Ngày 07 tháng 10
năm 2004
Câu hỏi được
hỏi nhân thời giảng kinh Pháp Cú kệ ngôn số 49
ngày 07 tháng 05 năm 2003. Minh Hạnh chuyển biên
Dhammakami Kính thưa Sư, Sư đă giảng rằng, hăy đem đạo Phật và Phật pháp của mi`nh như là một món quà đến tất cả những người bạn những người thân yêu của mi`nh, chứ đừng từ chối họ và đừng ép uổng họ. Xin Sư giảng cho con hiểu bằng cách nào thật là cao đẹp và tốt đẹp nhất để đem đạo Phật pháp của mi`nh đến với những người mà chúng ta không yêu để giúp cho họ thấy được ánh sáng đạo vàng. Con xin thỉnh Sư giảng cho con hiểu.
TT
Giác Đẳng: Về việc hoằng pháp hay sự
chia sẻ giá trị tâm linh của chúng ta đến với
người khác, đó là vấn đề rất tế nhị,
nhưng nếu chúng ta có đầu tư tâm trí vào đó
thi` chúng ta sẽ tự mi`nh cảm thấy rất thích thú,
đồng thời mi`nh rất hoan hỷ để chia sẻ
với người khác. Chúng tôi lấy một thí dụ là
đa số những người Phật tử khi học
Phật một thời gian và cảm thấy kinh điển
của Đạo Phật có một giá trị, thi` những
người này về hay bắt con cháu của mi`nh phải
theo. Mà thường thường khi con cháu mi`nh làm điều gi` thi` thường hay nói rằng
con đừng làm cái này, con đừng làm cái kia, hay là con
làm cái này không tốt cái kia không tốt. Cái đó nó cũng
có một phần hay là thường nhắc nhở con cái của
mi`nh.
Nhưng đa số những
người cha mẹ Việt Nam khi chia sẻ giá trị của
đạo Phật cho những người khác thi` lại
không nói lên được một cái đẹp. Chúng tôi thấy
rằng ngày hôm nay khi đạo Phật truyền sang Tây
phương, người ta đă biểu hiện
được đạo Phật với nhiều thứ
như về phương diện nghệ thuật, ngay cả
nụ cười an lạc vào cuộc sống tinh thần. Lâu lâu những người Phật
tử bên này họ đi dự các khóa thiền 10 ngày hay 5
ngày, họ trở về với đời sống tinh thần
được sung măn, họ khác đi và khiến cho những
người chung quanh cũng lưu y' và bắt đầu
để y' đến đạo Phật. Ngay cả cách sống hàng ngày của
chúng ta cũng vậy, nếu đối trước
trường hợp bất bi`nh hay đối trước
trường hợp sầu muộn, mà chúng ta giữ
được tâm hồn thanh thản thi` đó cũng là tặng
vật cho cuộc đời.
Đối
với chúng ta sống trong thời đại này thi` có vô số phương tiện, những
phương tiện về âm thanh, về âm nhạc, những
phương tiện về hi`nh ảnh, về nghệ thuật,
về kỹ thuật liên quan đến đạo Phật,
tạo sự thích thú cho người khác đến với
đạo. Cho đến bây
giờ thi` trong nền văn hóa Việt Nam của chúng ta
xem đạo như một nền luân ly', nhưng ở
các quốc gia Tây phương may mắn thay là đạo Phật
ngày hôm nay đối với rất nhiều người
không phải là một tiêu biểu cho tôn giáo, mà với phần
lớn người Tây phương chú y' đến nền
văn hoá Đông phương thi` họ nhi`n đạo Phật
như là một nguồn minh triết, như là những gợi
y' lớn lao cho đời sống tâm linh của họ.
Có
đôi khi họ không quy y tam bảo nhưng họ thích
đọc kinh Pháp Cú, có đôi khi họ không phải là Phật
tử, nhưng họ thích có một tượng Phật
thiền định để trong pho`ng của họ,
để họ ti`m sự trầm tỉnh lại trong hồn
của mi`nh. Có thể nói rằng
chưa có một tôn giáo nào được đón nhận
vào trong xă hội Tây phương mà mang sắc thái như là
đạo Phật, sắc thái đó là sắc thái rất
phi tôn giáo nhưng nó lại cho người ta nhiều gợi
y' vào đời sống tâm linh của mi`nh.
Trở
lại câu hỏi của cô Dhammakami, chúng tôi tin rằng chúng
ta phải nhận rằng thái độ sáng tạo nó là một
tin thần rất tốt để truyền bá Phật
pháp. Thật ra ngày xưa ở các quốc gia Phật giáo
thi` đạo Phật không phải chỉ giới hạn ở
dưới mái chùa, mà đạo Phật phải nói rằng
có mặt trong tất cả những môn mà qúi vị không ngờ
được, ví dụ như kịch nghệ, hội họa
âm nhạc. Chúng tôi có một thời
gian quan sát rất nhiều các bức tranh vẽ và cũng
như một số những công tri`nh về kịch nghệ
của Thái Lan chẳng hạn, thi` chúng tôi thấy rằng
giống như Cambuchia, giống như Miến Điện,
giống như Tích Lan những câu truyện bổn sanh, tức
là túc sanh truyện của chúng ta có một chỗ đứng
hết sức quan trọng ở trong nền văn hóa kịch
nghệ của Thái Lan thời xưa, và điều đó
chứng tỏ rằng trong quá khứ, ở trong thời kỳ
thịnh nhất của đạo Phật tại các quốc
gia này, thi` đạo Phật có mặt trong hầu hết
các lănh vực.
Chúng
tôi nhớ cách nay không lâu khoảng chừng hai tuần lễ
chúng tôi về California, chúng tôi gặp một số anh chị
em nghệ sĩ, thi` chúng tôi có nói với các vị rằng:
"nhà
Sư thi` không nên đi vào các lănh vực như ca nhạc,
nhưng qúi vị là những người Phật tử
thi` làm thế nào dành nhiều thi` giờ hơn để
có những sáng tác, những nhạc phẩm nói lên được
thiền chất, nói lên cái đẹp của đạo Phật,
tại vi` trong nền âm nhạc hiện tại của
chúng ta thi` quả thật là thiếu vắng những thứ
đó"
Thi`
các vị đó cũng nhận rằng đă có một thời
gian dài người Phật tử Việt Nam tương
đối là hơi dị ứng đối với nhạc
đạo, và chẳng những dị ứng mà các vị
nghĩ rằng các nhạc đạo chỉ nên hát cho gia
đi`nh Phật tử, cho các em Phật tử, và măi những
năm gần đây người ta mới bắt đầu
có một số các sáng tác nhạc liên quan đến đạo
Phật, nhưng phải nói rất là trễ, và rất là
hiếm, cho dù sao đi nữa thi` cũng phải nói rằng
chúng ta tương đối là thiếu nhiều lănh vực.
Chúng
tôi lấy ví dụ là hiện tại Nhật Bản người
ta có rất nhiều phương tiện truyền bá Phật
pháp từ việc trồng cây bonsai cho đến thư
pháp, cho đến việc tạo cây cảnh trong vườn,
họ cố gắng làm sao đó, mà những nghệ thuật
đó lại mang ít nhiều phản phất không khí của
thiền, của đạo Phật. Có một lần TT
Chơn Trí nói với chúng tôi rằng một điều rất
lạ về Nhật Bản là một nước hết sức
tiên tiến về kỹ thuật, mà không có một khu
vườn Nhật Bản nào TT Chơn Trí đi qua mà không
thấy ở đó có thác, không thấy ở đó có tượng
Phật, hi`nh như văn hóa đạo Phật nằm hẳn
mà một phần quan trọng của khu vườn, thiếu
nó đi thi` người ta cảm thấy mất mát một
điều gi` đó.
Thi`
quả thật phải nói một điều là chúng ta
đă bị đóng khung rất nhiều, và nhất là các bậc
phụ huynh thường chỉ quan niệm rằng đạo
là cái gi`đó mà mi`nh phải răn đe con cái của mi`nh.
"Các con nên làm điều này,
không nên làm điều kia, làm điều này có tội, làm
điều kia có tội."
Cái
đạo mà chúng ta diễn tả như vậy rất là
hạn hẹp, chúng ta phải thế nào cho người
khác thấy rằng đó là cả một khung trời,
đó là một kho tàng, và ở đó có rất nhiều thứ
mà chúng ta có thể hít thở được, có thể
hưởng thụ được và có thể vui vẻ mà
sống với đạo.
Thi` phải nói rằng kho tàng kinh
điển của đạo Phật vô cùng qúi giá, ngay cả
bản nhạc rất trữ ti`nh qúi vị cũng có thể
ti`m thấy ở trong kinh Phật, qúi vị nào đă đọc
kinh Đế Thích Sở Vấn chẳng hạn, qúi vị
sẽ ti`m thấy những gio`ng thơ hết sức là
lăng mạn của Càng Thát Bà, đó là một trong những bản
nhạc trời của thiên giới và được ghi
chép lại trong nền văn minh loài người mà chúng ta
biết, chúng ta không co`n những nhạc phổ, không co`n có
đàn gỗ, nó điều nhạc như thế nào,
nhưng mà lời của nó thi`diễm lệ không thua gi` bất
cứ nhạc nào khác trong cuộc đời, thi` những
thứ đó rất nhiều.
Ngay cả qúi vị nào đọc
kinh Sakka-panha sutta trong kinh tập, thi` qúi vị cũng ti`m
thấy ở trong đó có nhiều hi`nh ảnh, có nhiều
ví dụ và có nhiều gio`ng thơ có thể nói là bất tuyệt,
mà cái nguồn thi hứng có thể mang lại vô số ảnh
hưởng rất quan trọng cho những người bạn
của mi`nh.
Nói về
điểm này chúng tôi lại nhớ đến một con
người khác vốn gần với Phật giáo Đại
Thừa nhưng lại rất đam mê một đoạn
kinh trong kinh tạng Pali đó là giáo sư Phạm Công Thiện.
Giáo Sư Phạm Công Thiện khi giáo sư nói chuyện về
bài kinh Tê Ngưu, hi`nh ảnh của con tê giác đi một
mi`nh ở trong rừng sâu biểu tượng của một
vị ẩn sĩ Mâu Ni, sống giữa trần gian này
đi từng bước một vững vàng, và trong cái
phong thái của một con tê ngưu đi giữa rừng
là một nguồn cao hứng bất tận cho chính giáo
sư Phạm Công Thiện để viết về bài kinh
Tê Ngưu.
Những
hi`nh ảnh như vậy không thiếu trong kinh Phật, có
vô số, chỉ tại vi` người Phật tử chúng
ta có quan niệm rất hẹp, quan niệm rất cục
bộ, do vậy đôi khi chúng ta không có đủ những
món quà hấp dẫn để tặng cho những người
bạn đạo của mi`nh, và chúng ta nên thay đổi
quan niệm này để làm thế nào đó chúng ta đón
nhận lời dạy của Đức Phật như là
một kho tàng hết sức phong phú, một kho tàng có rất
nhiều thứ chúng ta có thể
cho cuộc đời được.
Như
Ngài Narada có một lần đă viết trong lời tựa
trong một quyển kinh của Ngài, là đạo Phật
có sữa cho trẻ em và có cơm bánh cho người lớn,
điều đó không phải là lời nói ngoa đâu, điều
đó thật sự là một điều như vậy, và
chúng tôi rất tiếc khi phải nghĩ rằng có một
số cho đến ngày hôm nay vẫn quan niệm đạo
Phật một cách rất hạn hẹp, và trong sự hạn
hẹp này những người này tin rằng chỉ có anh
A anh B, chỉ có hạn người này, hạng người
kia mới có thể đến với đạo Phật
được.
Nhưng
thưa quí vị Phật tử rằng, chúng tôi hoàn toàn tin
rằng đạo Phật có tất cả những ban tặng
cho mọi người ở trên mọi nẻo đời,
điều quan trọng là chúng ta có khám phá được
hay không. Kho tàng kinh điển
của đạo Phật lớn lắm, Đức Phật
là một vị giác ngộ giải thoát, nhưng lời dạy
của Ngài cho tất cả mọi người, Ngài không có
dạy cho chúng ta ngày hôm nay là chỉ chuyên về một bộ
kinh, hay chuyên về một tông phái, hay chuyên về một
pháp môn. Có những lời dạy của Đức Phật
là hoàn toàn siêu kiệt, vượt khỏi những cái nhi`n
của thế gian này, Ngài dạy về tánh không về Niết
bàn, nhưng Đức Phật có những lần rất ôn
tồn, Ngài dạy cho một người cư sĩ rằng:
"Một người cư sĩ
mà với mồ hôi và với đôi tay lương thiện
của mi`nh tạo ra tài sản và hưởng thụ tài sản
đó, đó cũng là một niềm hạnh phúc đáng kể."
hay
hoặc giả Ngài nói rằng:
"Một
người cư sĩ mà sống không nở nần đó
cũng là hạnh phúc đáng kể."
Sự
chia sẻ như vậy nó là một sự chia sẻ rất
toàn thiện, chứ không phải Đức Phật là một
vị ẩn sĩ, một vị Mâu Ni, một con người
giải thoát mà 100 chuyện Ngài nói được tập
trung vào sự giải thoát, không có như vậy. Đức
Phật có tất cả để cho chúng ta, điều
quan trọng là chúng ta có khám phá ra những thứ đó
để mà lấy một thứ gi` thật sự là đúng
cho những người bạn của mi`nh hay không.
Câu hỏi của cô Dhammakami thật
ra là một câu hỏi không có đơn giản, làm thế
nào để chúng ta có thể chia sẻ Phật Pháp cho những
người thân của mi`nh, chúng tôi chỉ có thể gợi
y' một điều rằng có rất nhiều cái đẹp,
có rất nhiều cái hay, và ngày hôm nay bằng phương
tiện kỹ thuật và với
sự góp mặt của những người Phật tử
Tây phương, mọi lănh vực từ hội hoạ cho
đến âm thanh cho đến những sách vở, nhất
nhất là chúng ta có thể ti`m thấy nhiều thứ mà có
thể cho được bạn bè của mi`nh.
Nếu
chúng ta không nói được thi` chúng ta có thể tặng
sách, nếu chúng ta không nói, không tặng sách được,
qúi vị có thể hướng dẫn đến gặp
những vị Thầy, đến gặp những bạn
đạo.Và chúng tôi cầu chúc cô Dhammakami sẽ gặt hái
được nhiều kết quả trong nỗ lực hết
sức là cao qúi của cô. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Phât.