắc (như đóa hoa). Nếu hành giả niệm "Biết" tức là ghi nhận về Nhăn Thức th́ hành giả có thể tạm ngưng Niệm để chuyển qua Quán bằng cách tự hỏi "Nhăn Thức là Thường hay Vô Thường?" Rồi hành giả quan sát cho thật thấy rơ sự vô thường của nhăn thức như: "Cái biết của Mắt không thể thường hằng v́ ḍng Tâm thức luôn luôn chuyển biến, nhăn thức sinh lên chỉ tồn tại ba thời điểm: Sinh, Trụ và Diệt." Kế đến là những sát na Tâm khác như Tiếp thâu, Quan Sát v.v. cho đến hết một lộ tŕnh tâm (Citta Vithi), nếu đầy đủ là 17 sát na. Dù Tâm Nhăn Thức có được sinh tiếp tục sau đó th́ cũng phải sinh ở một tiến tŕnh khác (lộ tŕnh tâm khác) chứ không thể trong một lộ tŕnh tâm có hai sát na Tâm Nhăn Thức được sinh khởi liên tục bao giờ. Đó là xét về vô thường vi tế đối với người có học Abhidhamma (Vi Diệu Pháp, Thắng Pháp) mới nhận thấy được. C̣n với ngướ không học Abhidhamma nhưng có Trí Tuệ sắc bén cũng có thể nhận biết được sự vô thường của Nhăn Thức. Do nhận xét thấy Nhăn Thức ấy bị diệt mất v́ có cái thức khác sinh khởi, như Nhĩ Thức (cái biết của tai, sự biết cảnh thinh), hay Tỷ Thức (cái biết của mũi, sự biết cảnh khí), hay Thiệt Thức (cái biết của lưỡi, sự biết cảnh vị), hay Thân thức (cái biết của thân, sự biết cảnh xúc), hay Ư Thức (cái biết của ư, sự biết cảnh pháp). Nếu Nhăn Thức thường hằng th́ cái Thức khác không có cơ hội sinh khởi, v́ không thể có sự kiện các thứ Tâm đồng sinh một lúc. Mỗi lần sinh lên một thứ Tâm mà thôi, nếu Thức này hiện diện th́ những thức khác khiếm diện. Mà thường ngày chúng ta đă Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Đụng, Suy Nghĩ không biết bao nhiêu triệu triệu lần Sinh Diệt của các Tâm Thức, như vậy chứng tỏ là có sự vô thường của Nhăn Thức rơ rệt. Nên mới đi đến kết luận: "Nhăn Thức là vô thường".

Khi hành giả nghe một âm thanh nào như tiếng nói của người chẳng hạn. Hành giả tự hỏi: "Cảnh Thinh này là thường hay là vô thường?" (Dĩ nhiên khi hành giả tự nêu lên câu hỏi, kế đến là suy tư, cho đến khi thấy rơ sự vô thường, th́ thời gian này dù lâu hay mau cũng chỉ là Quán "trầm tư", chứ không phải là Niệm "Chiếu Kiến" và cũng không phải là "Trí trực giác"). Hành giả dùng Trí suy xét như một nhà khoa học trong pḥng thí nghiệm chớ không nên tự trả lời như một học sinh trả bài. Nếu hành giả đă có khái niệm lờ mờ về Vô Thường do học, đọc hay nghe thuyết pháp th́ cần để qua một bên, chỉ nên vận dụng Trí phán đoán sự thật theo Trí quan sát mà thôi. Như "tiếng nói của người" tức Cảnh Thinh này nếu là Thường th́ không bao giờ dứt tiếng nói. Lại nữa, trong tiếng nói của người, dù người đó đang nói liên tục, th́ mỗi tiếng cũng khác nhau (như nói: Dạ, thưa ông ...) Đó là chưa nói đến sự sinh diệt vi tế hơn, mà theo Abhidhamma là tuổi thọ của Sắc chỉ tồn tại trong 17 sát na Tâm, mà trong một giây, Tâm sinh diệt đến triệu triệu lần. Nếu Quán thấy rơ như vậy, hành giả sẽ đi đến kết luận: "Cảnh Thinh này là vô thường."

Hoặc khi hành giả nghe tiếng nói của người, hành giả Niệm "Nghe". Nếu muốn, Quán hành giả tạm thời dừng Niệm để Quán sát cho thấy rơ sự vô thường của tai, bằng cách tự nêu lên câu hỏi: "Tai là thường hay vô thường?" Tùy trí tuệ của hành giả, nếu không thẩm nghiệm vi tế về sự đổi thay của nhĩ căn (tai) nơi chính ḿnh từng trong khoảnh khắc th́ có thể quán xét chung chung cảnh vật bên ngoài như thấy người già tai điếc hoặc lăng tai, không nghe được rơ ràng tiếng nói của người khác th́ cũng nên nhận thức đó là sự vô thường của tai.

Hoặc khi hành giả nghe tiếng nói của người, nếu hành giả Niệm "Biết", tức là ghi nhận về phương diện Tâm (niệm tâm). Như muốn Quán th́ ngưng Niệm mà Quán xét rằng "Nhĩ thức này là thường hay vô thường?" Nếu Nhĩ Thức là Thường th́ nhĩ thức không bị sinh diệt đổi thay! Nhưng thực tế th́ Nhĩ Thức luôn luôn bị biến đổi v́ nếu Nhĩ Thức không bị biến đổi th́ ta chỉ luôn luôn biết Cảnh Thinh chứ không thể biết cảnh nào khác. Nhưng sự thật trong một thời gian ngắn chừng một phút thôi, ta đă biết cảnh Sắc (bằng Nhăn Thức), biết cảnh Thinh (bằng Nhĩ Thức), biết cảnh Khí (bằng Tỷ Thức), biết cảnh Vị (bằng Thiệt Thức), biết cảnh Xúc (bằng Thân Thức), biết cảnh Pháp (bằng Ư Thức) không biết là bao nhiêu lần. Đó là sự nhận xét thô thiển về tướng vô thường của Nhĩ Thức, chứ chưa nói đến sự vô thường vi tế hơn là sự diễn tiến của ḍng tâm thức theo lộ tŕnh tâm nhĩ môn như Abhidhamma đă chứng minh. Như vậy, có thể đi đến kết luận: "Nhĩ Thức là vô thường".

Khi hành giả ngửi một mùi nào đó như mùi nước hoa chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Ngửi" tức là ghi nhận sự sinh hoạt của Mũi (thuộc về niệm thân trong thân) rồi hành giả có thể tạm ngưng Niệm để Quán sát cho thấy rơ sự Vô Thường của Mũi bằng cách tự hỏi: "Mũi là thường hay vô thường?" Tùy theo Trí tuệ của hành giả thấy sự vô thường của mũi thế nào cũng được, nhưng nhất định phải là cái xét thấy rơ sự vô thường của chính ḿnh như một nhà khoa học, thí nghiệm những công thức về vật lư chẳng hạn. Có thể hành giả thấy sự vô thường của mũi như là: "Khi năy mũi bị nghẹt nên không ngửi được mùi, bây giờ như thoa dầu, mũi hết nghẹt nên ngửi được mùi, hay ngược lại v.v... Như vậy là vô thường."

Hoặc khi hành giả ngửi một mùi nào như mùi nước hoa chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Mùi", tức là ghi nhận sự hiện hữu của Cảnh Khí (thuộc về niệm thân ngoài thân) rồi hành giả có thể tạm ngừng Niệm để quán sát cho thấy rơ trạng thái sinh diệt (vô thường) của Cảnh Khí, cũng bằng cách tự hỏi "Cảnh Khí (hơi, mùi) là thường hay vô thường?" Hành giả sẽ nhận thấy rơ sự vô thường (sinh diệt) của Cảnh Khí theo kinh nghiệm cá nhân và trí tuệ của hành giả như xét thấy rằng "Mùi thơm này khi năy không có, bây giờ có, và ngược lại. Như vậy, cảnh Khí (mùi thơm, thúi) là vô thường."

Hoặc khi hành giả ngửi một mùi nào như mùi nước hoa chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Biết", tức là ghi nhận sự hiện hữu của Tỷ Thức (niệm tâm trong tâm) rồi hành giả có thể tạm ngừng Niệm để quán sát cho thấy rơ sự vô thường (sinh diệt) của Tỷ Thức, cũng bằng cách tự hỏi: "Tỷ Thức là thường (không sinh diệt) hay vô thường (sinh diệt)?" Tùy theo trí tuệ và kinh nghiệm của hành giả, nhưng nhất định là phải thấy cho được sự vô thường của Tỷ thức mới đúng, và sự thấy rơ trạng thái vô thường của Tỷ thức phải là khách quan, thực tiễn, chứ không phải là giải đáp suông theo sự học hoặc nghe người khác nói rồi nói theo. Có thể hành giả thấy sự vô thường của Tỷ thức như "Cái biết này (Tỷ thức) khác với cái biết kia (Nhăn thức v.v...). Khi năy có cái biết kia th́ không có cái biết này, bây giờ có cái biết này th́ không có cái biết kia (bởi không thể đồng một lúc có hai cái biết cùng sinh khởi). Như vậy, cái biết này (Tỷ thức) là vô thường."

Khi hành giả nếm một vật nào đó như vị chua của me chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Nếm" tức là ghi nhận sự sinh hoạt của lưỡi (niệm thân trong thân) rồi hành giả có thể tạm ngừng Niệm để quán sát cho thấy rơ tướng sinh diệt (Vô thường tướng) của lưỡi (Thiệt căn). Tùy ở căn nguyên và trí tuệ của hành giả, quán bằng cách nào cũng được, thấy tướng sinh diệt đổi thay của lưỡi dưới h́nh thức nào cũng được, miễn là cho thấy được trạng thái vô thường của lưỡi th́ thôi. Có thể hành giả tự hỏi "Lưỡi là thường (không thay đổi) hay vô thường (bị thay đổi)?" Rồi hành giả có thể thấy sự vô thường của lưỡi như "Khi không bị kích thích th́ lưỡi chẳng tươm ra nước, hoặc tươm ra ít, bây giờ bị kích thích (như nh́n thấy đồ chua ...) th́ lưỡi tươm ra nước thật nhiều, hay ngược lại v.v. Như vậy, lưỡi là vô thường."

Hoặc khi hành giả nếm một vị nào đó, như vị ngọt của đương chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Vị" tức ghi nhận sự hiện hữu của cảnh Vị (niệm thân trên thân bên ngoài). Rồi hành giả có thể tạm ngưng Niệm để quán sát cho thấy rơ trạng thái thay đổi, không thường của cảnh Vị. Cũng bằng cách tự nêu lên câu hỏi: "Cảnh Vị là thường (không thay đổi) hay vô thường (thay đổi)?" Rồi hành giả vận dụng khả năng Trí tuệ của ḿnh mà quán sát cho thấy rơ ràng về sự thay đổi sinh diệt của cảnh Vị như: "Khi năy cảnh Vị này (vật thực, nước uống ...) c̣n nóng, bây giờ lại nguội, hoặc ngược lại v.v. Như vậy cảnh Vị là vô thường!"

Hoặc khi hành giả nếm một vị nào đó như vị mặn của muối chẳng hạn, nếu hành giả Niệm "Biết" tức ghi nhận sự hiện diện của Thiệt thức (Niệm tâm trên tâm bên trong). Hành giả có thể tạm ngừng Niệm để quán sát cho thấy rơ tướng sinh diệt không thường của Thiệt Thức bằng cách tự hỏi: "Thiệt thức là thường (không sinh diệt) hay vô thường (sinh diệt)?" Rồi hành giả vận dụng Trí Tuệ của ḿnh mà soi thấy thực trạng của Thiệt Thức là luôn luôn sinh diệt, đổi thay, chẳng thể tồn tại hai lần cùng một Tâm Thiệt Thức và mỗi thời điểm chỉ có một thứ Tâm được sinh khởi mà thôi. Mặc dù cùng chung một đối tượng nhưng mỗi thời điểm là mỗi thứ Tâm khác nhau, và mỗi thứ Tâm ấy chỉ tồn tại trong ba giai đoạn Sinh, Trụ, Diệt. Cứ thế chúng măi tiếp nối nhau mà sinh rồi diệt, diệt rồi sinh (tương tục sinh) tựa hồ như những lượn sóng biển. Như vậy Thiệt thức là vô thường."

Khi hành giả xúc chạm một vật ǵ như cầm một ly nước nóng chẳng hạn. Nếu hành giả niệm "Đụng" tức là ghi nhận sự sinh hoạt của Thân (niệm thân trong thân bên trong). Rồi hành giả nếu muốn, có thể tạm ngưng Niệm để quán sát cho thấy rơ thực tướng của Thân là sự vô thường, cũng vẫn bằng cách tự đặt câu hỏi "Thân là thường (không sinh diệt) hay vô thường (sinh diệt)?". Rồi hành giả vận dụng trí tuệ của ḿnh mà minh sát cho thấy rơ sự sinh diệt của Thân như: Khi năy Thân không bị nóng, bây giờ Thân bị nóng hay ngược lại, v.v. Như vậy, Thân là vô thường (đây là sự nhận thức thô sơ, nhưng hành giả tập quán sát như thế dần dần sẽ nhận thức sự vô thường (sinh diệt) vi tế hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn).

Hoặc khi hành giả xúc chạm một vật ǵ như cầm một ly nước đá lạnh chẳng hạn, nếu hành giả niệm "Lạnh" tức là ghi nhận sự hiện hữu của cảnh xúc (cảnh Xúc là đất, lửa, gió; nóng và lạnh là bản thể), rồi hành giả có thể tạm ngưng Niệm để quán sát cho thấy rơ tướng trạng của cảnh Xúc là vô thường cũng vẫn theo cách tự hỏi "Cảnh Xúc là thường (không thay đổi) hay vô thường (thay đổi)?" Rồi hành giả dùng trí tuệ của ḿnh mà quán triệt chân tướng của cảnh Xúc như: "Cũng ly nước này khi năy không lạnh, bây giờ lại lạnh hay ngược lại v.v... Như vậy cảnh Xúc là vô thường."

Hoặc khi hành giả xúc chạm một vật ǵ như ngồi lên một cái ghế chẳng hạn, hành giả có thể niệm "Cứng" (nếu cái ghế ấy bằng cây) hoặc niệm "Mềm" (nếu cái ghế ấy bằng nệm) tức là ghi nhận cảnh Xúc (đất, lửa, gió; cứng và mềm là thể trạng của Đất). Nếu hành giả niệm "Biết" tức ghi nhận sự hiện hữu của Thân Thức vừa sinh khởi (Tâm Thân Thức biết chỗ ngồi là cứng hoặc mềm). Tâm Thân Thức là năng tri, chỗ ngồi là sở tri. Khi Tâm Thiện Dục Giới ghi nhận sự hiện hữu của Thân Thức th́ Tâm Thân Thức trở thành sở tri, c̣n Tâm Thiện Dục Giới là năng tri. Khi Tâm Thân Thức biết chỗ ngồi là cứng hoặc mềm lúc đó, Tâm Thân Thức đang sinh, đang c̣n, đang có. Nhưng Tâm Thiện Dục Giới ghi nhận sự có mặt của Tâm Thân Thức th́ Tâm Thân Thức đă diệt, đă qua, đă mất. Chính Tâm Thiện Dục Giới đang sinh, đang c̣n, đang có và rồi cứ thế được diễn tiến liên tục, nghĩa là Tâm Thiện Dục Giới cũng trở thành Tâm quá khứ (đă qua), trở thành sở tri (bị biết), v́ có một thứ Tâm khác sinh lên sự ghi nhận lại Tâm Thiện Dục giới. Như vậy là ḍng Tâm Thức luôn luôn nối nhau mà sinh diệt, được gọi là Cittavuthi, đó là định lư Anicca (Vô thường) của Đạo Phật. Đời sống của chúng ta, ḍng Tâm thức luôn luôn thay đổi, biến dịch không ngừng nghỉ, tợ như ḍng nước trôi chảy không ngừng. Khi quan sát được như vậy, hành giả tự nhiên thức rằng "Tâm thức là vô thường".

Khi hành giả khởi lên khởi lên một Tư tưởng nào như suy tính việc chưa có (vị lai) gọi là "Tư". Nhớ lại việc đă qua (quá khứ) gọi là "Tưởng". Nếu hành giả niệm "Tư" hay "Tưởng" tức ghi nhận sự hiện diện của Hành uẩn (Tư) hay Tưởng uẩn (Tưởng) vừa khởi lên từ Ư Môn (Tâm Hộ Kiếp - Bhavana). Rồi hành giả có thể tạm ngừng Niệm để quan sát cho thấy rơ tướng trạng của Tư tưởng ấy là vô thường (sinh diệt, đổi thay). Như hành giả nhận thức rằng "Khi năy tư tưởng này không có, bây giờ có, hoặc ngược lại." Và khi ta nhận ra sự có mặt của nó th́ nó đă không c̣n (đă diệt). Những tư tưởng ấy luôn luôn sinh diệt đổi thay. Tâm hiện tại biết Tâm cận hiện tại, và Tâm hiện tại cũng sẽ trở thành Tâm cận hiện tại. Tâm hiện tại là năng tri (chủ biết), Tâm cận hiện tại là sở tri (bị biết hay chỗ biết). Như vậy, chúng cứ tiếp nối nhau sinh diệt, Tâm hiện tại diệt th́ trở thành Tâm cận hiện tại, hay nói cách khác: Tâm năng tri sẽ trở thành Tâm sở tri. Và khi thành Tâm sở tri th́ lại làm năng duyên (cảnh) cho Tâm năng tri (sở duyên)... Chúng cứ diễn tiến như thế, không bao giờ ngừng lại. Như vậy, tư tưởng là vô thường.

Hoặc khi hành giả khởi lên một tư tưởng nào, nếu tư tưởng ấy hướng đến một đối tượng (tướng phần, cảnh) tự khởi lên từ nội tâm, hoặc là cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc đă qua (ngũ cảnh quá khứ) th́ hành giả cứ niệm "Pháp". Bởi cảnh Pháp là đối tượng của Ư Thức, nên chúng tự hiện khởi trong tâm, c̣n Cảnh Ngũ quá khứ (Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc) không phải là đối tượng thực tại nên không phải cảnh của Ngũ Quan (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân), chỉ là bóng dáng của Ngũ Trần rơi rớt (lạc tọa ảnh tử) lại mà thôi. Lại nữa khi hành giả nh́n một cảnh sắc nào đó như tấm bảng đen chẳng hạn, nếu hành giả nhận ra tướng trạng của tấm bảng ấy là màu đen, trắng v.v., h́nh vuông, tṛn v.v. cũng thuộc là cảnh Pháp, v́ Nhăn Thức chỉ biết là "Sắc" mà thôi. Cũng vậy, đối với Nhĩ Thức chỉ biết là "Tiếng", Tỷ Thức chỉ biết "Mùi", Thiệt Thức chỉ biết "Vị", Thân Thức chỉ biết "Xúc". C̣n tướng trạng trầm bổng... của cảnh thinh; thơm, thúi ... của cảnh khí ; mặn ngọt của Cảnh Vị ; nóng, lạnh của Cảnh Xúc. Tất cả trạng thái ấy là cảnh Pháp, tức là tướng phần riêng biệt để biết cái này với cái kia (nhậm tŕ tự tánh, quy sinh vật giải). Do đó, cứ niệm "Pháp". Rồi hành giả nếu muốn, có thể tạm ngừng Niệm để quán sát, cho thấy rơ tướng sinh diệt (vô thường) của cảnh Pháp, như hành giả nhận thức rằng: "Cảnh Pháp này khi năy không có, bây giờ có, và ngược lại. Chúng giống như những h́nh ảnh trên màm bạc khi chiếu phim hoặc của tivi. Như vậy, Cảnh Pháp là vô thường (sinh diệt)."

Hoặc khi hành giả khởi lên một tư tưởng nào, như nhận thức ra một đối tượng bằng tướng trạng vuông, tṛn, dài, ngắn, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v., nếu hành giả Niệm "Biết" tức ghi nhận sự hiện hữu của Ư Thức vừa sinh khởi (Niệm tâm trong tâm bên trong). Hành giả có thể tạm ngừng niệm để minh sát cho thấy rơ tướng vô thường (sinh diệt, đổi thay) của Ư Thức bằng cách tự hỏi: "Ư Thức là thường (không sinh diệt) hay vô thường (sinh diệt)?"  Rồi hành giả có thể tự nhận thức rằng: "Nếu Ư thức là Thường th́ Nhăn thức v.v. không có cơ hội sinh khởi (bởi Tâm thức mỗi lần sinh khởi chỉ có một thứ mà thôi, không thể có hai thứ Tâm cùng sinh khởi một lần), nhưng sự thật th́ các Tâm thức nối nhau mà sinh diệt, dù trường hợp nhập định cả ngày đi nữa, tuy một thứ Tâm (như Sơ Thiền chẳng hạn) và chỉ biết một cảnh duy nhất (như Đất chẳng hạn), th́ cái Tâm sinh diệt vô số kể, huống chi không nhập định th́ Tâm sinh diệt vừa khác cái Tâm, vừa khác thứ Tâm, vừa khác loại Tâm. Ngày đêm trôi qua, chúng sinh diệt không ngừng tựa hồ như những cái chớp nhoáng của bóng đèn néon. Như vậy, Ư Thức là vô thường."

-oOo-

Chương kế | Mục lục | Đầu trang


[Thư Mục chính]