dieuphap.com

Hoan Hỉ Đón Chào

Chư Tôn Đức và Quí Phật Tử

Minh Hạnh biên soạn

Ngày 23 tháng 2 năm 2004

 

Câu thảo luận số 3 - phẩm Song Yếu- kệ ngôn số 6: Có những đề nghị gi` giúp hoá giải những tranh chấp?

 

 Đ Đ Uyên Minh: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức và kính chào quí Phật tử. Trong kinh tạng thi` Đức Phật có đề cập đến 16 phương cách để giàn xếp cuộc xung đột giữa mọi người với nhau, mà nội dung chung chung của 16 điều đó chính là mi`nh nghĩ đến lợi ích của người khác, hăy quên chính mi`nh đi, vi` khi mi`nh biết quên mi`nh, mi`nh biết nghĩ đến người khác thi` đó là yếu tố tuyệt đối quan trọng để giàn xếp mọi cuộc xung đột cải vả với nhau, cho dù đó là sự xung đột giữa vợ chồng, con cái, sự căi vả giữa anh em huynh đệ, hoặc cha mẹ con cái, bạn bè với nhau. Đó là điều rất quan trọng, cho nên nội dung của 16 điều đó gom chung lại vẫn là hăy nghĩ đến lợi ích của người khác, hăy quên mi`nh đi thi` mọi chuyện sẽ được giải quyết. 

 

Nói theo lục tạng thi` ở trong đời sống Tăng già, Đức Phật có dậy đến 7 pháp giàn xếp những chuyện rắc rối, những cuộc căi vả giữa anh em huynh đệ trong Tăng chúng với nhau, thi` nội dung chung quy của 7 điều đó, thi` mỗi điều đều có tính chuyên môn ở trong luật học của Tăng già.  Ở đây chúng tôi không nói đến, chẳng hạn như những tuyên ngôn xác định đây là vị Alahán chẳng hạn. 

 

Nhưng ở trong đó có điều thứ 7 rất  quan trọng, tức là Bố Thảo Pháp, tức là pháp trải cỏ. Pháp trải cỏ là sao? Đức Phật dậy rằng khi vấn đề căi vả đă đi đến mức căn thẳng, liệu khó  giải quyết được, thi` tốt hơn hết anh em huynh đệ coi như thông qua, đừng ai nhắc nhở gi` đến chuyện đó.

 

Một là chuyện đó sẽ tự nó đi vào lăng quên của mọi người. Hai là qua thời gian sẽ có một chuyện thích hợp ly' tưởng nào đó làm chúng ta sẽ cùng ngồi lại với nhau giải quyết. Co`n ngay bây giờ trước mắt đang dầu xôi lửa bỏng thi` tạm thời đừng nhắc nhở đến chuyện đó làm chi. 

 

Và ở đây chúng ta vẫn co`n nhớ đến câu nói của ông Thủ Tướng Palmerstone của Anh Quốc, vào thế kỷ thứ 19, ông vừa là nhà văn, vừa là nhà chính trị, vừa là Thủ Tướng Anh Quốc, ông có một câu nói rất nổi tiếng, và Uyên Minh đă xem câu nói đó là một trong những tiêu ngữ, những nguyên tắc sống của cuộc đời của mi`nh,.

 

Ông nói rằng "không có đồng minh vĩnh cửu, mà chỉ có lợi ích vĩnh cửu" là sao, tức là có lúc thi` Mỹ thân với Pháp, rồi Mỹ thân với Anh, rồi có lúc chiến tranh lạnh thi` Mỹ không chơi với Nga, không chơi với Trung Quốc, vậy mà vào năm 1972 Tổng Thống Mỹ, Nixon cũng bay ra Bắc Kinh và cũng bắt tay Mao Trạch Đông như thường.  Như vậy ở trong chính trị cái vấn đề liên minh hay huynh đệ nó không bền, lúc này lúc khác. Nhưng mà ông Palmerstone nói một câu rất hay, tức là không có ti`nh bạn vĩnh cửu, mà chỉ có lợi ích vĩnh cửu, ông muốn nói đến chính trị, nhưng ở đây chúng tôi muốn dùng câu đó để gợi y' đến quí vị về vấn đề khác trong sự tương giao của mi`nh, tức là mối quan hệ giữa người với người. 

 

Nhiều khi ti`nh bạn có vấn đề, nhưng vi` lợi ích của mỗi người, thi` lúc nào chúng ta cũng phải quan tâm đến, cho dầu anh không có ưu tôi, nhưng những gi` tôi nói có lợi ích cho anh hoặc là nó không có hại đến lợi ích của anh,  hoặc khá hơn nữa thi` những gi` tôi nói, hoặc những gi` tôi làm chỉ đem lại cái lợi cho anh, thi` lúc đó cái mối xung đột hiềm khích căi vả kia sẽ được giàn xế.   Phải nói rằng nhiều khi ở trong đời sống này, chúng ta cũng phải dùng đến câu nói này, mà câu nói này của ông Palmerstone, dĩ nhiên câu này gợi y' về chính trị, nhưng chúng tôi nghĩ câu nói này được xem như là một câu đúc kết 16 pháp giàn xếp xung đột của tạng kinh, và cũng như 7 pháp của tạng luật.

 

Nói chung  qui lại là hăy sống như hăy quên mi`nh đi, khi anh quên mi`nh đi, thi` lo`ng anh sẽ rộng ra, khi lo`ng anh rộng ra thi` anh có thể anh cưu mang, anh độ lượng, anh có thể dung chứa nhân loại trong đó.  Khi mi`nh khép chặt lo`ng mi`nh lại, khi trái tim mi`nh teo lại thi` cơi nhân gian này trở thành ngục tù, trở thành địa ngục, khi mi`nh mở rộng lo`ng mi`nh thi` trở thành hư không, thi` lúc đó là cơ hội rất tốt để chúng ta giàn xếp được những cuộc xung đột lẫn nhau.

 

Chúng tôi muốn nhắc lại một câu mà người ta thường dùng đó là bức tượng Di Lạc, người ta định nghĩa tượng Di Lạc tại sao bụng thi` bự và lúc nào cũng cười.  Bên Trung Hoa người ta đă định nghĩa thế này " Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự, từ nan thường trú trú thế gian khả chí chi nhân" tại sao tượng Phật Di Lặc bụng bự "Đại phúc năng dung, dung thế gian nan dung chi sự", bụng bự để làm chi, bụng bự để chứa chuyện đời khó mà độ lượng, Ngài chứa hết trong bụng của Ngài "từ nan thường trú" khuôn mặt của Ngài lúc nào cũng cười, tại sao vậy "trú thế gian khả chí chi nhân"  tức là khuôn mặt lúc nào cũng cười, cười để làm gi , cười những kẻ đáng cười, đó là ly' do tại sao tượng Phật Di Lặc lúc nào cũng bụng bự, và lúc nào Ngài cũng mỉm cười, đó là chúng tôi muốn dùng câu này về tượng Phật Di Lạc của Trung Quốc để kết thúc buổi pháp đàm hôm nay. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Minh Hạnh biên soạn

 

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm