Dieuphap.com
Hoan Hỉ Đón Chào
Chư Tôn Đức và Quí Phật Tử
Minh Hạnh biên soạn
Câu hỏi 236, ngày 02 tháng 2, 2004
CatCat20031977 hỏi ngày 01/24/2004: Kính thưa Thầy nếu đạo Công giáo chỉ một vợ một chồng, ly dị sẽ có tội, co`n đạo Phật thi` sao?
TT Giác Đẳng: Câu hỏi của
CatCat là, nếu đạo Công giáo chỉ một vợ
một chồng, ly dị sẽ có tội, co`n đạo
Phật thi` sao? Để trả lời với vị có nick là
catcat2003 như vầy: chúng ta khoan no'i đến quan
điểm ly dị, chúng ta hăy nói về tinh thần áp
dụng đạo đức ở trong đời
sống, thi` thật ra tính ly' của Công giáo mặc dù phát
xuất từ Jerusalem, phát xuất từ Trung Đông, nhưng
tính ly' đó đă được LaMă đem về khai
triển để trở thành một hệ thống tín
điều do người Tây phương triệt
để áp dụng.
Quan niệm
của người Tây phương là quan niệm của áp
đặt, ví dụ như điều gi` họ nghĩ là
đúng thi` mọi người đều phải tuân thủ.
Nói một cách khác là nó trở thành thứ giáo điều,
một thứ điều răn, có nghĩa là người
ta chỉ ngón tay xuống là phải làm. Ngay cả ngày hôm nay
người ta ở trong một số các quốc gia dân
chủ như Hoa Ky`, các tổ chức tôn giáo theo Ky Tô Giáo
vẫn ti`m mọi cách để thông qua những
đạo luật, và những đạo luật đó nói
lên những giá trị về đạo đức, về
hôn nhân, về ly dị
Chúng ta
nhớ tại Việt Nam vào thời Tổng Thống Ngô
Đi`nh Diệm, bà Ngô Đ́nh Nhu ở trong tư cách một
người phụ nữ ảnh hưởng rất
nhiều trong chế độ của Tổng Thống Ngô
Đi`nh Diệm, đă đo`i hỏi thông qua một số
đạo luật về gia đi`nh. Các quan niệm đó
của người Tây phương, hay quan niệm của
một số đạo giáo về thần ngă là quan
niệm của quyền lực, nghĩa là đây là
điều đúng và mọi người phải nghe theo,
nếu không nghe theo sẽ có tội và bị thế này,
bị thế khác, cái quan niệm đó không có trong
đạo Phật.
Chúng ta
phải hiểu tinh thần này, để chúng ta thấy
rằng đạo đức của chúng ta, nói trong
đời sống người Phật tử, hay trong
nền đạo học phần lớn của Đông phương, là đạo
đức của tự giác, một thứ đạo
đức mà con người phải tự mi`nh y' thức
được cái lợi ích của giữ ngũ giới,
của giữ bát quan trai giới.
Và nếu mi`nh không phải là người y'
thức, thi` dầu người
ta có đưa ra bao nhiêu điều luật cũng như
không.
Nói một
cách khác như ở Brasil chẳng hạn, Brasil là một
quốc gia theo công giáo đông nhất thế giới,
nhưng nạn phá thai rất nhiều, và nạn ly dị
cũng không nhỏ. Bởi vi` sao?, bởi vi` thật
sự nếu chúng ta nhi`n va`o bản đồ thế
giới, những giáo điều của người Tây
phương đưa ra, tính ly' của Công giáo hay tính ly'
của Ky tô Giáo nói chung, chỉ đang được áp
dụng trong những quốc gia nghèo, nhiều hơn
những quốc gia đă phát triển. Tại Âu Châu và
tại Hoa Ky` ngày nay, thật ra người ta sống
rất thoải mái, chứ không phải như tín
đồ Công giáo của Pháp họ giống như tín
đồ Công giáo Việt Nam trong việc tuân thủ các giáo
điều.
Cho
đến ngày hôm nay, phải nói rằng những giáo
điều đó có ảnh hưởng lớn cho những
quốc gia mà dân co`n chậm tiến, đang bị trị,
nhiều hơn là những quốc gia có tiến bộ
về xả hội. Nói một cách khác hệ thống luân
ly’ đạo đức của mỗi tôn giáo có khác. Riêng
trong đạo Phật thi` đặt biệt nhấn
mạnh đến tinh thần tự giác. Chứ không có nói
rằng bởi vi` tôi nói rằng giữ ngũ giới là
đúng, thành ra anh A, anh B và tất cả quí vị phải
giữ ngũ giới. Ngay cả quí vị Phật tử
đến chùa, không có nghĩa là quí vị phải cúng
dường cho Chư Tăng, rồi quí vị phải
lạy lục chư Tăng như vậy. Quí vị
phải làm thế này, phải làm thế kia. Bất cứ
một thiện pháp nào cần phải làm hay ác thiện pháp
nào mà quí vị cần phải tránh. Đức Phật Ngài
dạy là Ngài chỉ cho chúng ta con đường. Đi hay
không đi đó là quyền cá nhân của chúng ta, đó là
tinh thần tự giác của chúng ta, đó là sự y'
thức của chúng ta, và sự hiểu biết của
chúng ta, chứ đạo Phật không áp đặt lên.
Bởi vậy ở trong lịch sử của Tây
phương đă tạo ra những cuộc thánh chiến
tôn giáo đẫm máu, kể cả sự xô sát giữa Công
giáo La Mă và Tin Lành.
Như quí
vị thấy rằng người Đông phương quan
niệm về lao động chẳng hạn, chỉ riêng
chữ lao đông là vinh quang thôi, mà người ta cũng
đă khiến cho bao nhiêu người phải đổ
máu, bao nhiêu người phải hy sinh oan uổng, tại
vi` những quan niệm mang tánh cách áp đặt đó.
Thời nào mà họ nghĩ rằng đúng một
điều gi` đó, thi` mọi người khác phải
theo, không theo tức là phản động, không theo có
nghĩa là một hi`nh thức ngoại giáo, không theo có
nghĩa là phản đạo v.v..., điều này gây ra
ảnh hưởng hết sức tai hại trong các xă
hội, và những xă hội đó là xă hội bất khoan
dung. Những xă hội thiếu khoan dung như vậy, đă
tạo bao nhiêu máu và nước mắt cho loài người,
và có lẽ một lúc nào đó thi` những người Đông
phương sẽ nhận thấy rằng, chính những
người Tây phương ngày hôm nay, cũng đă có
những quan niệm hết sức rơ ràng, là con
người nên sống bao dung hơn, và bớt đi những
giáo điều, bớt đi những sự áp đặt
lên người khác về phương diện đạo
đức.
Chúng ta hăy
trở lại với vấn đề ly dị, ly dị
là một đề tài nóng bỏng của thời
đại này. Trong cộng đồng Vatican 2, Giáo Hoàng John
Paul II, vị Giáo Hoàng hiện tại bây giờ, một
người xuất thân từ Balan, tương đối
rất bảo thủ. Mặc dầu cộng đồng
Vatican 2 đă cố gắng làm một số việc, mà
một số cải cách, một số tu chính nhằm thích
hợp hơn với thời đại này. Nhưng Giáo
Hoàng John Paul II là một người tương đối
bảo thủ, đă ra một số cái chỉ đạo
về phương diện đạo đức, liên quan
đến hôn nhân, liên quan đến ly dị, liên quan
đến phá thai v.v..Phải nói rằng quan niệm đó
đă tạo ra một phong trào rất lớn về
chuyện khủng hoảng chính trị ở tại Hoa Ky`.
Nếu quí vị nào sống tại Hoa Ky` thi` quí vị
biết phong trào For Life hay For Choise, nó đă trở thành
những nhăn hiệu ảnh hưởng xâu xa đến
bất cứ ứng viên chính trị nào ở trong chính
trường.
Phải nói
rằng quan niệm một vợ hay một chồng, hay
nhiều vợ nhiều chồng, chúng tôi nói nhiều
chồng có lẽ quí vị bật cười.
Người ta nói nhiều vợ chớ ai nói nhiều
chồng bao giờ, thật ra thi` đă có những xă
hội như một phần của xă hội Tây Tạng
hay ở Phu Tăng, hoặc giả ở một vài
phần đất khác ở Ấn Độ, một
người phụ nữ có thể có ba, bốn chồng.
Có một lần chúng tôi đến Trung Điền, ở
tại tỉnh Vân Nam, lên thăm một gia đi`nh thi`
một người phụ nữ Tây Tạng có bốn
người chồng, một người chồng ở
trên núi để chăm sóc đàn cừu, lo việc
chăm nuôi, một người chồng ở trong nhà
để lo việc ở trong nhà, một người
chồng lo việc buôn bán, và một người chồng
thường xuống Côn Minh để lo việc giao
dịch, họ có 4 người chồng như vậy.
Đời sống của họ rất bi`nh thường,
nếu quí vị nào xem những cuốn phim tài liệu
về cuộc sống tại đó thi`sẽ thấy. Hay
một số gia đi`nh theo đạo Mormon tại Hoa Ky`,
trên phương diện luật pháp ở tại Hoa Ky`,
chế độ đa thê là bất hợp pháp, nhưng
một vài người đàn ông họ sống với nhiều
phụ nữ không có danh phận chính thức, hay chỉ có
một người phụ nữ có giá thú nhận
người đó là chồng trên phương diện
giấy tờ, nhưng những người khác họ
sống hết sức bi`nh thường. Trong nhiều
cuộc thăm do` thi` họ cho thấy rằng, họ
cảm thấy thoải mái hơn, khi trong một gia
đi`nh sống nhiều người như vậy.
Chúng tôi hoàn
toàn không có quan niệm ở đây nói rằng, chúng tôi
ủng hộ hay chống đối chế độ
chủ nghĩa đa thê hay đa phu v.v... chúng tôi không có quan
niệm, chuyện đó là chuyện của các nhà xă
hội, của các vị dân chủng. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng quan niệm
đạo đức, cái quyết định liên quan
đến đạo đức, nó phải là quyết
định dựa trên cá nhân, nó không nên áp đặt
bởi một nguồn máy chính trị, nó không nên áp
đặt bởi một chính trị gia nào.
Cái
điều sai lầm nhất của xă hội Hoa Ky`,
đây là một xă hội mà người ta đă
đặt để quá nhiều quyết định
của tôn giáo vào trong tay nhà chính trị. Những nhà chính trị họ chấp nhận
một quan niệm đạo đức nào đó, thi` nó
chỉ là quan niệm có tánh cách su thời thôi, nghĩa là gió
chiều nào, che chiều đó, để thỏa măn
thị hiếu của quần chúng. Và giao cho những nhà chính trị để
quyết định đời sống đạo
đức cho cá nhân con người, thi` thật
điều đó là điều hết sức nguy hiểm.
Nhưng những tổ chức tôn giáo đang vận động như vậy, và
đang toả ảnh hưởng như vậy, đó là
quan niệm hoàn toàn của người Tây phương.
Một nhà
văn hoá đă nói rằng, có những quan điểm
của Tây phương không hợp với ty` vị của
Đông phương, và không hợp với ty` vị của
dân tộc Việt Nam. Chúng tôi
tin rằng ở thời nào mà đất nước
Việt Nam thịnh trị, như Đinh, Lê, Ly’,
Trần. Đặc biệt
nhà ly’, nhà trần đạo đức của con
người rất được tôn trọng ở
phạm vi cá nhân. Nhưng thời nào các nhà hũ nho áp
đặt những giá trị của đạo
đức, giá trị của văn hoá, giá trị của
xă hội, thi` thời đó là thời ky` dân tộc rất
khốn đốn, rất suy vi.
Tại vi` sao vậy?, bởi vi` một xă hội con
người, bắt người khác phải theo quan
niệm của mi`nh, áp đặt một số giá trị
như vầy mới đúng, những cái khác thi` không. Điều đó nó đă đi ngược
lại với sự phát triển tự nhiên, và đặt
biệt điều đó nó gây ra sự tai hại rất
lớn. Nếu người
ta có tuân hành, có chấp thủ là bởi vi` họ xu
hướng thôi, bởi vi` họ a dua thôi, chứ không
phải là niềm tin chân thật.
Chúng ta nói đến thời ky` tăm
tối của thời đại Trung Cổ tại Âu Châu,
chúng ta muốn nói đến thời đại hũ nho
cực đoan ở tại đất nước của
chúng ta, và nhiều bài học đau thương trong
lịch sử nhân loại. Do
vậy nguồn máy của chính quyền nên đóng vai tro`,
vai tro` nào nên đóng, vai tro` nguồn máy làm trơn tru
trật tự của xă hội, đặt biệt là
vấn đề tri an.
Nhưng riêng về đạo
đức, về tư tưởng, về văn hoá, hăy
để cho quần chúng tự gánh lấy vai tro` đó, và
chỉ có những tâm hồn tu tập không nằm ở
trong biên cương, không nằm ở trong hệ thống
chính trị, trong bất cứ một khuynh hướng
nào, thi` điều đó mới thật sự là chúng ta
mới đạt đến cái ảo diệu của
đạo học.
Do vậy một người Phật
tử có thể băn khoăn rằng, tại sao mi`nh không
có được sự hướng dẫn cụ thể
ở trong hôn nhân, mi`nh nên sống thế nào, có nên
được hay không được ly dị,
được hay không được phá thai.
Thật ra
đạo Phật có câu trả lời cho những việc
đó, nhưng phải biết một điều,
trước khi chúng ta nói về những điểm đó.
Đó là tất cả những gi` được áp
dụng, nó đều dựa trên y’ thức của cá nhân
mi`nh, chứ nó không hoàn toàn dựa trên giáo điều,
một thứ điều răn là mi`nh phải thế này,
mi`nh phải thế kia, đây là sự khác biệt rất
lớn giữa đạo Phật và các tôn giáo khác,
đặc biệt là những tôn giáo hay những chủ
nghĩa phát xuất từ nền văn hoá Tây
phương.
Thưa quí
vị, chúng tôi phải nói một điều rằng, sau
cuộc cách mạng tại Pháp và tiếp theo là cuộc cách
mạng Bolsheviks ở tại Nga, người Tây
phương đă bao trùm cả thế giới này, bao nhiêu
chủ nghĩa, kể cả chủ nghĩa cộng
sản, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tiêu
thụ, và nhiều chũ nghĩa khác và mỗi chủ
nghĩa của người Tây phương đều mang
tánh cách áp đặt hết.
Chúng tôi không
chống lại văn hóa Tây phương, văn hoá Tây
phương có nhiều cái rất đẹp, nhưng
phải nói rằng về phương diện đạo
học, người Tây phương rất chậm
tiến, và người Tây phương đă chứng
tỏ rằng họ rất máy móc. Lấy ví dụ tại
sao thiên thần phải có cánh mới bay được,
tại vi` đă bay thi` cần phải có cánh, mà không có cánh
thi` không bay được, thành ra thiên thần thi` phải có
cánh. Nên chi cái nhi`n đối với người Tây
phương là cái nhi`n rất máy móc, và cái nhi`n quá máy móc thi`
nó không thể áp dụng trên phương diện
đạo học được.
Chúng ta
phải trở lại với quan niệm của Phật
pháp. Nếu quí vị đọc kinh giáo giới Thi Ca La
Việt , tức là kinh Sigàlovàda, chúng ta co`n được
biết tới ở trong bản chữ Hán bản dịch
tên là Lễ bái Lục Phương. Ở trong đó
Đức Phật dạy về hi`nh thức tế
lễ, hi`nh thức cung kính, sự cung kính đối
với sáu phương, phương đông nam tây bắc
trên dưới như thế nào, thi` ở tại đó
Đức Phật Ngài đề cập đến
những việc lên làm là bổn phận giữa cha mẹ
với con cái, giữa con cái với cha mẹ, vợ
với chồng, chồng với vợ, bạn bè
đối sử với nhau như thế nào, và những
bổn phận vị Sa Môn với người cư
sĩ, bổn phận với người làm đối
với người chủ, bổn phận người
chủ đối với người làm v.v… Thi` những
bổn phận này Đức Phật gọi là những
phương cần được tôn kính, cần
được lưu tâm, và cần được kính
trọng, tức là trong hành sử cần cân nhắc, và
cần phải đem cái chân thành của mi`nh, Đức
Phật có những đề nghị cụ thể rất
sáng sủa, và chưa có ai có thể phủ nhận
những giá trị của những lời dạy này. Ví
dụ Đức Phật Ngài dạy cho người
chồng có năm bổn phận đối với
người vợ, nên cư sử một cách ho`a ái, không
có vũ phu với vợ, nên có lo`ng thủy trung với
vợ, nên giao quyền nội chính trong nhà cho vợ, nên tùy
theo khả năng của mi`nh để tặng những
tư trang cho vợ, và những điều đó không có
tánh cách giáo điều, mà nó là những gợi y’, là
những chỉ dẫn làm thế nào cho người
chồng xứng đáng người chồng.
Thưa quí
vị những lời dạy đó là những lời
dạy của bậc Đạo Sư giải thoát,
một bậc Đạo Sư đă xây dựng một
nền đạo học vượt lên trên thế gian này,
mà cách đây 2500 năm cho đến ngày hôm nay, lời
dậy đó không có một mảy may gi` lu mờ theo
thời gian hay bị biến đổi hết. Nhưng
kèm theo lời dạy đó không có điều nào nói
rằng: các ngươi phải sống như thế này
mới gọi là Phật tử, hay là các ngươi không
được sống như thế kia. Đức
Phật chỉ dạy như những lời khuyên.
Và thưa
quí vị, phải nói trong bản chất của con
người chúng ta, thi` không có một luật lệ nào có
thể bắt buộc chúng ta, kể cả nhà tù, kể
cả súng đạn, kể cả bạo lực. Nếu con người không
muốn, thi` con người vẫn có nhiều cách
để đề khan.
Ở trong những chế độ độc tài,
người ta sử dụng đến nhà tù, sử
dụng đến bạo lực, nhưng rồi nếu
có sự tuân thủ gi` đó, thi` người ta chỉ tuân
thủ ở một chừng mực nào đó thôi, nghĩa
là ở bề ngoài, chứ ở trong lo`ng thi` bất
phục, khẩu có phục, nhưng tâm không phục và
cũng áp dụng được.
Con người không thể được dạy dỗ bị bắt buộc như loài gia súc trâu ḅ, con người cũng không thể giáo hóa bằng gông cùm xiềng xích, mà con người phải được trưởng thành ở trong sự lành mạnh nhất của con người, đó là tinh thần tự giác. Do vậy ở trong Phật Pháp chúng ta may mắn lớn lên ở một nền đạo, mà nền đạo đó Đức Phật Ngài nhấn mạnh nhiều ở sự y’ thức, ở khả năng lĩnh hội, ở sự giác ngộ, chứ không phải chú trọng vào xây dựng một trung tâm quyền lực. Trung tâm quyền lực đó có thể áp đặt những tín điều, những giáo điều bao trùm lên cả xă hội, và mỗi thành viên trong xă hội đó phải tuân thủ, nếu không tuân thủ thi` sẽ bị chế tài hay là chịu kỷ luật. Điều đó không phải là một cái nhi`n từ góc cạnh của người Phật tử. Câu trả lời xin được chấm dứt ở đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Minh Hạnh biên soạn