dieuphap.com

Hoan Hỉ Đón Chào

Chư Tôn Đức và Quí Phật Tử

Minh Hạnh biên soạn

Ngày 26 tháng 2 năm 2004

 

Câu thảo luận số 2 (kệ ngôn số 1): "Y' dẫn đầu các pháp" có tương đương với câu "nhất thế pháp duy tâm tạo" không?

 

ĐĐ Uyên Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử, theo chỗ biết của riêng con, dĩ nhiên cái biết của phàm phu cũng có một cái giới hạn nhất định nào đó mà thôi. Theo chỗ biết của riêng con thi` câu "Nhất thế pháp duy tâm tạo" nó chỉ là một tiêu ngữ của trường phái Duy Thức học, mà nó được lập trước ở trên nền tảng của huynh đệ ngài Vô Trước (Asanga), ngài Thế Thân co`n gọi là ngài Thiên Thân (Vasubandhu), thi` câu đó nó chỉ có y' nghĩa là người ta muốn nêu  bậc lên vai tro` của tạng thức hay tàng thức mà thôi. 

 

Chẳng hạn như trong trường phái Tam Luận tông.  Hoặc trường phái Trung Quán, họ lấy tác phẩm Trung Quán của ngài Long Thọ làm kinh điển đầu giường, họ lấy chữ không làm nền tảng. Và giáo ly' tánh không, về rộng hi`nh thức thi` họ lấy cuốn Trung Quán làm kinh điển nền tảng, về nội dung thi` họ lấy giáo ly' duyên khởi, tức là tất cả đều là không.  Không ở đây không phải là không có, mà không ở đây là tất cả những cái hi`nh giả tướng mà mi`nh vẫn chấp thủ, vẫn yêu vẫn ghét, vẫn phân biệt, tất cả những cái đó đều là không.  Cái gi` cũng do nhân duyên cấu tạo nên rồi nó cũng theo duyên mà diệt mất đi, thi` trong trường hợp đó, chính ti`nh trạng do duyên sanh cho nên người ta mới gọi là tánh không. 

 

Do đó bên tam luận tông là bên không tông thi` khi nói đến làm nổi bậc giáo ly' Trung Quán, nổi bậc cái y' nghĩa của giáo ly' duyên khởi,thi` người ta hay nhấn mạnh đến tiêu ngữ "Vạn Pháp giai không."   Cũng tương đương như vậy ở bên trường phái Duy Thức, người ta muốn có một câu tiêu ngữ cho nền tư tưởng của mi`nh, thi` họ cũng nhấn mạnh một câu là "Vạn Pháp duy tâm tạo" nghĩa là vạn pháp do tâm mà ra, tất cả cái mi`nh vui, mi`nh ghét trên đời này cũng do tâm mà ra, núi sông cây cỏ cũng do tâm mà ra. Nhưng đó chỉ là câu chúng ta nên hiểu ngầm rằng đây là một tiêu ngữ để dẫn dụ, một tiêu ngữ nói ra như vậy để cùng nhau  tham cứu sâu hơn, chứ lấy câu đó làm thành chân ly' tuyệt đối thi` dứt khoát là không thể chấp nhận được.

 

Chẳng hạn như không ít người cho đến hôm nay khi nói đến thiền tông thi` họ vẫn mê mang tàn tịch cái câu "Bất lập văn tự" họ nói rằng mi`nh đi vào đạo không cần học nhiều, bởi vi` vẫn co`n câu chấp vào trong kinh điển thi` không làm đúng lời của Phật, lời của tổ.  Nhưng sự thật ngay ở trong chữ “bất lập văn tự” nó đă có vấn đề rồi, bởi vi` nếu anh không đọc sách thi` làm sao anh biết được tinh thần gọi là bất lập văn tự, ai dạy cho anh,chẳng lẽ mi`nh lọt lo`ng mẹ ra tự nhiên mi`nh biết bất lập văn tự, mi`nh lọt lo`ng mẹ ra mi`nh biết kinh điển không quan trọng, cái quan trọng là mi`nh trực chỉ nhân tâm, là kiến tánh thành Phật, ít nhất mi`nh phải có một lần nào đó phải đọc qua, hoặc nghe qua ai đó nói, hoặc ai đó viết về vấn đề tư tưởng của thiền tông, có từng đọc qua Pháp Bảo Tạng kinh, có từng đọc về Lục Tổ Huệ Năng ít nhất một lần, thi` từ đó mi`nh mới huênh hoang cái câu "Bất lập văn tự".

 

Cho nên tất cả những câu nói mang tánh cách tiêu ngữ như là "vạn pháp giai không" của bên Không tông hay trong luận tông hay là "nhất thiết duy tâm tạo" của bên Duy Thức hay là câu "bất lập văn tự" của Thiền tông chẳng hạn thi` tất cả những tiêu ngữ đó chỉ là những câu mang tánh cách đầu mối dẫn dụ, để từ đó mà sanh ra cội nguồn, sanh ra những vấn đề khác sâu rộng hơn.  Co`n nếu mi`nh chỉ lấy câu đó, xem đó là một câu chân ly' tuyệt đối, thi` coi như chính mi`nh đă gạt mi`nh, và vấn đề này cũng là một cái tâm bịnh cho không ít người khi đi đến với đạo Phật, khi mà họ bắt gặp một vài câu nói nào đó mà nó trùng khớp cơ sở tánh, cái suy tư của họ, thế là họ ôm ấp, họ xem đó là toàn bộ tinh thần Phật Pháp, họ xem cái gi` ngoài ra đó đều là hư vọng.

 

Con xin thưa rằng những câu như là “bất  ập văn tự hay là nhất thiết duy tâm tạo hay là vạn pháp giai không” v. v… thi` đều là những câu gợi y’ để chúng ta từ đó đi xa hơn, đi sâu hơn, co`n nếu lún kẹt vào trong đó thi`coi đó là chúng ta đă, nếu nặng thi` là tà kiến, co`n nếu nhẹ là ngộ nhận. 

 

Co`n riêng về y’ nghĩa của bài kệ Pháp Cú số một này, Đức Phật Ngài dạy rằng tâm dẫn đầu các pháp, thi` ở đây nó không phải là vấn đề tiêu ngữ nữa, mà đây là vấn đề chân ly’,  bởi vi` chúng ta cũng biết  nếu không có y’ nghiệp thi` không thể nào có thân nghiệp và khẩu nghiệp  cả, thi` chính cái y’ nghiệp, cái chủ tâm, chính cái chủ y’ nó là vấn đề then chốt trong mọi sở hành thiện ác của chúng sanh, muốn làm thánh, muốn làm phàm, muốn làm ma, muốn làm Phật thi` cũng tư` cái tâm mà ra.  Đại y’ là như vậy, co`n sở dĩ ở đây mà Đức Thế Tôn Ngài dùng chữ y’ (mano), Ngài không dùng chữ tâm thi` nó có rất nhiều ly’ do.  Ít nhất là hai ly’ do.

 

Một là theo Ngài Buddhagosa ở trong Abhidharmasani thi` Ngài xác định rằng  vinnana là thức, mano là y’, citta là tâm đều là những chữ đồng nghĩa mà thôi.  Tuy nhiên đôi khi đặc biệt trong thư pháp, trong kệ ngôn vi` phi pháp tức là vi` niêm luật của thơ mà Đức Thế Tôn đôi khi Ngài đă phải sài như vậy, Ngài phải dùng chữ này thay thế chữ kia, một điểm rất đặc biệt, hy vọng các Phật tử ở đây đừng bỏ qua đó là chẳng hạn khi nào Đức Phật nói về ngũ uẩn,  Ngài lại dùng chữ vinnana khi nào Ngài nói về lục thức, tức là nhăn nhĩ tỷ thiệt thân y’ v.v.. thi` Ngài lại dùng chữ vinnana, co`n khi nào Ngài nói về lục căn thi` Ngài sài chữ mano. 

 

Vi` trước khi Ngài ra đời những nền tư tưởng trước đó người ta cũng đă có cách dùng như vậy rồi, chẳng hạn như cái khái niệm về lục căn là có trước khi Đức Thế Tôn ra đời, chớ không phải là khi Đức Thế Tôn ra đời rồi mới có khái niệm về lục căn, không phải đợi đến lúc Đức Thế Tôn ra đời rồi người ta mới chia thành sáu phần đâu, mà trước đó đă có bộ phái Sáu Luận phái Cha Vàda, người ta đă chia ra làm sáu phần rồi, tức là họ cũng chia thành mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, y’, và ở trong lúc phân chia như vậy họ cũng dùng chữ mano cho giác quan thứ sáu, cho nên khi Đức Thế Tôn Ngài ra đời thi` cũng vẫn theo cách dùng từ như vậy của người đi trước. 

 

Tuy nhiên chúng ta cũng biết rồi, là nói là nói theo thế thường vậy, nhưng cách phân tích của Ngài, nội dung Ngài tri`nh bày thôi, thi` nội dung của phái Cha Vàda chỉ tới đầu gối của Phật giáo mà thôi.  Chúng ta cũng thấy rằng cứu cánh cao nhất của phái Cha Vàda cũng chỉ tới phi tưởng, phi phi tưởng xứ, mà trong khi đó trong giáo pháp của Đức Phật Ngài xác định rằng phi tưởng, phi phi tưởng xứ chỉ là cái giác cây ở trong đạo của Ngài mà thôi, nếu qúi vị nào nghi ngờ Uyên Minh thi` xin mở lại bài kinh Lơi Cây xem Uyên Minh nói có đúng hay không.  Tức là phi tưởng, phi phi tưởng xứ là các tầng thiền định ở trong kinh Lơi Cây, Đức Phật nói rằng chỉ là cái giác cây mà thôi, co`n lơi cây mới được Ngài chỉ cho thánh trí, thánh đạo giải thoát, co`n cứu cánh của phái ChaVàda thi` nó chỉ mới tới giác cây tức là một phần ngoài của cỏi cây tu chứng mà thôi.

 

Đó chính là chỗ mà Uyên Minh hiểu và góp lời trong câu thảo luận này theo lời đề nghị của TT Trí Siêu. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Minh Hạnh biên soạn

 

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm