www.dieuphap.com

 
Trang Pháp Đàm
Tháng 3 năm 2004
Câu Pháp Đàm  260
Câu Pháp Đàm  261
Câu Pháp Đàm  262
Câu Pháp Đàm  263
Câu Pháp Đàm  264
Câu Pháp Đàm  265
Câu Pháp Đàm  266
Câu Pháp Đàm  267
Câu Pháp Đàm  268
Câu Pháp Đàm  269
Câu Pháp Đàm  270
Câu Pháp Đàm  271
Câu Pháp Đàm  272



Hân Hoan Đón Chào
Chư Tôn Đức, Quí Phật Tử
Cùng Toàn Thể Đọc Giả Bốn Phương


Minh Hạnh thực hiện


Câu Pháp Đàm Số 261, Ngày 02 Tháng 03 Năm 2004

 

Ngày 02 tháng 03 năm 2004

 

Câu thảo luận: Phải chăng câu Phật ngôn số 1, nầy khẳng định tất cả nghiệp đều chắc chắn sanh quả?

 

Ư dẫn đầu các pháp

Ư chủ tri`, tạo tác

Nếu ngôn từ, hành động

Với tâm y' nhiễm ác

Khổ theo tựa bánh xe

Đi sau dấu chân bo`

(Việt dịch TT Giác Đẳng)

 

TT Trí Siêu giảng: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quí Phật tử, câu thảo luận số ba, phải chăng câu Phật Ngôn nầy khẳng định tất cả nghiệp đều chắc chắn sanh quả dị thục, bởi vi` chúng ta đọc trong mạch văn của bài kệ thi` chúng ta thấy rơ một điều "Nếu với y' ô nhiễm nói lên hay hành động, đau khổ sẽ theo sau, như bánh xe lăn theo dấu chân bo` kéo".  

 

Ở đây trong bài kệ Đức Phật Ngài thuyết là Ngài dựa trên duyên sự nhân chuyện của Tôn Giả  Cakkhupàla, một vị đă chứng quả ALaHán nhưng vẫn không thoát khỏi ác nghiệp trổ quả, nghiệp ở trong quá khứ mà Tôn Giả trong khi luân hồi sinh tử là một vị Thầy thuốc đă có ác tâm tạo thuốc nhỏ mắt để cho một người phụ nữ bị đau mắt vi` người này đă có tâm lường gạt ông Thầy thuốc, để rồi sau khi nhỏ thuốc vào, con mắt người thiếu phụ này đă bị mù.  Vi` việc đó mà Tôn Giả  Cakkhupàla ngay trong hiện tại đă bị quả, bị mù mắt mặc dù là bậc thánh nhân. 

 

Thi` ở đây chúng tôi xin được nói lên điểm này để quí vị thấy là Đức Phật Ngài thuyết giảng khế cơ, khế ly', Ngài phải tùy theo trường hợp mà Ngài giải thích ngay vấn đề đó, chứ không nói giông dài qua một khía cạnh khác, Ngài làm như vậy để cho người nghe dễ dàng lănh nhận  và họ đi thẳng vào vấn đề, họ nhận hiểu ngay một vấn đề và có lẽ chính vi` ly' do này trong những thời pháp thoại Đức Thế Tôn thuyết giảng đều có hiệu năng để giúp cho người nghe thành tựu thánh quả từ Tu Đà Hườn cho đến ALaHán.

 

 Co`n như ngày nay chúng ta đă được nghe những vị Pháp Sư, những vị giảng Sư lên thuyết pháp, vi` các vị theo thời gian một bài pháp cần phải có đầy đủ chi tiết cho nên một vấn đề mà các vị có thể mổ xẻ ra nhiều chi tiết và nhiều khía cạnh làm cho người nghe họ cảm thấy lúng túng, khi họ phải hiểu ở khía cạnh này, rồi họ lại phải hiểu ở khía cạnh khác, rồi lại phải hiểu ở khía cạnh khác nữa, làm như vậy thi` chúng ta dường như có vẻ làm cho y' nghĩa của pháp ở đâu cũng trúng cả, nói vấn đề nào cũng đúng hết.  Nhưng thật ra thi` phải nghiên cứu để học hỏi, thi` chúng ta học hỏi được, nhưng nếu để nhất tâm suy quán và thấu triệt vấn đề để sanh khởi đạo quả, có lẽ với bài pháp giảng rộng như thế, nhiều khía cạnh như thế sẽ khó có thể làm cho thính chúng được giác ngộ, đó là vấn đề thứ nhất mà chúng tôi xin được nói ở đây.

 

Vấn đề thứ hai nhân câu thảo luận này chúng tôi xin được tri`nh bày vi` bài kệ Đức Phật Ngài thuyết dựa trên duyên sự thôi, cho nên ở đây chúng ta không thể khẳng định rằng Đức Phật đă thuyết như thế có nghĩa là tất cả nghiệp đều chắc chắn sanh quả dị thục, tại sao chúng tôi nói như vậy? Bởi vi` trong ATỳ Đàm bộ Abhidhammattha Sangaha khi đề cập đến chương nói về nghiệp, thi` giải thích 12 loại nghiệp trong đó có 4 loại nghiệp là: hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp. 

 

Vô hiệu nghiệp (ahosi kamma) tức là sự mất khả năng trổ quả của các nghiệp thiện hay là nghiệp ác, như thế có nghĩa là khi một tâm sanh khởi, mặc dầu chúng ta nói rằng trong tất cả lộ tri`nh tâm diễn tiến đều có tâm động lực thiện hay là bất thiện.  Tâm động lực thiện hay bất thiện trong đó có cetanà và được phân định rằng tâm động lực thứ nhất cho quả hiện tại gọi là hiện báo nghiệp, động lực thứ bảy có khả năng cho quả đời thứ hai tiếp nối theo kiếp sống này gọi là sanh báo nghiệp và 5 đổng lực giữa có khả năng cho quả từ đời thứ ba trở đi gọi là hậu báo nghiệp(aparàpariyavedańya).

 

 Nhưng khi nào tâm tạo hiện nghiệp động lực nó không có cơ hội trổ quả thi` trong trường hợp này được gọi là vô hiệu nghiệp (ahosi kamma). 

 

Như vậy thi` chúng ta nên hiểu rằng không phải tất cả nghiệp đều chắc chắn sanh ra quả dị thục, nếu như tất cả những tư tưởng, những tâm đổng lực trong đời sống hàng ngày của chúng ta đều có thể tác thành quả dị thục  thi` bởi vi` tư tưởng của chúng ta, ngoại trừ ra trong lúc chúng ta ngủ bằng tâm hộ kiếp thi` lúc đó tâm không tạo nghiệp thôi. 

 

Và trong đời sống bi`nh nhật khi chúng ta thức dậy cho đến đêm trước khi chúng ta ngủ lúc nào tâm khách quan cũng sanh khởi, và tâm động lực liên tục một khảy móng ta tâm liên tục hàng triệu triệu sát na, trong hàng triệu triệu sát na đó nếu chúng ta chia ra lộ tâm thi` ở đây có hàng trăm ngàn lộ tâm và mỗi một lộ tâm như vậy có bảy sát na động lực, nếu chiếu theo nghiệp mà bảy sát na động lực này tác thành nghiệp để cho quả đời hiện tại, quả đời tương lai, thi` trong trường hợp này chúng ta hết sức là nguy hiểm, và chúng ta khó ti`m thấy sự an vui, sự đau khổ nó sẽ dày vo` chúng ta, giống như là chúng ta đang ở trong một căn nhà đang cháy đỏ, không có một chỗ hở nào để cho gió hay là mát.

 

Vi` vậy cho nên ở đây chúng ta nên hiểu rằng nghiệp mà chúng ta đă làm cũng có thể là nó trổ quả, nhưng nếu nó gặp một quả dị thục, nó gặp một loại nghiệp khác đối lập mạnh hơn, có công xuất thù thắng hơn thi` nó sẽ lấn lướt làm cho quả nghiệp của nghiệp này không thể trổ sanh được, hoặc giả là có những tâm tạo nghiệp như là đổng lực thứ nhất, nhưng sau đời sống này cố gắng làm sao để vượt qua khỏi đời sống này, thi` những tâm đổng lực đó nó vô hiệu nghiệp , gọi là vô hiệu quả, vô hiệu nghiệp và cũng vô hiệu quả.

 

Như vậy thi` trong đời sống hàng ngày của chúng ta mặc dù chúng ta khởi nên tâm thiện, tâm bất thiện đều có.  Nếu tâm bất thiện chúng ta khởi lên nhiều, chúng ta cũng đừng có sợ hăi lắm, sợ e rằng những tâm bất thiện đó nó sẽ trổ sanh ra quả, chúng ta yên trí, nếu chúng ta biết rằng ác nghiệp hay bất thiện nghiệp, bất thiện tâm mà chúng ta đă sanh khởi nhiều trong một ngày thi` lập tức chúng ta hăy sử dụng đến tâm thiện và chúng ta tạo nhiều nghiệp lành để cho tâm thiện sanh khởi liên tục nhiều hơn số lượng của tâm bất thiện sanh khởi trong ngày hôm đó thi` chúng ta sẽ tránh được hậu quả do tâm bất thiện tạo ra,.

 

Thật ra thi` cho đến khi nào chúng ta chứng ALaHán quả đă viên tịch Niết bàn, gánh nặng đă đặc xuống sau đời sống này không co`n đời sống khác, việc nên làm đă làm thi` lúc đó chúng ta mới hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của vấn đề nghiệp qủa.  Ở đây chúng tôi xin được trả lời câu thảo luận số 3 như vậy.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.





Mọi liên lạc xin gởi về Minh Hạnh