HÂN HOAN ĐÓN CHÀO
Minh Hạnh biên soạn
Ngày 10 tháng 2 năm 2004
TT Giác Đẳng: Thưa Quí Ngài và thưa quí vị: chúng ta hăy đi sang câu thảo luận số hai. Thường thường chúng ta nghe nói rằng con người bị trầm luân sanh tử trong thế gian này là do nghiệp, nhưng lại nói về danh từ chuyên môn của Phật học, có hành thi` duyên thức, có ái thi` duyên thủ, duyên hữu rồi duyên sinh. Và nói một cách ngắn gọn thi` chúng ta nói rằng nghiệp thi` tạo ra quả, quả thi` tạo ra phiền năo, phiền năo thi` tạo ra nghiệp. Bây giờ nếu có một người họ nói rằng nếu sự tạo tác dù thiện hay bất thiện đều là chủng tử của luân hồi và chúng ta đặt ra câu hỏi, ví dụ một người biết như vậy và họ không muốn làm gi`, không muốn tạo ra cái gi` hết, mi`nh chỉ ngồi không hết tháng này qua tháng khác và không làm gi` hết thi` như vậy có phải là chúng ta sẽ chấm dứt luân hồi của chúng ta được hay không, chấm dứt cái khổ của kiếp trầm luân không, xin thỉnh Sư Pháp Đăng, làm sáng tỏ y' nghĩa này về một người, mà họ lựa chọn không làm gi` hết, xin thỉnh Sư Pháp Đăng.
ĐĐ Pháp Đăng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính đảnh lễ TT Giác Đẳng và quí Chư Tôn Đức, kính chào quí Phật tử, con xin trả lời câu hỏi là một người mà không muốn làm gi` hết thi` nỗi khổ nó vẫn tiếp tục trôi như vậy. Vi` con nghĩ rằng nếu mi`nh có thân của mi`nh rồi thi` những cảm giác về thời tiết,cái đói, cái bịnh nó vẫn diễn tiến tuần tự theo sự sanh và diệt của nó. Những chứng bịnh đến rồi nó sẽ đi, hoặc lấy mạng sống của chúng ta mà nó đi. Qua những thời tiết cũng có thể giết người ta, như những đất nước lạnh quá người ta cũng có thể bị chết cóng, hoặc nóng quá người ta cũng có thể bị chết khát, chết khô.
Dù chúng ta không làm gi` hết nhưng cái khổ đau nó vẫn phải tiếp diễn như vậy, chứ không phải là không làm gi` hết thi` cái khổ đau nó sẽ chấm dứt. Chỉ có một điều là phải làm gi` để đoạn trừ tham ái trong bất luận sự tiếp xúc, phải đoạn tận cái tham ái để khỏi tái sanh nghiệp cũ, khi tái sanh trong kiếp sau, như vậy mới gọi là việc đáng làm. Cho nên Đức Phật là bậc thiên nhân Sư việc đáng làm đă làm xong và không co`n mang gánh nặng này nữa.
Co`n nếu mi`nh không làm gi` hết thi` cũng không thể nào,vi` ở trên đời này tất cả các hạnh phúc, tất cả cái gi` có được bằng sự ước muốn, bằng sự hành động của chúng ta mà có kết quả, như vậy nên người chủ trương không làm gi` hết thi` cũng không thể nào đoạn tận sự sanh hữu.
Trên đời này đâu có gi` tự nhiên người ta ban cho mi`nh, thậm trí người mẹ có đứa con dù cho có thương yêu lắm, lo lắng cho lắm, nhưng nó cũng phải tự đứng lên bằng bàn chân, bằng đầu óc, và bằng sự sống của nó. Chứ cha mẹ cũng phải chết đi, rồi nó cũng phải tự sống bằng khả năng của nó. Thay vi` người trí thi` cứ để cho nó phải làm công việc của nó phải làm, nó làm trước rồi mi`nh do`m trước, thi` khỏi lo do`m sau.
Con người của chúng ta là phải làm, và làm rồi chúng ta sẽ có kinh nghiệm, bởi thường thường người đời thường nói thất bại là mẹ thành công. Chúng ta làm rồi thấy mi`nh sai và chấp nhận cái sai đó và mi`nh làm lại cho đúng, đó là điều mà những vị trí thức, những bậc thiện hữu, những bậc trí nhân thường làm như vậy, và khi làm rồi mà chấp nhận thấy được cái đó không đúng, và cái đó sai lầm mà từ bỏ. Thi` cứ làm có sự kinh nghiệm, việc làm sẽ có kết quả của việc làm và từ đó sẽ thấy việc đúng, việc sai mà chọn lựa cho nó được tốt đẹp, nó được viên măn.
Như vậy một người không làm gi` hết trong cuộc sống này, thi` cũng không thể nào chấm dứt sự sanh tử, vi` sự tu tập, Đức Phật nói siêng năng làm thi` kết quả có nhiều, bởi vậy mỗi người phải tự siêng năng.
Trong bát chánh đạo, Đức Phật cũng nó rằng chánh cần, hoặc sự thận cần, trừ cần, tu cần hay bảo cần đó là sự tinh tấn siêng năng của mỗi chúng sanh, vi` Đức Phật nói người đời siêng năng làm của cải có nhiều. Ngài không có nói do một đấng nào ban cho, dù cha mẹ hay một vị nào thi` Đức Phật Ngài cũng không nói,. Người đó phải tự đứng lên bằng khả năng của mi`nh, thất bại rồi sẽ thành công, chuyện đời là như vậy, nên vị đó phải chấp nhận sự thật này và sẽ thành công.
Có nhiều vị không kinh nghiệm là làm như vậy sẽ đưa đến sự khổ đau, hoặc làm như vậy sẽ đưa đến hạnh phúc, mi`nh làm ra thi` mi`nh mới thấy co`n phải sửa đổi lại, co`n phải hoàn thiện lại, và khi nào việc làm đă làm xong rồi, việc nên làm đă làm, như vậy mới gọi xứng danh là đệ tử của Đức Phật. Theo con trả lời như vậy không biết đă đáp ứng được câu hỏi của TT Giác Đẳng chưa, xin cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn