HÂN HOAN ĐÓN CHÀO
Minh Hạnh biên soạn
Ngày 13 tháng 2 năm 2004
Kevinnguyen hỏi: Kính thưa Sư, tại vi` nếu cơ thể tập thiền, ít hoạt động nên Kevin đă học thái cực quyền và dịch cân kinh, các môn đó bắt buộc luyện hơi thở, không biết tập vậy có nguy hiểm không?
TT Giác Đẳng trả lời: thưa quí vị, những môn như thái cực quyền hay khí công hoặc dịch cân kinh, đó là những môn thực hành đă có lâu đời, và có một truyền thống. Cũng như có chứng minh cho thấy rằng nó có một số những lợi lạc nhất định cho những người thực hành. Và phải nói rằng chúng tôi ở đây không bàn để đào sâu vào những giá trị của thực hành những môn này.
Trong trường hợp riêng Kevin có hỏi rằng Kevin đang tập thiền, chúng tôi cứ giả định rằng đó là thiền minh sát, và bây giờ trong lúc tập thiền để cơ thể được khỏe mạnh thi` lại tập thêm thái cực quyền và dịch cân kinh. Trong cái nhi`n chung chung của chúng tôi thi` khi nào chúng ta tập một lúc nhiều thứ, nó có thể sanh ra ti`nh trạng rối loạn.
Thiền định khi chúng ta thực hành lâu ngày nó cũng trở thành một thói quen, thói quen niệm hơi thở, thói quen phải cư xử như thế nào với hơi thở của mi`nh, và khi chúng ta muốn tạo thành thói quen, có nghĩa là nên bắt đầu một cách rất đơn giản, và để lập đi lập lại cho đến lúc nào chúng ta thuần thục thành thạo rồi, chúng ta mới chuyển sanh một cái thực hành khác.
Nếu trong trường hợp chúng ta đang nuôi dưỡng hay tập một thói quen mới, một thói quen rất tốt, giả sử như chúng ta tập thở theo cách thiền quán chẳng hạn, chúng ta lại thêm vào những cách thực hành khác, thi` chúng tôi nghĩ rằng cái khả năng để chúng ta hun đúc để trở nên thuần thục ở trong pháp thiền đó rất hạn chế. Nên chi, trừ khi nào quí vị đă rất quen thuộc với những môn như thái cực quyền, dịch cân kinh, rồi bây giờ quí vị dùng điều đó như là thể dục để cho cở thể khỏe mạnh nhất thời, thi` không nói chi.
Nhưng nếu một lúc quí vị đang thực hành cả ba cái, thi` tập ở đây muốn hiểu là mi`nh đang cố gắng để thực hành, thi` gỉa sử như buổi sáng quí vị tập dịch cân kinh, rồi thái cực quyền, rồi sau đó quí vị vào ngồi thiền đếm hơi thở, thi` hai phép niệm hơi thở đó khác nhau và như vậy nó sẽ rơi vào trường hợp chúng ta có những cái gây ra những khó chịu trong lúc chúng ta thực hành, và điều này thi` chúng tôi xin mạo muội để đề nghị rằng lúc nào chỉ nên thực hành tập trú vào một phương pháp thay vi` tập trú vào quá nhiều phương pháp một lúc.
Chúng tôi được biết là Kevin tập thiền minh sát là một thứ thiền định, mà riêng về hơi thở chúng ta phải đạt tới chỗ tự nhiên, tự nhiên nghĩa là hơi thở như thế nào thi` chúng ta ghi nhận nó như vậy, chứ chúng ta không có điều khiển hơi thở. Chỉ trừ vài trường hợp rất hiếm, ví dụ như khi chúng ta mới vào ngồi thiền, để hơi thở được rơ ràng, thi` chúng ta tập hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, nhưng chỉ vài ba hơi thở như vậy, sau đó thi` chúng ta trở lại với hơi thở tự nhiên.
Vấn đề không phải là chúng ta thở chậm mau dài ngắn, mà vấn đề là chúng ta phải biết rằng chúng ta có đang thở hay không, hơi thở vào biết là hơi thở vào, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở ngắn biết là hơi thở ngắn, hơi thở dài biết là hơi thở dài.
Sự ghi nhận
biết một cách tự nhiên như vậy, nó không gần
gủi chút nào với những môn như là thái cực
quyền hay dịch cân kinh, hoặc giả là những môn
khí công khác nên chúng tôi đề nghị là không nên tập
một lúc cả hai hoặc cả ba thứ. Nam Mô Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Minh Hạnh biên soạn