dieuphap.com

Hoan Hỉ Đón Chào

Chư Tôn Đức và Quí Phật Tử

Minh Hạnh biên soạn

Ngày 20 tháng 2 năm 2004

 

Phật Học Cơ Bản bài số 1 - Đức Phật là người thế nào.

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Trí Siêu, kính bạch Chư Tôn Đức, và thưa quí Phật tử, hôm nay là ngày đầu tiên chúng ta bắt đầu học bài một của chương tri`nh Phật Học Cơ Bản. Ngày thứ Ba vừa rồi chúng ta cũng đă có bài khai giảng, tuy vậy trong buổi khai giảng đó quí vị chỉ có một số khái niệm về chương tri`nh.  Hôm nay là ngày đầu tiên mà chúng ta chính thức đi vào nội dung của lớp Phật Học Cơ Bản này. 

 

Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị, để chuẩn bị cho chương tri`nh Phật Học Cơ Bản này, chúng tôi đă đọc nhiều tập sách giáo khoa Phật Học khác nhau, có một số yêu cầu nhất định mà chúng tôi muốn đề ra trong việc lựa chọn, là làm thế nào qua lớp học này chúng ta chẳng những bàn về một số đề tài rất căn bản ở trong Phật Pháp, mà qua đó co`n giúp cho quí Phật tử đọc thẳng vào trong chánh tạng, tức là trong Tam Tạng kinh điển và mặc dù có những ti`nh tiết tương đối rất đột ngột, nhưng rồi nó cũng sẽ lợi ích hơn là chúng ta bắt đầu từ những tác phẩm được viết theo văn pháp ngày hôm nay, nhưng không có chú trọng nhiều vào xuất xứ của từng điểm một.

 

Cuối cùng th́ chúng tôi đă lựa tác phẩm này, quyển Treasure of the Dhamma hay Kho Tàng Pháp Bảo, một sưu tập công phu của Ngài K. Sri Dhammananda.  Ngài K. Sri Dhammananda khi soạn tác phẩm này, Ngài đă đặc biệt lưu tâm đến đề tài, tuy vậy để thực hiện nội dung cái đề tài này, Ngài đă cẩn thận sưu tầm từng đoạn một ở trong Tam Tạng kinh điển.  Và những đoạn này, thưa quí vị với những y' nghĩa rời rạc, nhưng rồi khi được khéo sắp xếp lại với nhau, thi` đă cho chúng ta thấy được nhiều điểm hết sức quan trọng trong giáo ly' của Đạo Phật, cũng như những dữ kiện hết sức cần thiết cho người Phật tử. 

 

Chúng ta hăy nhi`n sơ một chút về cái bối cảnh kết tập kinh điển Phật Giáo trước khi chúng ta đi vào nội dung của từng bài kệ này.  Thời Đức Phật co`n trụ thế, ngoại trừ một pháp thoại rất dài dành cho Chư Thiên ở cơi trời Tam  thập, Tam thiên.  Lúc bấy giờ có mặt của Chư Thiên trong nhiều cơi đến cơi trời Tam Thập Tam Thiên nghe Đức Phật thuyết pháp.  Đức Thế Tôn đă thuyết một bài pháp rất dài, một bài pháp ở trong đó tuy rằng ngắn so với ngày giờ của Thiên giới, nhưng nếu so với ngày giờ của nhân loại thi` bài pháp đó dài ba tháng.  Và Đức Thế Tôn đă giảng dạng A Tỳ Đàm suốt trong thời gian này, ngoài sự việc này ra, thi` thưa quí vị tất cả những bài pháp khác của Đức Phật đều nằm trong khuôn khổ của pháp thoại. 

 

Pháp thoại tức là một bài pháp được giảng trong giờ giấc nhất định, có những bài pháp rất dài, ví dụ như những bài kinh, chúng ta đọc được trong kinh Trường Bộ, kinh Phạm Vơng là một thí dụ, rất dài, nhưng có thể giảng trong thời gian nửa đêm, hay là vài ba giờ đồng hồ, một hai canh giờ.  Do đó có nghĩa là Đức Thế Tôn chưa bao giờ thực hiện một tác phẩm để đời.

 

Mặc dù về sau này đă có những bộ kinh rất lớn của Phật giáo Bắc truyền, ở trong đó ghi lại những pháp thoại rất dài của Đức Phật, có thể trở thành một tác phẩm có một lượng rất dầy của bộ sách, ví dụ như kinh Hoa Nghiêm hay kinh Pháp Hoa v.v..Nhưng trong truyền thống kinh điển Nguyên Thủy thi` Đức Phật Ngài chưa bao giờ làm một nỗ lực để thực hiện một tác phẩm có chiều dài hơn là một pháp thoại. 

 

Và thưa quí vị, ba tháng sau khi Đức Thế Tôn viên tịch, các Tỳ kheo đệ tử Phật trong đó có những vị Trưởng Lăo như là Ngài Ca Diếp, Ngài Ananda, Ngài Ưu Pa Li và cùng các vị Thánh Tăng khác, đă vân tập về Vương Xá Thành để làm một cuộc kết tập trùng tụng lập lại những lời mà Đức Thế Tôn đă giảng đó đây trong nhiều duyên sự khác nhau.  Và kết quả là chúng ta có một kho tàng kinh điển đồ sộ lưu lại cho đến ngày hôm nay.  Trong kho tàng kinh điển đồ sộ này đă là một sưu tập những lời dạy của Đức Phật, phải nói rằng đó là một công tri`nh vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tôn giáo, không có một tôn giáo nào có một số lượng kinh điển lớn như Đạo Phật. 

 

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là mặc dù các Ngài đă thực hiện để lại cho hậu thế một công tri`nh vĩ đại, và có thể nói rằng chúng ta phải cúi đầu để thâm tạ công ơn của các bậc A Xà Lê kết tập Tam Tạng.  Tuy nhiên để có thể đọc, có thể hiểu, có thể lănh hội những gi` chép trong Tam Tạng, thi` thưa quí vị đ̣i hỏi một cái khả năng, cùng tri`nh độ chẳng những có chiều sâu, mà co`n có chiều rộng.  

 

Nói một cách khác chỉ riêng một bài giảng về thiền, chỉ riêng đề tài về nghiệp.  Để có thể hiểu đề tài về nghiệp, chúng ta chỉ có thể đọc bài kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, hay là Đại Nghiệp Phân Biệt. Riêng về thiền chúng ta không thể đọc một bài kinh Niệm Xứ trong Trung Bộ kinh, mà chúng ta phải đọc rất nhiều đoạn rải rác đó đây.  Điều này mở cho chúng ta một khung trời mới, một cái nhi`n không đóng khung, không có hạn hẹp, nhưng mà đồng thời nó mang tánh tác học. 

 

Nếu chúng ta không chịu khó, hoặc giả không có người hướng dẫn, hoặc giả không có nhiều quyển sách để làm công việc đó cho chúng ta, thi` phải nói rằng những gi` chúng ta đọc được rất rời rạc, cái khéo của người đọc là khéo góm nhặt chỗ này chỗ kia từng đoạn một, qua những đoạn đó chúng ta kết lại trở thành một kết cuộc nhất định để đào sâu vào đề tài.  giống như bài kệ Pháp Cú. Và như từ những đóa hoa dại bên vệ đường, vị thánh hữu học khéo kết lại thành tràng hoa sinh đẹp, những lời của Đức Phật dạy, cũng được vị thánh hữu học kết lại thành những tràng hoa tươi đẹp như vậy.  

 

Thưa quí vị, ngay cả cuộc đời của Đức Phật, Đức Phật đă không ngồi đó để viết hồi ky' cuộc sống của Ngài, thỉnh thoảng đó đây nhắc lại một ít, Ngài đă nói chuyện với Saccaka ở trong kinh Saccaka để kể về giai đoạn Ngài xuất gia tu khổ hạnh và chứng đạo ra sao. Có lúc Ngài kể,  " này Chư Ty` kheo, về cuộc sống ở trong nhung lụa thời niên thiếu thế nào” v.v..  Măi về sau này chúng ta mới có một vài tác phẩm xuất hiện rất trễ, ví dụ như quyển “Ngài Saccaka Phật hạnh” của Mă Minh, hay ở trong thời hiện đại chúng ta có quyển “The Light of Asia” của một sử gia Tây phương tức là quyển “Ánh Sáng Á Châu”, đă cố gắng làm một nỗ lực chắp nối lại những đoạn rời rạc trở thành một quyển Phật sử về cuộc đời của Đức Phật.

 

Nếu không có đưọc những công việc như vậy, thưa quí vị thi` chúng ta phải là một người có rất nhiều trí nhớ rất tốt, để có thể khai dụng từng đoạn một của các bản kinh, rồi có y' niệm chung chung rằng Đức Phật đă sống như thế nào ở trong cuộc đời của Ngài.  Dù sao đi nữa thi` nỗ lực của chúng tôi ở đây, là dịch lại quyển Treasure of the Dhamma - Kho Tàng Pháp Bảo của Ngài Dhammananda.  Và hơn nữa một số lời giới thiệu cũng như một số các câu thảo luận, chúng tôi hy vọng rằng ban đầu quí vị sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng với cách học này, nhưng dần dà quí vị sẽ quen thuộc, rồi mai kia mốt nọ khi cầm một bản kinh, một bản dịch của Tam Tạng kinh điển, quí vị sẽ cảm thấy rất quen thuộc với lối tri`nh bày này. 

 

Kính bạch quí Ngài và thưa quí vị chúng ta hăy đi vào nội dung của bài học ngày hôm nay, thật ra thi` đây là một sưu tập mang tính cách một quyển sách, quyển sách này được phân thành nhiều chương, và mỗi chương như vậy có tiểu đoạn. Ngài Dammananda đă phân ra một chương nói về Đức Phật, một chương nói về Pháp, một chương nói về nghiệp v.v.. và mỗi chương như vậy, những tiểu đoạn đều được đánh số rất rơ ràng là chương một đoạn một, chương một đoạn hai, chương một đoạn ba, và mỗi một tiểu đoạn như vậy gồm nhiều câu Phật ngôn.

 

Thông thường th́ chúng tôi lựa một tiểu đoạn để cho một bài học, như trong bài học hôm nay gồm có tất cả bốn đoạn.  Dù sao đi nữa thi` chúng ta không để thời giờ để giới hạn cái sự giảng dạy của bài học này, chúng ta sẽ lấy chuẩn mực của nội dung là quan trọng.  có nghĩa là nếu cần vị giảng sư có thể giảng một hay là hai bài kệ Phật ngôn ngắn ở trong tiểu đoạn này, có nghĩa là bài học số một sẽ được giảng trong một hoặc hai ngày tùy theo mỗi vị giảng sư. 

 

Như bài học hôm nay chúng ta cũng có bốn tiểu đoạn, trong bốn tiểu đoạn đó chúng ta cũng nói về Đức Phật là ai, người Việt Nam của chúng ta có rất nhiều cái nhi`n tương đối là chung chung về cuộc đời của Đức Phật, chúng ta được biết rằng Đức Thế Tôn là người Ấn Độ, quê hương của Ngài ở miền Trung Ấn ở chung quanh nước sông Hằng, một con sông phát xuất từ Hy Mă Lạp Sơn đổ ra biển Ấn Độ Dương.  Chúng ta cũng thường quan niệm rằng Đức Phật là một vị Hoàng tử, trong kinh tạng Pali cũng ghi rằng vua Tịnh Phạn đă truyền ngôi cho Thái Tử, mặc dầu nhà vua tiếp tục giữ quyền nhiếp chính.  Nhưng rồi chúng ta nghĩ rằng vua Tịnh Phạn là một vị vua trị vi` một vương quốc như là một quốc gia độc lập, chúng ta ít có dịp ti`m hiểu một cách chi tiết hơn về điểm này.

 

 Thưa quí vị, trong một c âu Phật ngôn, nói cho rơ hơn là một đoạn được ghi rơ trong    kinh, trong đoạn đó nhắc lại một giai thoại.  Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn co`n là một vị Đại Bồ Tát, Ngài vừa rời bỏ hoàng cung không bao lâu, đă khoát lên mi`nh chiếc y casa, và vào một buổi sáng giống như tất cả các vị Samôn thời bấy giờ, Ngài ôm bi`nh bát đi vào trong làng để khuất thực, những gi` mà người ta phát tâm đặt vào bi`nh bát sẽ là thực phẩm độ nhật của Ngài, Ngài không mang theo tiền bạc của cải, không sống nhờ vả ai, và đời sống hoàn toàn nhờ vào sự phát tâm của thập phương bá tánh,. 

 

Có nhiều vị Sa môn như vậy đi khuất thực mỗi ngày ở trên các nẻo đường từ thành thị đến thôn quê.  Nhưng Đức Phật của chúng ta, Ngài không giống bất cứ ai trong số người Samôn đó.  Nước da của Ngài trắng đẹp, thân thể của Ngài thanh tú, phong thái của Ngài uy nghi, chuyện này đơn giản bởi vi` Ngài là một vị vua, một vị hoàng tử, hôm qua, hôm kia co`n là một vị Thái Tử, co`n là một vị quân vương, bây giờ đă trở thành một tu sĩ.  Ngài đi rất khoan thai chậm răi vào trong thành, bấy giờ có nhiều người lấy làm lạ về một người tu sĩ đang xuất hiện ở thành Vương Xá, với một đạo phong phi phàm nh ư v ậy. Họ đă về báo cho vua Bi`nh Xa Vương, vua của xứ Ma Kiệt Đà.  Nhà vua nghe thấy vội vă ti`m đến nơi mà vị Sa Môn đặc biệt đó đang đi khất thực, và gặp Đức Phật, vua Bi`nh Sa Vương đă không dấu được niềm hoan hỷ ngưỡng mộ.

 

Và thưa quí vị, nhà vua đă hỏi về xuất thân của Đức Phật và có đ ược câu trả lời

 

Thưa Đại Vương, dân Hy Mă Lạp Sơn, là dân của một vương quốc phồn thịnh sung túc, những người đó là dân chúng Kiều Tác La (Kosala ), những người này thuộc hai bộ tộc Nicca và Sakila, tôi xuất thân từ ấy, không ham muốn dục lạc nên xuất gia thoát tục, thấy được nguy hiểm của dục lạc, tôi y’ thích được niềm tịnh lạc ly dục, nên lên đường tu tập, với tâm hoan hỷ trong nếp sống ấy.

 

Thưa quí vị một câu trả lời rất ngắn, đă cho chúng ta một ít khái niệm hết sức đặc biệt về địa dư cũng như về lịch sử.  Thứ nhất chúng ta hăy nói về xứ Kosala, hay là Kiều Tác La, và có lẽ chi tiết này làm cho một số quí vị ngạc nhiên, bởi vi` Kosala là một quốc gia lớn tương đương với Ma Kiệt Đà.  Kosala là một quốc gia trải rộng, từ chân núi Hy Mă Lạp Sơn chạy dài xuống gần đến biên giới của Kosala, và kinh đô thật sự của Kosala đó là Xá Vệ là nơi mà Đức Bổn Sư đă từng an cư một thời gian rất dài ở trong cuộc đời hóa đạo của Ngài.

 

Thật ra thi` gio`ng họ Thích Ca là một bộ tộc ở trong Kosala.  Chúng ta có thể so sánh một y’ niệm ở Trung Quốc, vào thời đại phong kiến xa xưa thi` đời nhà Chu, nhà Chu là hoàng đế, nhưng lại có các vị Chư Hầu, có những quốc gia nhỏ như là Tề, như là Sở, là nước Vệ, Tần. Thi` ở trong nước Kosala cũng có nhiều bộ tộc, và mỗi bộ tộc này được cầm đầu bởi các vị Tiểu Vương, và những Tiểu Vương này thường là người đứng đầu một bộ tộc, và bộ tộc Sakya là bộ tộc lớn ở trong xứ Kosala, mà Vương Quốc này nằm ngay ở dưới chân núi Hy Mă Lạp Sơn.  Là một bi`nh nguyên cỏ sanh đến tận chân trời, giàu có phong phú, nhưng mà không phải là một vương quốc độc lập, mà là một phần đất của Kosala. 

 

Thi` đó có nghĩa là vua Tịnh Phạn không phải là vua của một nước độc lập như là vua Ba Tư Lặc. Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) có thể hiểu như là một vị vua, một vị vương cầm đầu một bộ lạc lớn, bộ lạc giàu có, thi` có thể hiểu như vậy.  Nhưng mà đất đai của gio`ng Sakya (Thích Ca) thi` đúng là đất đai của Kosala, điều này chúng ta nên hiểu rơ ràng như vậy. 

 

Và thưa quí vị Sakya mà người Phật tử hiểu là tên của Đức Phật như là Phật Thích Ca Mâu Ni, Sakya mà mi`nh âm là Thích Ca, có nhiều người hiểu rơ hơn thi` nghĩ rằng đó không phải là tên của Phật, và tên của Đức Phật nguyên là Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) mà đó là họ của Đức Phật, tức là họ Thích Ca. Thưa không phải như vậy

 

Nhưng xin nói rơ là họ của Đức Phật không phải là họ Thích Ca, mà là họ Gotama hay là họ Cồ Đàm. Thời bấy giờ theo chế độ mẫu hệ, do đó Đức Phật lấy họ mẹ, tên của Ngài là Sĩ Đạt Ta, họ của Ngài là họ Cồ Đàm hay là Gotama ,và Sakya là gio`ng giỏi của Đức Phật hay là gio`ng Thích Ca.

 

Về sau này những người xuất gia theo Phật, là đệ tử của Phật đều là Thích Tử, hay Thích Nữ, tức là những đứa con thuộc gio`ng xuất gia, đó là tên của một gio`ng tộc chứ không phải là họ của Ng ài. 

 

Thi` thưa quí vị, Đức Thế Tôn Ngài xuất thân từ đó và chỉ một câu trả lời ngắn gọn như vậy đă khiến vua Bi`nh Sa Vương hiểu rằng, Ngài là gio`ng giỏi Sát Đế Lỵ , là một vị Hoàng Tử đi xuất gia, điều này khiến cho nhà vua dâng lên một niềm hoan hỷ lớn lao trong lo`ng.  Nhà vua đă khẩn khoảng với một thái độ chưa bao giờ có ở trong cuộc đời của nhà vua, và xin mời vị SaMôn đó ở lại vương quốc của mi`nh, và xin dâng nửa giang san của mi`nh cho vị SaMôn đó, nhưng mà Đức Phật đă từ tốn để chối từ.  Và vua Bi`nh Sa Vương lại khẩn khoảng xin một điều nữa, là khi nào Ngài viên thành được đạo quả, xin trở về độ trẫm. Quả thật Đức Bổn Sư của chúng ta đă trở về để độ vua Bi`nh Sa Vương. 

 

Và tại Vương Xá Thành Đức Thế Tôn đă nhận ngôi chùa đầu tiên được dâng cúng cho Phật Giáo, đó là ngôi chùa Trúc Lâm do vua Bi`nh Sa Vương dâng cúng. một vị vua, vị Thánh đệ tử thuần thành ở trong bốn chúng đệ tử của Đức Phật, đó là câu chuyện dài mà chúng ta được nghe về sau này. 

 

Riêng với đoạn ngắn trên chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa, đó là những tháng ngày trước khi thành đạo của Đức Phật,lúc bấy giờ Ngài vừa rời khỏi thành Ca Ty` La Vệ, đắp áo Cà Sa, trên tay bưng bi`nh bát, sống đời sống du sĩ  không nhà, và trong một cuộc gặp gỡ hết sức hy hữu, như một vị vua đă thoát tục và với một vị đại vương đang trị vi` thiên hạ, cả hai đều không có xem nặng gia thế, cả hai đều không có xem nặng giang sơn sự nghiệp, mà cả hai đều trọng đạo ly’, một đời một đạo.  Về sau này thi` vị Pháp Vương đă trở thành vị Thầy, và vị Đại Vương trở thành một vị Thánh đệ tử của Phật, một hi`nh ảnh rất đẹp để lại cho chúng ta một giai thoại ky` thú, về sự gặp gỡ giữa hai vị vua, một vị vua chánh pháp và một vị vua của trần gian.  Chúng tôi xin được tạm ngưng phần này, là phần số một của bài học để cho những câu hỏi nếu quí vị có.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Minh Hạnh biên soạn

 

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm