www.dieuphap.com

 
Trang Pháp Đàm
Tháng 3 năm 2004
Câu Pháp Đàm  260
Câu Pháp Đàm  261
Câu Pháp Đàm  262
Câu Pháp Đàm  263
Câu Pháp Đàm  264
Câu Pháp Đàm  265
Câu Pháp Đàm  266
Câu Pháp Đàm  267
Câu Pháp Đàm  268
Câu Pháp Đàm  269
Câu Pháp Đàm  270
Câu Pháp Đàm  271
Câu Pháp Đàm  272





Hân Hoan Đón Chào
Chư Tôn Đức, Quí Phật Tử
Cùng Toàn Thể Đọc Giả Bốn Phương



Câu Pháp Đàm Số 274, Ngày 05 Tháng 04 Năm 2004

 

Minh Hạnh thực hiện

 

Câu hỏi ngày 05 tháng 04 năm 2004

 

Minh Hạnh hỏi ngày 26 tháng 3 năm 2004: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Con kính đảnh lễ TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng và Chư Tôn Đức Tăng Ni, kính chào Quí Phật tử. Trong bài giảng hôm nay con nghe TT Trí Siêu có nói đến là những ai có tư tưởng A Tỳ Đàm hoặc là ly' pháp A Tỳ Đàm.  Thi` con không hiểu tư tưởng A Tỳ Đàm hoặc ly' pháp A Tỳ Đàm là gi`, theo buổi giảng hôm nay con được nghe TT Trí Siêu nói rằng A Tỳ Đàm được giảng cho quí Chư Tăng, tức là thành phần xuất gia, chúng con là Phật tử, chúng con vào học thi` dĩ nhiên rất là bỡ ngỡ, cho nên chúng con cần biết một số từ để chúng con được hiểu rơ ràng.  Con xin cung thỉnh TT Trí Siêu giảng cho chúng con biết tư tưởng A tỳ Đàm và ly' pháp A Tỳ Đàm là gi`. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, kính thưa quí vị, ở đây khi chúng tôi nói đến ly' pháp A Tỳ Đàm và tư tưởng A Tỳ Đàm, thật sự ra cả hai là một.  Nhưng có điều khi nói đến pháp A Tỳ Đàm, thi` chúng tôi muốn nói đến một người tham dự để nghe giảng giải hay học nội dung của A Tỳ Đàm.  Và điều chúng tôi nói rằng tư tưởng A Tỳ Đàm là vi` ở đây có một số người họ không tham dự lớp học A Tỳ Đàm, hay họ không được nghe các vị khác thuyết về A Tỳ Đàm, nhưng người ấy chính do thiện duyên tuệ căn ở trong quá khứ, với chánh tri kiến mà vị ấy đă huân tập thuần thục, thế thi` bây giờ khi vị đó nhi`n thấy một vấn đề, nhi`n thấy một sự kiện, nghe một vấn đề gi` mà hướng tâm đến sự tu tập thi` vị đó liền nhận xét chính xác, sự nhận xét chính xác đó, mặc dù không dựa trên cơ sở là học pháp A Tỳ Đàm, nhưng sự nhận xét chính xác đó lại có tư tưởng A Tỳ Đàm.

 

Chẳng hạn như bây giờ chúng ta có học Vi Diệu Pháp thi` chúng ta phân tích về ngũ uẩn, sắc uẩn thành 28 sắc pháp, thọ uẩn là tâm sở thọ, tưởng uẩn là tâm sở tưởng, hành uẩn là 50 tâm sở co`n lại ngoài thọ tưởng, thức uẩn là 121 tâm hoặc 89 tâm, khi phân tích được như vậy, rồi tự nhiên đến lúc chúng ta hành thiền chúng ta sẽ không co`n một khái niệm là tôi, của tôi và tự ngă của tôi nữa, bởi vi` vị ấy phân tích chia chẻ được trong đó sắc uẩn với 4 danh uẩn có sự tương quan với nhau do duyên hệ gi`, thi` như vậy với một người hiểu pháp A Tỳ Đàm, vị đó sẽ phân tích được như vậy. 

 

Co`n như nói riêng một người họ không từng học Vi Diệu Pháp, nhưng người này do tuệ căn họ sâu sắc cho nên mỗi một sự việc sanh khởi, thí dụ như trong lúc họ ngồi thiền định và họ suy quán về thân ngũ uẩn là tự nhiên họ cảm nhận được ly' pháp, cảm nhận được nội dung của vấn đề tất cả đều không, đều vô thường v.v... Và khi họ nhận xét như vậy, họ thấy rơ được ti`nh trạng sanh và diệt như vậy, cho nên họ mới kết luận rằng tất cả đều là rỗng không.  Với sự nhận xét đó, với sự hiểu biết đó, mặc dù người này không học pháp A Tỳ Đàm, nhưng người này suy nghĩ về vấn đề có tư tưởng A Tỳ Đàm cho nên sự nhận xét đó lại đúng, lại chính xác.

 

Đây là vấn đề mà chúng tôi muốn được tri`nh bày phân tích giữa tư tưởng như thế để cho cô Minh Hạnh được rơ, cũng xin nói thêm rằng; thí dụ như bây giờ chúng ta có hai cách, có những người đi vào trong trường thiền được vị thiền Sư hướng dẫn phải ngồi như thế nào, kiết già hoặc bán già như thế nào, với chánh niệm như thế nào, với sự tỉnh giác như thế nào v.v... thi` như vậy gọi là thiền tập.  Nhưng với một người không có điều kiện đi đến trường thiền, không có điều kiện được gần gủi với các bậc thiền sư để được hướng dẫn cách tu tập thiền, nhưng người này đă hiểu rơ mục đích của thiền để chế ngự các phiền năo, làm cho tâm được trong sạch thanh tịnh, thi` người đó mặc dù không được đến trường không được sự hướng dẫn của các thiền Sư, nhưng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đi đứng hoặc nằm hoặc ngồi, lúc nào người đó cũng có được tư tưởng để đoạn trừ những ác bất thiện pháp v.v... thi` như vậy người đó không hành thiền nhưng vẫn có tư tưởng thiền. 

 

Điều này chúng tôi thí dụ trường hợp cho những người học ly' pháp A Tỳ Đàm hay người có nhận xét theo tư tưởng A Tỳ Đàm nó cũng tương tựa như vậy, chúng tôi xin được dứt lời ở đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Minh Hạnh Biên Soạn


Mọi liên lạc xin gởi về Minh Hạnh