HÂN HOAN ĐÓN CHÀO
Minh Hạnh biên soạn
Ngày 12 tháng 2 năm 2004
Câu thảo luận số ba: Có chăng trường hợp một người chỉ biết ghét tất cả mà không ưa thứ gi` hoặc ưa thích tất cả mà không ghét thứ gi`?
TT Trí Siêu: Trong câu thảo luận số ba, ở đây có một trường hợp thương và ghét, xin thỉnh TT Giác Đẳng hoan hỷ giải thích trường hợp có chăng một người chỉ biết ghét tất cả mà không ưa thứ gi`. Đó là một vấn đề, vấn đề thứ hai là ưa thích tất cả mà không ghét thứ gi`. Thi` ở đây chúng ta đề cập đến vấn đề ưa và ghét, ở trong bài kệ có đề cập đến rati.m arati.m, thi` trong trường hợp này chúng ta lại có câu thảo luận số ba, cũng mong TT hoan hỷ trả lời giùm câu thảo luận số ba này, xin thỉnh TT.
TT Giác Đẳng: Kính bạch Chư Tôn Đức và thưa quí vị: nói đến đời sống cảm xúc thi` phải nói rằng chúng ta ít khi nào có được một thứ gi` mà nó chỉ có một mặt hay chỉ một chiều thôi, nó giống như hai mặt của một đồng tiền. Khi nói đến đồng tiền thi` nó có mặt này và mặt kia, và nói đến cái thương ghét, nói đến đẹp xấu, nói đến cái hay dở, thi` hầu như những thứ này nó thường hay đi song song với nhau.
Trong cách nói khác thi` chúng ta có thể khẳng định được rằng, hể chúng ta càng ưa thích với cái đẹp thi` chúng ta cũng dễ dàng cảm thấy bất măn với cái không đẹp, cảm thấy không hài lo`ng, và cảm thấy có thể trở nên phẫn nộ với cái gi` mà nó ngược lại.
Bài kệ này nói đến các vị thánh nhân, các Ngài như cánh chim trời, vụt bay trên không, không để lại dấu vết. Và bản tâm của các Ngài là bản tâm tĩnh lặng, tĩnh lặng đến nỗi mà không co`n điều thương và điều ghét nữa, nó là một gợi y' rất quan trọng cho mỗi chúng ta.
Giống như quả lắc đồng hồ, hễ nó đi về bên trái được thi` nó sẽ đi về bên phải, đi về bên phải được thi` nó đi về bên trái được. Chúng ta lấy một cây tre mà có độ giản, rồi chúng ta kéo xuống về bên phải được thi` nó sẽ đi về bên trái, chứ nó không thể nào đứng yên ngay ở giữa. sau khi nó được buông ra, hễ chúng ta kéo về bên phải nhiều thiệt nhiều thi` nó quật ngược về bên trái càng mạnh bấy nhiêu.
Đây là bài học lớn , ở trong Đạo Phật khi nói về đức quân bi`nh, những người càng hớn hở, càng hoan hỷ, càng cảm thấy hào hứng nhiều với cái đẹp thi` khi gặp cái xấu người đó lại càng tiêu nghiủ, càng cảm thấy buồn bă, càng cảm thấy xuống tinh thần bấy nhiêu. Một con người tâm hồn trưởng thành thi` ở trong lúc vui nhất người đó cũng hiểu rằng cái buồn nó sẽ là một cái giá mà mi`nh phải chịu sau đó.
Lấy ví dụ những lúc người khen mi`nh, mi`nh cảm thấy sung sướng, cực kỳ sung sướng, thi` mi`nh cũng nên ghi nhận rằng, lúc người ta khen mi`nh, mi`nh sung sướng đến mức độ nào, thi` điều đó cũng chứa đựng y' nghĩa, nếu mi`nh bị chê thi` cũng sẽ khổ sở tới mức chừng đó.
Như vậy nếu chúng ta không muốn bị dày xéo, không muốn bị khổ đau vi` tiếng chê thi` trong lúc người khác khen mi`nh, mi`nh phải thấy được ở trong cái khen, nó có mặt bên kia là cái chê, ở trong cái vui thi` có mặt bên kia là cái khổ.
Ngài Buddhatasa hay là Ngài Phật Xứ, là một vị cao Tăng đương đại, Ngài có một ví dụ mới nghe rất buồn cười, Ngài nói rằng chó mà nuôi trong nhà, không phải tất cả loại chó đều giống nhau, có những loại chó mi`nh nuôi, nó có thể quay lại cắn chủ, có những con chó không được khôn nên nó cắn chủ, và Ngài nói rằng, tuy vậy nó không nguy hiểm bằng những hạnh phúc của trần gian này. Và Ngài nói một cách nửa đùa nửa thật, Ngài nói rằng hầu hết hạnh phúc của trần gian này nó sẽ quay lại cắn chúng ta. Hễ con người mà gặp cảnh vui, gặp cái danh, gặp cái lợi, được cái thắng thế mà càng hỷ hả, càng hân hoan thế nào thi` khi gặp cái buồn, cái sự mất mát, gặp lời chê, gặp những điều không hài lo`ng, thi` người đó lại buồn thấm thía, buồn da diết chừng đó.
Và có thể nói rằng đây là cái gía tự nhiên của cảm xúc ở trong cuộc đời này, do vậy bảo rằng ở trong thế gian này, có khi nào mi`nh làm được sự lựa chọn, ở trong sự lựa chọn đó mi`nh chỉ có một thái độ hoan hỷ ưa thích với cái đẹp, với cái hay, với cái gi` khả ái, khả y’, khả hỷ, với cái gi` mà thật sự làm cho vừa lo`ng măn nguyện, rồi đến khi những cái khổ đau, những cái đối nghịch lại những thứ đó mà xảy ra, thi` chúng ta nói rằng mi`nh không dự phần, thật ra chúng ta không làm được như vậy.
Hễ con người muốn đạt đến cao điểm của niềm hoan lạc thi` họ sẽ bị di`m xuống tận đáy của khổ đau, đó là một định luận tất yếu, mà chúng ta khi chú y’ đến đời sống nội tại, đến tâm thức thi` chúng ta không thể tránh được chuyện đó.
Người ta có dạy một câu nói rằng; “Khi mi`nh thương một người nào đó thi` mi`nh cũng nên biết cái nhược điểm của người đó, và khi mi`nh ghét một người nào thi` mi`nh cũng nên biết cái ưu điểm của người đó.”
Một hành giả tu tập ở trong lời dậy của Đức Phật, thi` cũng có thể nói một câu tương tự như vậy, với mượn cách nói như vậy mà nói rằng, những lúc nào mà chúng ta cực ky` sung sướng vui vẻ hoan lạc, thi` lúc đó chúng ta cũng nên biết rằng cái khổ khi nó đến với chúng ta, nó cũng đến nhiều như vậy. Hiểu như vậy đó, dầu chỉ là cái hiểu thảng thốt nhất thời, dầu cái hiểu đó nó chợt thoáng qua tâm tư, nhưng nó sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều ở trong sự chuẩn bị, và khi cái khổ nó đến mi`nh hiểu rằng đó là một phản ứng tự nhiên của cảm xúc, và ít có ai có cảm xúc quân bi`nh được.
Chúng tôi nhớ hồi co`n bé, có đọc một quyển sách, ở trong đó người ta dậy về sự huấn luyện ti`nh cảm. Ti`nh cảm đó, ở đây chúng ta hiểu giống như là cảm xúc làm sao để vui, để buồn, lúc bấy giờ đọc quyển sách huấn luyện ti`nh cảm này, chúng tôi có cảm tưởng như đó là những lời dạy rất cụ thể, rất thiết thực. Nhưng khi lớn lên về sau này, khi có dịp nghiền ngẫm về giáo ly’ của Đức Phật, đặc biệt là thiền học thi` mi`nh mới thấy một điểm là con người của chúng ta chỉ muốn có một thứ, một chiều, một mặt của đời sống thôi, đó là làm sao đi truy ti`m cái vừa lo`ng măn nguyện. Hi`nh như từ sáng tới chiều chúng ta luôn nghĩ đến là làm sao để ti`m cái gi` đó mà hài lo`ng đẹp y’, là làm cho chúng ta cảm thấy có hạnh phúc, mi`nh có đạt được một cái gi`.
Rồi sau đó chúng ta khám phá ra rằng, mi`nh càng đi truy ti`m cái mi`nh thích, cái mi`nh muốn, thi` khi mà cái mi`nh không thích, cái mi`nh không muốn nó xảy ra, và chắc chắn nó xảy ra thi` những lúc đó chúng ta lại khổ rất nhiều. Nên mới có một bài học từ ngàn xưa ở trong kinh Phật, khi chúng ta nói thi` như sáo ngữ, chúng ta nói đă nhàm tai, nhưng mà thưa quí vị, nó rất thấm thía nếu chúng ta sống ở trong trường hợp như vậy.
Khi nào vui thi` nên biết tới lúc khổ, khi hợp thi` nhớ lúc tan, khi sum vầy thi` phải nhớ buổi chia ly.
Tại sao chúng ta phải nhớ như vậy, ít nhất là trong cái nhớ, cái biết đó, chúng ta có khả năng để chuẩn bị về tinh thần, và có một điều rất chắc chắn, một con người mà thỉnh thoảng nhi`n một đám tang đi qua trước mặt mi`nh, nhi`n thấy một cụ già chống gậy lụm cụm, nhi`n thấy người bịnh. Và lúc đó chúng ta nhi`n với thái độ hững hờ, nghĩ rằng chuyện đó là chuyện của thiên hạ, chuyện đó là chuyện của trần gian, nó không ăn thua gi` tới mi`nh hết. Thi` thưa quí vị chúng ta sẽ cực ky` khổ đau, khi mà chính bản thân của mi`nh phải đi qua nhịp cầu khó khăn đó của cuộc đời, và chắc chắn chúng ta phải đi qua, không ai có thể tránh khỏi điều đó.
Một vị trưởng thành ở trong giáo pháp của Đức Phật, khi nhi`n một di thể, một xác chết, nằm ở trong áo quan, có thể nhi`n thấy một cụ già lụm cụm, thi` vị đó sẽ hiểu rằng đó là những tín hiệu, đó là lời nhắn, và đó là hi`nh ảnh mà mi`nh không thể làm ngơ được, ít nhất mi`nh cũng nhận biết rằng, rồi mi`nh cũng sẽ như vậy. Nói như thế thi` có vẻ mất cảm hứng nhiều lắm, lúc chúng ta đang sum vầy vui vẻ, buổi tiệc đang huyên náo, và cuộc đời đang lên, cuộc sống được nhi`n bằng cặp mắt kính màu hồng, khi mà chúng ta nghĩ đến những lúc chúng ta đi xuống, chúng ta nghĩ đến những lúc mà cuộc đời sẽ về chiều. Thi` thật sự, nghĩ như vậy, nói như vậy, thi` hầu như nó là một gáo nước lạnh tạt vào trong người mi`nh, chúng ta không co`n cảm hứng, sinh thú đối với cuộc sống này.
Nhưng ở trên thực tế không phải như vậy thưa quí vị, chúng ta rất sợ phải nghĩ đến cái gi` không đẹp y’. Nhưng hăy lấy một ví dụ rất rơ rang, là khi nào mi`nh được người khác khen tặng, tán thưởng, ca ngợi, những lúc đó trong lo`ng mi`nh rất sung sướng, thi` phải nhớ rằng mi`nh càng hoan hỷ điều đó chừng nào, thi` khi người ta chê thi` mi`nh sẽ chua sót, sẽ đau buồn, và sẽ gánh chịu nỗi dày ṿ của đời sống nội tâm chừng như vậy.
Dĩ nhiên đối với bậc thánh, một vị đă không xem trần gian này có điều gi` để mà dính mắc, thi` xá gi` đối với lời khen tiếng chê, đối với cái vui, cái khổ, thi` không có cái gi` ở trong lo`ng Ngài gọi là thương hay ghét. Tại vi` các Ngài có thể nhi`n thấy một cách rơ ràng, cái tính độc nhất của tất cả các hành là vô thường, là khổ, vô ngă.
Nhưng không có nghĩa là vi` vậy chúng ta là phàm mà không học được bài học đó. Thỉnh thoảng chúng ta có thể quét tầm mắt của mi`nh qua cả thế gian này , dù là người thương, dù là người ghét, dù là chuyện hay, hay là chuyện dở, dù là được mất, dù là thành, dù là bại, tất cả những thứ đó nó chỉ là một cái vở kịch ở trên sân khấu mà thôi. Ở trên sân khấu mà quí vị làm vua cũng vậy, mà quí vị làm quan cũng vậy, làm chủ cũng vậy, và làm tớ cũng vậy, nó cũng chỉ là một vai tuồng, và khi bức màn đă hạ xuống rồi thi` tất cả đều giống nhau hết.
Chúng ta đến với cuộc đời này có thể là có rất nhiều thứ, nhưng rồi khi chúng ta nhắm mắt , suôi tay, thi` thưa quí vị tất cả chúng ta đều giống nhau. Đối diện với tử thần, chúng ta đều giống nhau, và cả sự chịu chi phối bởi nghiệp lực của mỗi chúng ta, nhất nhất đều giống nhau hết, phải nhi`n thấy cái tương đồng đó nên bậc thánh rất là bi`nh tâm đối với vạn vật. Cái sự bi`nh tâm đó, nó không phải là thái độ của một người đă chai ly`, đă mất hết cảm giác đối với đời sống, mà cái nhi`n đó là cái nhi`n của bậc thấu triệt, liễu tri được đời sống, và cái nhi`n đó quả thật có nhiều khi gợi y’ hết sức quí báu cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Chúng tôi xin được chấm dứt câu trả lời ở đây . Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn