Ngày 21 tháng 12 năm 2004

 

TT Thích Hoàng Pháp: có một câu hỏi của một Phật tử: là có kinh sách nào Đức Phật khuyến khích Phật tử đến chiêm bái bốn chỗ Động Tâm hay không? thi` điều này nếu chúng ta căn cứ vào bài kinh Đại Bát Niết Bàn,  chúng ta cũng thấy Đức Phật Ngài cũng có nhắc đến bốn chỗ động tâm này, và những lợi ích nào cho chúng ta đi thăm viếng bốn chỗ động tâm.  Nếu không phải từ trần khi đó được sanh về cơi trời thi` có lợi ích nào, chẳng hạn như mi`nh vi` cảm xúc bùi ngùi thương nghĩ đến Đức Phật rồi xúc động khi trở về cố gắng tu học nữa. Hay vi` nhi`n thấy cảnh đó rồi thương tưởng nền giáo pháp, cũng như nền văn hoá, một nền đạo đức như vậy, một thời vàng son lịch sử đă vang bóng một thời, bây giờ đă mai một, thi` mi`nh cố gắng làm sao để cho được Phật Pháp thịnh hành, phục hồi lại giáo pháp và chấn hưng Phật Pháp. Cũng như những vị hoàng tử nhi`n quốc độ mà ông cha một thời hưng thịnh như Đinh, Lê, Ly', Trần, nhưng rồi sau đó thi` thời vàng son lịch sử biến mất đi, những người con cháu cũng động tâm, cũng nghĩ đến cơ hội quang phục lại quốc độ của mi`nh chăng? Thi` đối với người ty` kheo Thích tử, hay người Phật tử nói chung, khi nhi`n bốn chỗ động tâm có những tâm trạng đó hay không? xin TT Giác Đẳng giải thích câu hỏi này, sau những lần đi Ấn Độ, nhất là hai chuyến đi hành hương vừa qua.

 

TT Giác Đẳng: Kính bạch Sư Trưởng, kính bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử. Đi hành hương là một sự trở về với quê hương tâm linh của mi`nh, và điều này có y' nghĩa rất đặc biệt lớn cho những người Phật tử. Có thể nói rằng hầu hết những người Phật tử rất là ơ hờ với lịch sử, nhất là Phật tử Việt Nam chúng ta đă có nhiều câu chuyện lịch sử mơ hồ gần như huyền thoại về Đức Phật. Nhưng nói chung, đối với tín đồ các tôn giáo thi` đi hành hương nó là một cái gi` rất cụ thể khả thi được trong đời sống hiện tại của chúng ta, để chúng ta có thể tắm gội trong sự thiêng liêng, mà vị Giáo Chủ, Đức Bổn Sư của chúng ta để lại. Phải nói rằng khi đặt chân đến Ấn Độ, những nơi Đức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, Niết bàn, chúng ta khi ra về sẽ mang tâm tư hoàn toàn khác hơn  trước khi chúng ta đặt chân đến những thánh điạ. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, ở trong kinh nói rằng trước khi Đức Phật Ngài viên tịch, Ngài dạy rằng: những ai mà đem lo`ng tịnh tín đến để chiêm bái bốn nơi thánh tích, như là nơi Như Lai đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, Niết bàn, thi` với tâm hoan hỷ sau khi thân hoại mạng chung người đó sẽ được sanh vào cơi an lạc.

 

 Khi Đức Phật Ngài dạy điều này, nếu chúng ta đọc kỹ  thi` không phải Ngài quan trọng đến bản thân của Ngài, đối với Đức Phật thi` không có chuyện gi` mà quan trọng về bản thân của Ngài, chúng ta hiểu đạo thi` chúng ta thấy như vậy. Nhưng Ngài muốn chỉ cho chúng ta cơ hội, một cơ duyên rất tốt.

 

Và quả thật, mặc dù chúng tôi đặc chân đến Ấn Độ năm nay nữa là lần thứ 19, nhưng mà rồi, thưa quí Ngài và quí vị là lần nào chúng tôi trở về cũng bằng một cảm giác mà phải nói rằng rất xúc động, qùi ở dưới cội cây Bồ Đề, qùi ở nơi Đức Phật Ngài viên tịch ở trong thánh địa nào cũng vậy.  Nên chúng tôi thường khuyến khích những người chung quanh, là ở trong đời chúng ta chuyện sanh tử không biết nó đến bất cứ lúc nào, có khi bỗng dưng chúng ta bị tai biến mạch năo, nằm đó, chúng ta không làm được chuyện gi` khác. Có khi chúng ta bị một tai nạn. Đôi khi chúng tôi đi phi cơ, có nhiều khi máy bay ra tới phi đạo rồi khói bốc lên trong máy bay, hay có những lúc đang bay thi` được báo cho biết là có một vài trục trặc kỹ thuật, máy bay phải quay trở về phi đạo, và trong những giờ phút đó chúng tôi vẫn thường làm hai việc.

 

 -  Một là nghĩ rằng mi`nh đă từng đến chiêm bái thánh địa.

 

-   Thứ hai là chúng tôi ngồi tự nghĩ rằng, mi`nh nên đối diện với cái chết như thế nào, mi`nh có nhớ được là mi`nh thở ra, thở vào hay không?

 

Phải nói rằng qúi vị có thể bỏ ra vài ngàn đồng ở trong cuộc đời để đầu tư một chuyến đi về  thăm thánh địa, nó là vốn liếng rất tốt. Cái vốn liếng đó để nhắc cho chúng ta luôn luôn thấy rằng, ở trong đời của mi`nh đă có một lần đến viếng thăm các thánh địa. Chúng tôi thật sự mong muốn rằng tất cả các Phật tử có thể làm được chuyện đó. Bởi vi` tâm tư của chúng ta rất là lạ, là khi nó nhớ, thường thường nhớ cái xấu hơn cái tốt, nó nhớ cái không nên nhớ hơn cái nên nhớ.  Do vậy không biết khi cái vô thường đến, chúng ta có nhớ được điều gi` tốt đẹp trong đời sống hay không?, chúng ta có nhớ được những điều tốt mi`nh đă làm, nhớ những gi` cao thượng, cao qúi đáng nhớ, hay là chỉ nhớ được những chuyện nuối tiếc, hận thù, tranh chấp, những chuyện buồn phiền. Ngay cả con người lúc co`n sống bi`nh thường suy nghĩ thi` chúng ta vẫn nhớ đến cái không nên nhớ nhiều hơn là cái nên nhớ. Do vậy đi hành hương là tạo ra một vốn liếng để dành ở trong kiếp sống này.

 

Ky` rồi chúng tôi đi hành hương sang Ấn Độ, có một người Phật tử lớn tuổi đi theo, bác muốn ở lại khách sạn  vi` ly’ do cao máu. Từ khách sạn ra ngoài thánh địa chừng nửa cây số thôi, nhưng rồi chúng tôi cũng năn nỉ vị đó.

 

- "Bác ráng đi, đi vào trong thánh địa lễ Phật xong sẽ đưa bác ra xe bus để bác ngồi trong xe bus, không đi thăm các nơi khác cũng được. Nhưng mi`nh đă đến đây rồi thi` vào lễ Phật trong chánh điện."

 

Và khi bà cụ đi được cả bốn động tâm, bốn đại thánh tích, và thánh tích nào bà cụ cũng vào lạy Phật thi` trong lo`ng chúng tôi rất hoan hỷ. Thật ra không phải năn nỉ bà cụ để được cái gi` nhưng vi`nghĩ rằng, mai kia mốt nọ nếu mà có vô thường đến với bà cụ vi` ly' do gi` đó, mà bà cụ nghĩ rằng mi`nh đă được đến lễ Phật ở bốn thánh địa thi` điều đó là một điều đáng hoan hỷ.

 

Nhân câu hỏi này chúng tôi cũng xin có một lời như là vừa để chia sẻ, vừa để kêu gọi, chúng ta sống trong một thời buổi tương đối giấy tờ thoải mái, dù qúi vị ở Việt Nam, ở Hoa Ky`, ở Âu Châu thi` chuyện xin chiếu khán đi Ấn Độ không phải là chuyện khó . Và thời buổi bây giờ tiền bạc cũng dễ, đi lại cũng dễ, phương tiện cũng dễ, chúng ta cố gắng đi một lần đến thánh địa. Đó là quê hương tâm linh của mi`nh. Ít nhất trong cuộc đời làm sao cho chúng ta nằm xuống mà nghĩ mi`nh đă có một lần đến nơi Đức Từ Phụ ra đời, Ngài thành đạo, Ngài chuyển pháp luân và Niết bàn, thi` điều đó nó cũng là một chỗ nương nhờ, nhất là về phương diện cảm xúc của chúng ta, đặc biệt ở trong những giây phút chúng ta kề cận cái chết, chúng ta bị nguy hiểm chẳng hạn.

 

Đó là một vài điều chúng tôi muốn chia sẻ với quí Phật tử nhân câu hỏi trên.