HÂN HOAN ĐÓN CHÀO CHƯ TÔN ĐỨC VÀ QUƯ PHẬT TỬ

Minh Hạnh biên soạn

Ngày 11 tháng 2 năm 2004

 

Câu  thảo luận số một : Tại sao có lúc trong kinh điển tán thán quả phúc sanh thiên có lúc lại không ?

 

TT Trí Siêu: Trong bài kệ 417

 

Vượt trói buộc thiên giới

Bỏ trói buộc nhân gian

Giải thoát mọi buộc ràng

Ta gọi là Phạm chí

 

Bản Việt dịch của TT Giác Đẳng

 

 Có một vấn đề mà chúng ta thấy rằng đối với một vị giải thoát, là một vị đă vượt bỏ trói buộc của loài người và cơi trời, tức là đối với một vị A La Hán, thi` sự trói buộc của nhân thiên mà vị đó đă cởi bỏ, không dính mắc, ở đây chúng ta cũng đă biết rằng các thiện nghiệp, các phước báu mà chúng sanh làm, nếu như các phước báu đó, thiện nghiệp đó hướng tâm đến sự giải thoát thi` phước báu này nó sẽ là phước vô lậu sẽ đưa đến sự giải thoát, co`n nếu như hướng tâm đến cơi chư thiên, cơi nhân loại thi` phước báu đó sẽ trở thành quả phước hữu lậu. Trong kinh điển thi` chúng ta cũng gặp rất nhiều trường hợp, trong những duyên sự khi đề cập đến vấn đề phước báu, vấn đề thiện nghiệp, đối với người tại gia cư sĩ, Đức Phật vẫn tán thán quả phúc sanh thiên, như trong Pháp Cú kinh, trong những bài kệ trong các phẩm đầu, chúng ta gặp rất nhiều "Nay vui đời sau vui, làm phước hai đời vui, người vui ta làm phước, sanh thiện thú vui hơn." Thiện thú ở đây là chỉ cho cơi người và cơi trời v.v... 

 

Như vậy trong kinh điển vẫn đề cập đến quả phúc cơi nhân thiên, Đức Phật cũng có nhiều trường hợp Ngài tán thán về việc làm thiện có quả phúc sanh thiên.  Như thế tại sao tinh thần của bài kệ lại đề cập đến trạng thái giác ngộ của một vị ALaHán, là một vị vượt bỏ trói buộc cơi chư thiên và cơi người, có hàm y' rằng cái hạnh phúc nhân thiên là một hạnh phúc trói buộc đáng phải thoát ly.  Như vậy trong vấn đề này xin được cung thỉnh TT Giác Đẳng làm sáng tỏ để cho chư Phật tử được biết rơ thêm, để không có sự nghi ngờ có lúc tán thán, có lúc lại không, xin cung thỉnh TT.

 

TT Giác Đẳng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: kính bạch TT Trí Siêu và thưa đại chúng, đây là một câu hỏi cổ điển, chúng ta thường thấy những y' nghĩa như vậy ở trong vô số trường hợp, và Đức Thế Tôn có những lần nói chuyện với người cư sĩ, Ngài dạy những hạnh phúc mà người cư sĩ có thể hưởng thụ được, ở trong đó thậm chí Ngài nói rằng, một con người sống ở thế gian, có thể tạo ra được tiền bạc, sự nghiệp do chính mồ hôi nước mắt, do chính nỗi lực lương thiện của mi`nh, và hưởng thụ được tài sản đó là một thứ hạnh phúc, tức là hưởng thụ được tài sản do chính mồ hôi nước mắt của mi`nh làm ra nó là một thứ hạnh phúc. Những ví dụ như vậy không có nghĩa là Đức Thế Tôn Ngài khuyến khích người ta, tất cả mọi người nên đi làm, nên nỗ lực làm việc để mà có được tài sản, để rồi hưởng thụ, như vậy là cứu cánh là hết.

 

Bên cạnh đó chúng ta phải hiểu rằng ở trong một giai đoạn nào đó, ở trong bối cảnh nào thi` Đức Phật Ngài cho chúng ta biết rằng ở trong trường hợp như vậy, cái gi` là cái được, cái gi` là cái không được.  Cũng như chúng ta đi trong một cuộc hành tri`nh dài, dĩ nhiên một người có thể cho chúng ta biết rằng có những quán ăn, có những công viên, có những nơi chúng ta nên ghé lại, hay chúng ta có thể ghé lại để mà nghỉ ngơi giải lao, nhưng không nhất thiết giữ lời khuyên này là đặc biệt khuyên chúng ta nên trú lại ở tại đó, hoặc giả tự nhiên chúng ta không đi, không chạy đến chỗ đó để ti`m những thứ đó.  Có thể rằng lời khuyên đó hợp ly’, chỉ cho một người làm cuộc hành tri`nh dài, lời khuyên đó chỉ có ích cho một người cần sự nghỉ ngơi nhất thời,  rồi lại tiếp tục lên đường.

 

Cho nên người học Phật phải có y’ thức rơ là trong những lời dạy được ti`m thấy ở trong kinh điển, trong Phật ngôn, cái nào cái mang tánh cách giai đoạn, nó mang tánh cách là tùy theo căn cơ của chúng sanh, tùy theo hoàn cảnh, và cái nào mang tánh cách tuyệt đối.  Ví dụ như khi Đức Phật Ngài giảng về Niết bàn, ví dụ như Đức Phật Ngài giảng về đạo quả, Ngài giảng về giác ngộ v.v… thi` lúc đó chúng ta thấy được tư tưởng toàn diện của Đạo Phật, hay ít nhất thỉnh thoảng chúng ta được dịp ngồi xuống để bàn về giáo ly’ duyên sinh và duyên hệ. 

 

Thật ra nó cũng là một cái gợi y’ và tạo ra một sự tranh luận rất lớn cho những thế hệ về sau này, có một số truyền thống Phật Giáo như Phật Giáo bắc truyền, đặc biệt nói rằng Đức Thế Tôn Ngài đă dựa theo căn cơ tri`nh độ của chúng sanh mà có lời dạy riêng biệt cho những tri`nh độ cao và tri`nh độ thấp.  Thật ra thi` không riêng đối với một vị tri`nh độ cao và tri`nh độ thấp, mà ở trong một bối cảnh đặc biệt nào đó thi` Đức Phật Ngài cũng có những lời dạy, mà những lời dạy đó không nhất thiết chúng ta phải xem đó là một cứu cánh.  Lấy ví dụ trong lục tạng, có khi Đức Phật Ngài dạy vị ty` khưu nên đánh răng cho sạch sẽ để ăn uống cho được ngon miệng hơn, để đời sống được lành mạnh hơn, hoặc giả Ngài dạy về việc ăn cháo sáng, ăn cháo nó có những lợi ích như thế nào cho sức khỏe, nhưng điều đó không có nghĩa là Đức Thế Tôn cổ vơ rằng việc ăn cháo nó phải là thứ giáo điều mà mỗi con người phải thực hành, và cũng không có nghĩa là mục đích dưỡng sinh, làm cho thân thể tráng kiện, làm cho thân thể đẹp, để trở thành cứu cánh.

 

 Ngày hôm nay người ta rất dễ ti`m pháp môn nào đó, và người ta dựa trên pháp môn đó để biến Đạo Phật trở thành một thứ tôn giáo chú trọng về phương diện dưỡng sinh, chú trọng về phương diện huyền học v.v…Nhưng mà rồi trong một lời dạy nào thi` phần lớn nó phải có contest của nó, nó phải cho chúng ta biết mạch văn, bối cảnh lúc đó Đức Thế Tôn Ngài đang dạy gi`.  Thật ra thi` Đức Phật Ngài có dung hi`nh ảnh cơi người cơi trời, để cho chúng ta biết về giá trị của nhân quả, thay vi` sanh vào cơi khổ, thi` con người có thể sanh vào cơi an lạc.  Cơi an lạc và cơi khổ ở đây được hiểu như một cách giảng về ly’ nhân quả, để một người có thể y’ thức được rằng việc nào mi`nh nên làm, việc nào không nên làm ở trong đời sống.  Tuy vậy không có nghĩa qua lời dạy đó Đức Phật Ngài dạy rằng, những cơi an lạc như là cơi trời, cơi người. Cơi trời như là dục giới, sắc giới, vô sắc giới mà nó trở thành cứu cánh giải thoát giác ngộ. 

 

Nền văn hoá Tây phương đă đưa con người đến một số cực đoan, chúng ta lấy ví dụ là một giá trị nào mà ở trong nền văn hoá Tây phương cho rằng có giá trị thi` nó vẫn có giá trị tuyệt đối, có những thời mà người Tây phương họ cực lực chống lại giới quí tộc, giới trí thức, họ nghĩ rằng chỉ có những người lao động bằng tay chân, những người đó mới thật sự lương thiện, và bấy giờ thi` họ đưa ra một chủ trương là chỉ có lao động mới vinh quang.  Lao động ở đây được hiểu như  làm việc bằng tay chân, làm cái gi` mà đem công sức mô hôi ra làm, và chẳng những nó trở thành một thứ giáo điều, một thứ chủ nghĩa, mà nó trở thành môt thứ tiêu đề làm cho bao nhiêu người cuồng nhiệt, cảm thấy cuồng tín say xưa với thứ đó, rồi nó gây ra bao nhiêu máu, bao nhiêu nước mắt cho cả nhân loại.  Nhưng rồi một lúc nào đó phương đông lại bừng tỉnh lại, mới thấy rằng những giá trị đó không phải là cứu cánh của nhân loại xă hội, không phải con người sanh ra chỉ để lao động. Mặc dù ở trên một phương diện nào đó mi`nh nói rằng một xă hội cần cù, kiệm ước, xă hội mà con người chịu khó làm việc phấn đấu là một xă hội tốt.

 

Cũng như ngày hôm nay, thưa quí vị , Tây phương đang cổ vơ về một xă hội tiêu thụ, đang cổ vơ xă hội về kinh tế là ưu tiên, và chúng ta không khéo thi` chúng ta cũng bị lôi cuốn vào trong đó,  chúng ta sẽ bị chết dễ dàng về những thứ đó.  Nền văn hoá tây phương là nền văn hoá cực đoan,.

 

Phải nói rằng cái đạo học của Đông phương là một đaọ học ôn ḥa phải chăng, con đường trung đạo, và đạo học đó vốn là một di sản rất cao quí cho cuộc sống chúng ta, đạo học đó nó là cả một cái kho tàng trí tuệ lớn lao, nhưng người ta ít khi để y’ và thấy biết đến.  Thi` trong trường hợp này một lần nữa nhắc cho chúng ta thấy được cái giá trị tương đối của tất cả những thứ này. Một con người sống ở giữa thế gian này có những vai tro` làm cha làm mẹ, làm thầy, làm bạn, làm anh em, trong mỗi một vai tro` đó  Đức Phật Ngài đều dạy rằng có những bổn phận, và nếu những bổn phận này chu toàn, thi` nó đem lại cái đẹp, nó đem lại cái lợi lạc về phương diện đó. Nhưng điều đó không có nghĩa khi Đức Phật Ngài dạy về bổn phận làm chồng, bổn phận làm vợ, Ngài dạy rằng tất cả mọi người phải xem đó là cái cứu cánh, xem đó là cái ly’ tưởng duy nhất ở trong cuộc đời này.  Ở đâu thi` nó ra đó, những lúc chúng ta rửa chén thi` chúng ta đem hết tâm tư vào để sao rửa chén cho nó sạch, nhưng công việc rửa chén dĩ nhiên nó cũng không phải là việc mà bao giờ chúng ta cũng phải xem nó là thứ nghệ thuật cao quí, bao giờ chúng ta cũng xem nó là một cái gi` mà con người phải đặc biệt cổ vơ, và khi cổ vơ một cách quá đáng thi` nó đâm ra ngớ ngẩn, đó là bịnh chung của xă hội loài người. 

 

Nên chi thưa quí vị, chúng tôi nhớ rằng ngày xưa khi Ngài Hoà Thượng Hộ Tông, Ngài co`n sinh tiền, thỉnh thoảng có một số người, Ngài thường nhắc rằng ráng làm phước để sanh vào cơi trời, có nhiều người sau đó họ cứ đem chuyện đó ra họ nói, như là chủ trương của Hoà Thượng Hộ Tông xuất gia để được sanh làm chư thiên cơi trời, tri` giới để được làm chư thiên cơi trời, bố thí để được làm chư thiên cơi trời.  Phải có sống gần Ngài, phải có hiểu được cái gi` Ngài dạy, ví dụ như một người Phật tử mà lúc nào sống cũng khổ, lúc nào sống cũng tuyệt vọng, lúc nào sống cũng phải khép kín tâm tư, tâm sự riêng của mi`nh, người đó nên làm phước, nên nghĩ đến nhân quả, nên nghĩ đến một kiếp sau an lạc hơn, thi` lời dạy của Ngài hoàn toàn có tính cách là khuyến khích.  Nhưng  không có nghĩa vi` cách nói của Ngài có hàm ư rằng, Ngài lấy cơi trời trở thành cứu cánh. 

 

Thi` thưa quí vị, với một người sống rất gần với mi`nh đă bị hiểu lầm như vậy, thi` nói gi` đến bậc Đạo Sư của chúng ta sống rất là xa.  Do vậy Đức Phật Ngài thường dạy chúng ta nên có một cái nhi`n thông hiểu về y’ nghĩa một cách tường tận, chứ không phải chỉ có một câu, một gio`ng mà chúng ta trích ra, mà qua đó chúng ta nói đến nó là cứu cánh, nó là tất cả. 

 

Tuy nhiên cũng phải đặc biệt nói rằng điều này nó là bản năng của con người, con người thường là đam mê với giá trị cực đoan con người thích khiến diện và  con người rất cục bộ, chúng ta ít có chịu có một cái nhi`n toàn diện, và vi` vậy Đức Phật Ngài cũng đặc biệt lưu y’ chúng ta có một cái nhi`n mà Ngài gọi là trung đạo, làm sao để có thể đi tới, làm sao để có thể biết cái gi` là giai đoạn, biết cái gi` là lâu dài, biết cái gi` là cứu cánh, biết cái gi` chỉ là cái phương tiện, những thứ đó không phải dễ dàng nếu không phải là bậc thiện trí .  Đó là một vài chia sẽ với câu thảo luận số một.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

 

 

Minh Hạnh biên soạn

   Trở lại câu hỏi

Trở lại trang Pháp Đàm