Nếu
quán sát ngay cả một khoảng nhỏ nhoi trong phạm vi rộng lớn của đời sống,
chúng ta đối diện với nhiều h́nh thức sống
động khác nhau, bao quát đến nổi không sao diễn
tả hết. Tuy nhiên ba đặc điểm căn bản
có thể được nhận thức như là chung cho các pháp có tri giác, từ một con vi
khuẩn đến loài người, từ những cảm
giác đơn sơ nhất đến những tư
tưởng của một thiên tài sáng tạo.
- Vô
thường hoặc là sự thay đổi
- Khổ
hoặc là sự bất măn.
- Vô ngă hoặc
là không có thực chất.
Ba sự
thật căn bản này đă được Đức
Phật- Bậc hiểu biết thế gian (
Lokavidū - Thế gian giải) t́m thấy đầu
tiên và giải rơ trên 2500 năm trước.Trong thuật ngữ
nhà Phật, chúng được gọi là là tam tướng
( ti-lakkhana) - những tướng hoặc dấu hiệu cố
định của các pháp sinh thành, "tam tướng
này" đă ghi dấu ấn ngay trên bộ mặt của
đời sống.
Vô thường
và vô ngă trong tam tướng áp dụng trực tiếp vào sự
sống vô tri cũng như hữu tri, v́ mỗi thực thể
cụ thể do chính bản chất của nó phải chịu
sự thay đổi và không có thực chất. Khổ, đặc điểm thứ hai dĩ
nhiên chỉ là kinh nghiệm cho loại hữu t́nh.
Nhưng Đức Phật áp dụng tướng khổ
cho tất cả pháp hữu vi, trong ư nghĩa rằng, đối
với chúng sanh, các pháp do duyên sanh là một nhân tiềm tàng
của kinh nghiệm đau khổ và trong bất cứ
trường hợp nào đều bất lực trong việc
kéo dài sự thỏa măn. Do vậy cả ba pháp thật sự
là những tướng phổ biến thuộc về kể
cả những ǵ bên dưới hoặc vượt lên trên
phạm vi nhận thức b́nh thường
của chúng ta.
Đức
Phật dạy rằng đời sống chỉ có thể
được hiểu đúng nếu những sự thật
căn bản trên được thấu hiểu và trí này
phải hiện khởi, không những về mặt luận
lư, mà c̣n phải đối đầu với kinh nghiệm
bản thân. Trí tuệ minh sát là yếu tố giải thoát
cơ bản trong đạo Phật, chủ yếu ở
sự chứng nghiệm ba tướng này, khi
ta áp dụng vào tiến tŕnh danh sắc, được
đào sâu và già dặn hơn trong thiền quán.
Thấy
các pháp như thực nghĩa là thấy chúng một cách nhất
quán căn cứ vào tam tướng. Không thấy chúng theo
cách này, hoặc tự đánh lừa về thực tại
và phạm vi ứng dụng chúng, là dấu hiệu xác định
của vô minh và tự bản thân vô minh là nguyên nhân tiềm
tàng của đau khổ, nó đang dệt mạng lưới
mà con người mắc kẹt vào - mạng lưới của
những hy vọng hư ngụy, những ham muốn hăo
huyền và tai hại, những ư hệ lừa dối và mạng
lưới của những giá trị và mục đích sai
lạc.
Sự tảng
lờ hoặc xuyên tạc ba sự thật căn bản
cuối cùng chỉ dẫn tới chán nản, thất vọng
và tuyệt vọng. Nhưng nếu chúng ta học
hỏi để nh́n xuyên thấu những vẻ ngoài lừa
dối và quán chiếu tam tướng, điều này sẽ
tạo ra lợi ích bao la, vừa là trong đời sống
hằng ngày vừa là trong sự phấn đấu nội
tâm của chúng ta. Ở mức độ
hợp thế, sự liễu tri về vô thường, khổ
và vô ngă sẽ mang lại cho chúng ta một cách nh́n lành mạnh
hơn về đời sống. Nó sẽ giải
thoát chúng ta khỏi những mong cầu hăo huyền, ban cho
ta ḷng can đảm chấp nhận khổ đau và thất
bại, bảo vệ ta chống lại sự quyến rũ
của những giả thuyết và tin tưởng lừa
dối.. Trong sự truy t́m
siêu thế, trí về tam tướng sẽ là rất cần
thiết. Kinh nghiệm thiền quán về
tất cả hiện tượng khi gắn liền với
tam tướng sẽ buông xả và cuối cùng cắt
đứt những ách phược buộc trói chúng ta vào một
sanh hữu mà chúng ta vọng tưởng là thường, lạc
và ngă. Với tỉnh giác phát triển, tất cả
pháp bên trong và bên ngoài sẽ được thấy theo thực
tính của chúng : thay đổi không ngừng,
ràng buộc với khổ và không có cốt lơi, không có một
linh hồn trường cửu hoặc thực chất
không thay đổi. Do thấy như vậy, ly tham sẽ
phát triển, mang lại sự giải thoát vĩ
đại ra khỏi ngă chấp và đưa tâm đến
cứu cánh Niết bàn, chấm dứt đau khổ.