Ngày 23 tháng 09 năm 2004
Câu hỏi được đặt ra tại lớp Diệu Pháp trong thời giảng kinh Pháp Cú kệ
ngôn 33-34 ngày 25 tháng 04 năm 2003
Một Phật tử hỏi: Thưa Thầy đạo Phật có nhiều môn phái phải không thưa Thầy.
TT Giác Đẳng: Thưa qúi vị, căn bản của Đạo Phật thời Đức Phật co`n tại thế thi` không có nhiều tông phái, thật ra Đức Phật Ngài cũng không cổ súy thành lập bất cứ tông phái nào và những gi` chúng ta được biết về các tông phái của Đạo Phật như Nam tông, Bắc tông, Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ, Kim Cang Thừa v.v... tất cả những điều đó là kết quả của sự phân hoá nhiều trăm năm sau khi Đức Phật Niết bàn. Đức Phật Ngài không tạo ra một Đạo Phật với nhiều tông phái và sự phân biệt tông phái là một điều rất tự nhiên ở trong lịch sử của nhân loại.
Thưa qúi vị, cái gi` nó cũng thay đổi theo thời gian, và khi nó thay đổi thi` nó lại chia ra nhiều cái ngơ ngách. Có những người muốn giữ lại cái đă có, và có những người muốn đi ti`m cái gi` mới. Ví dụ như tiếng Sankrit tiếng Bắc Phạn là một ngôn ngữ rất diễm lệ, một ngôn ngữ rất đẹp đă có mặt ở tại Ấn Độ, có thể nói rằng bốn, năm ngàn năm qua, một trong những ngôn ngữ xưa, nhưng ngày hôm nay Sankri đă không co`n là một sinh ngữ nữa, chỉ là một thứ cổ ngữ giống như tiếng Pali và giống như tiếng Latin ở Âu Châu.
Tại sao những ngôn ngữ đẹp như vậy không được dùng mà lại bị biến mất theo thời gian để trở thành một thứ cổ ngữ, thi` điều đó cũng là một điều tự nhiên thôi, rất là tự nhiên. Ngay cả trong chữ Hán, chúng ta cũng biết rằng Cổ Văn khác với Kim Văn, những vị học đàm thoại thi` không thể đọc Cổ Văn dễ dàng, phải học về Cỗ Văn, mặc dầu cũng chữ đó như nghĩa khác và cách dùng khác đi. Và cái gi` theo thời gian cũng có thay đổi và cái sự phân hoá đó là một điều đương nhiên.
Đối với nhiều người thi` sự phân hoá của Đạo Phật nó là một đề tài để ki`nh chống lẫn nhau, nhưng đối với cá nhân chúng tôi, thi` chúng tôi nghĩ rằng lịch sử về sự phân hoá của Đạo Phật là một chuyện rất thú vị, có dịp nào đó chúng ta sẽ bàn thêm về điểm này, bởi vi` chính lịch sử của Đạo Phật cho thấy nhu cầu của con người đối với Đạo Phật, đối với tôn giáo. Thí dụ như thời Đức Phật co`n tại thế thi` Đức Phật Ngài dậy nhiều về sự khổ và con đường dẫn đến diệt khổ, Ngài nói rất ít về Niết bàn, Ngài nói rất ít về một số đề tài mà chúng ta nhắc đến như quả vị giải thoát. Sau khi Đức Phật Niết bàn rồi thi` thưa qúi vị bây giờ thi` chúng ta lại thích nói nhiều về các đạo quả, quả này cao, quả kia thấp, Phật là Bồ Tát, Thinh Văn Duyên Giác. Chúng ta thích nói về đạo quả hơn là nói về pháp tu tập,đó cũng là một sự thay đổi trong điều kiện lịch sử. Và chúng tôi tin rằng sự hi`nh thành của các tông phái nói lên một hiện tượng, và những hiện tượng đó cần nhi`n một cách nghiêm túc hơn đề tài để mà công kích lẫn nhau.
Minh Hạnh