Bài giảng kinh Pháp Cú kệ số 35 ngày 26 tháng 4 năm 2003
Minh Hạnh nghe và đánh
máy ngày 27 tháng 05 năm 2005
Chantroimoi hỏi Chân Như là gi`.
TT Trí Siêu trả lời: Danh từ “chân như” nếu chúng ta hiểu theo A Ty` Đàm thi` tiếng chân như đó chúng ta phải hiểu rằng đó là một trạng thái pháp như thật như chân, gọi là chân như. Thế nào gọi là trạng thái pháp như thật như chân, pháp nào mà có được thực tính thi` pháp đó gọi là như thật như chân.
Trong A Ty` Đàm giải thích có bốn pháp, chúng ta gọi là bốn pháp chân như, chúng ta muốn dùng theo nghĩa nào cũng được nhưng ở đây chúng tôi chỉ giải thích theo nghĩa muốn nhấn mạnh để cho các Phật tử chúng ta hiểu thấu rằng câu hỏi của Chantroimoi sẽ nằm trong đề tài.
Chẳng hạn đề tài hôm nay của chúng ta bàn đến vấn đề tâm "Lành thay điều phục tâm, tâm điều an lạc đến." Tâm thi` khó nắm giữ, khinh động theo các dục quay cuồng, thi` ở đây tiếng tâm nó nằm trong bốn pháp chân như. Bốn pháp đó là gi`, một là citta là tâm, hai là cittceka là tâm sở hay là sở hữu tâm, thứ ba gọi là ruba là sắc pháp, thứ tư gọi là nirvana là Niết Bàn. Tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và Niết bàn, bốn pháp đó được gọi là pháp chân như hay gọi là chân đế cũng chỉ cho bốn pháp đó.
Vi` sao được gọi là chân như, vi` rằng những pháp này như là một thật thể trước sau cũng như vậy. Trước sau cũng như vậy, ở đây chúng ta phải hiểu rằng ở trong quá khứ tâm sanh diệt như thế nào thi` hiện tại tâm sanh diệt cũng như vậy và trong tương lại cũng biết cảnh và sanh diệt như thế ấy, ở trong quá khứ trong hiện tại và trong vị lai ở thời điểm nào thi` tâm sở phải luôn luôn đồng sanh đồng diệt, đồng nhiếp cảnh, đồng nương vật với tâm là một điều không thể chối bỏ được, không thể cải sửa được như vậy gọi là chân như.
Rồi Niết bàn cũng gọi là một pháp chân như, vi` Niết bàn có thực tánh, Niết bàn là một thực thể, thực thể của Niết bàn là gi`? đó là trạng thái tịch tịnh vắng lặng không sanh không diệt, không có sự hiện hữu của ngũ uẩn như vậy được gọi là Niết bàn.
Ở đây trả lời
câu hỏi của Chân Trời Mới “Chân Như là gi`” chúng tôi xin trả lời tiếng
chân như mà được xử dụng theo nghĩa của
A Ty` Đàm để cho thấy rằng câu hỏi có liên
quan đến đề tài của chúng ta ngày hôm nay là bàn về
vấn đề tâm. Tâm là một
trong bốn pháp chân như, và ở đây chính vi` vậy cho
nên việc tu tập của chúng ta, nếu mà chúng ta điều
phục tâm, chúng ta rèn luyện tâm như vậy là chúng ta đă
nắm bắt được cảnh hay là đối tượng
chân như mà chúng ta tu tập.
Vi` vậy cho nên câu hỏi này hoàn toàn chính xác và câu hỏi
có giá trị cần phải được nêu lên và câu trả
lời là như vậy.