dieuphap.com
Hoan Hỉ Đón Chào
Chư Tôn Đức và Quí Phật Tử
Minh Hạnh biên soạn
Ngày 24 tháng 2 năm 2004
Một Phật tử hỏi : Y' nghĩa của "Lưỡng Túc Tôn"
TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử, chúng tôi trở lại với câu hỏi của một Phật tử, người này có thắc mắc về chữ lưỡng túc tôn.
Xin thưa rằng trong kinh chữ Hán có hai chữ người ta thường dùng đối với nhau, một loại gọi là loại lưỡng túc và loại thứ hai gọi là bàn sanh. Loài bàn sanh được hiểu là loài đi thi` đầu với mi`nh ngang nhau chúng ta gọi là bàn sanh, vi` khi nói đi mà đầu với mi`nh ngang nhau thi` thường thường thi` người ta nói là loài vật. Co`n loài lưỡng túc được xem như là loài đi thi` chân đạp đất mà đầu ngẩn lên trời, hai cái đó thường như là đối với nhau, và loài lưỡng túc được xem như là loài có thể nói rằng là chư thiên và nhân loại.
Chư thiên, phạm thiên và nhân loại là loài lưỡng túc, đó là ở trong Phạn ngữ, trong văn học Ấn, mà cách này cũng được Đức Phật Ngài dùng rất nhiều lần ở trong các bài kinh. Dĩ nhiên chúng tôi biết rằng quí vị cảm thấy rằng lưỡng túc tôn, mà định nghĩa rằng giữa các loài hai chân đấng chánh giác và tối thắng nghe cũng lạ lắm, mà chúng ta muốn hiểu lưỡng túc tôn một cách khác đi, nhưng thật sự thi` cái căn nguyên của chữ lưỡng túc tôn là các loài hai chân, chữ Hán Việt loài hai chân là lưỡng túc tôn.
Nói một
cách tóm tắt ở đây được hiểu là loài lưỡng
túc là loài
chư thiên, phạm thiên hay là loài người,
tức là loài đi trên
hai bàn chân
của mi`nh và đầu hướng về trời thi` gọi là loài
lưỡng túc, và Đức Phật gọi là bậc lưỡng
túc tôn tức
là giữa các loài chư
thiên và nhân loại là loài cao
quí nhất, chúng tôi rất
hiểu rằng quí vị hiểu
chữ lưỡng túc tôn hiểu
là đầy đủ phứơc và trí, nếu
qúi vị tra lại tự
điển Phạn ngữ thi` qúi vị sẽ
thấy về điểm này.
Minh Hạnh biên soạn