Trong thế giới đạo Phật
ngày hôm nay, có nhiều sự thảo luận trong số những
hành giả về sự thích đáng của thiền (Jhana)
(sẽ giải thích bên dưới). Câu hỏi thứ nhất
thường được đưa ra là "Có phải
trước tiên người ta chứng thiền rồi mới
được giác ngộ hoàn toàn (Arahant), hay là có thể đạt
tới mục tiêu tối thượng mà không cần có bất
cứ kinh nghiệm thiền (Jhana) nào?"
Những người đặt câu hỏi
này bản thân họ thường là chưa có kinh nghiệm
thiền (Jhana). Thật là khó khăn để làm những
ǵ cần thiết cho sự chứng nghiệm thiền, do đó
hầu hết những người nêu câu hỏi này muốn
được trả lời rằng thiền không phải
là cốt yếu. Họ muốn người ta bảo rằng
sự khiếm khuyết của họ không phải là chướng
ngại. Họ muốn có một con đường nhanh
chóng và dễ dàng đưa đến Niết Bàn. Những
người như vậy sẽ dễ hài ḷng và thậm
chí đầy cảm hứng bởi một vị thầy
là người đă nói với họ những ǵ họ muốn
nghe một cách tùy tiện - rằng những trạng thái
Jhana này là không cần thiết - và họ sẽ theo sự
giảng dạy này bởi v́ nó tiện lợi thích hợp.
Rủi thay, chân lư th́ ít khi thích hợp, và hiếm khi phù hợp
với những ǵ chúng ta muốn nghe.
Mặt khác, một hành giả quen thuộc
với các thiền (Jhanas) sẽ nhận diện được
chúng như là những trạng thái an lạc của sự
buông xả và chính là ở ngay nơi kinh nghiệm buông xả
mà người ta hiểu biết sự thích đáng của
các thiền.
Sơ thiền là kết qủa tự
nhiên của sự buông xả sự dính líu với dục lạc
(Kama sukha), có ư nói tất cả sự dính líu do duyên dục
lạc, ngay cả chỉ là cảm giác dễ chịu, trong
lănh vực của năm căn môn bên ngoài (thấy, nghe, ngửi,
nếm, chạm). Trong sơ thiền, xuyên qua việc xóa bỏ
bền bỉ và hoàn toàn tất cả sự thích thú trong năm
căn này hành giả sẽ mất tất cả cảm
giác của thân và năm căn môn bên ngoài biến mất. Họ
trú hoàn toàn trong giác quan thứ sáu đó là tâm thanh tịnh và
tĩnh mịch trong cái hạnh phúc tràn đầy của một
nội tâm im lặng. Đức Phật gọi nó là "Hạnh
phúc xả ly" hoặc là hạnh phúc buông xả.
Nhị thiền là kết quả tự
nhiên của sự từ bỏ chuyển động rất
vi tế của sự chú ư hướng về (tầm) và nắm
chặt trên ( tứ) đối tượng tâm an lạc
này. Khi "sự giao động" cuối cùng này của
sự tác ư được buông xả, người ta kinh
nghiệm an lạc hân hoan nhiều hơn của một nội
tâm đầy tĩnh lặng (định - samatha), nơi
mà tâm hoàn toàn chuyên nhất và bất động.
Tam thiền là kết quả tự nhiên
của sự buông xả kích động vi tế của
chi thiền hỷ và Tứ thiền là kết quả tự
nhiên của sự buông xả chính chi thiền lạc, để
mà có được tâm xả bất động và thâm sâu
nhất.
Trong đạo Phật, kinh nghiệm,
không phải sự suy đoán, và ngay cả sự tin tưởng
ít mù quáng hơn, là tiêu chuẩn của trí tuệ. Hành giả
chỉ không thấu hiểu sự tĩnh mịch, hỷ,
lạc hoặc xả hoàn toàn có nghĩa ǵ cho tới khi họ
đă trở thành quen thuộc với các thiền. Nhưng
kinh nghiệm của các thiền, những giai đoạn
buông xả này, cho người ta sự hiểu biết trực
tiếp xuyên qua những danh pháp này, đặc biệt là lạc
(Sukha) và khổ (Dukkha).
Tương tự như con ṇng nọc đă
ở trong nước cả đời nhưng lại
không thể hiểu được nước bởi v́ nó
không biết ǵ khác hết. Thế rồi, khi nó lớn lên
thành con ếch, ra khỏi mặt nước và ở trên đất
khô, nó vừa biết tính chất của nước lẫn
đường lối vượt lên trên.. Trong trường
hợp ví von này, nước tiêu biểu cho sự khổ,
và đất khô tiêu biểu cho Thiền (không phải Niết
Bàn - con ếch vẫn c̣n giữ một chút nước trên
da của nó ở trên đất khô!), và đường lối
vượt lên trên tiêu biểu cho sự buông xả.
Theo cách này, sự hành thiền phơi
bày ra con đường tới diệt khổ. Hành giả
chứng thiền cuối cùng sẽ hỏi "Tại sao
những thiền này lại hạnh phúc một cách sâu sắc?
Họ sẽ biết được câu trả lời rành
mạch cho họ --"Bởi v́ chúng là giai đoạn
buông xả trạng thái mà bây giờ họ thấy là h́nh thức
vi tế của khổ đau!" Khi quen thuộc với
thiền và hiểu rơ nguồn gốc của an lạc trong
đó, người ta sẽ tự ḿnh đến để
thấy rằng tất cả lạc thú thế gian, tức
là, thuộc 5 căn môn bên ngoài (bao gồm dục) là khổ.
Sự dính mắc vào thân và những cảm giác mạo hiểm
của nó sẽ bắt đầu biến dần. Người
ta sẽ hiểu biết rơ ràng tại sao tất cả những
Đấng giác ngộ đều độc thân. Kế đó,
khi tiến lên những thiền cao hơn và quán sát tại
sao mỗi bậc thiền càng tiến xa th́ càng hoan hỷ hơn
và sau cùng hiểu rằng chính là v́ người ta buông xả
những dính mắc tinh tế trong tâm, như là những
dính mắc với hỷ, lạc và xả. Nó trở nên rơ
ràng rằng ngay cả những thiền này vốn là những
trạng thái tâm cao thượng nhất chỉ là những
h́nh thức tinh tế của khổ, bởi v́ khi buông xả
chúng, lúc đó nhiều khổ hơn cũng hết. Người
ta càng tiến cao hơn, th́ khổ càng được buông
xả nhiều hơn và xuyên qua quá tŕnh tiến triển này
th́ khổ được nhận biết. Người ta
không thể biết hoàn toàn chân lư về khổ và do vậy
không thể biết tứ thánh đế của Đức
Phật, ngoại trừ bằng sự buông xả khổ
xuyên qua kinh nghiệm thiền.
Do vậy, thật kỳ lạ, một
vài người gợi ư rằng việc hành thiền dẫn
đến dính mắc. Thực hành buông xả ra sao, làm thế
nào có thể dẫn đến dính mắc được?
Thực vậy, Đức Phật lặp đi lặp lại
nhiều lần rằng những thiền này không nên sợ,
nhưng phải phát triển, và khi những thiền được
miệt mài đều đặn chúng dẫn đến
Sotapanna (Tu-Đà-Hườn), Sakadàgàmi (Tư-Đà-Hàm),
Anagami (A-Na-Hàm), và Arahant (A La Hán), bốn giai đoạn giác
ngộ (coi trong kinh Thanh Tịnh (Pasadika Sutta) của Trường
Bộ kinh (Digha Nikaya).
Một khi sự giác ngộ hoàn toàn được
chứng đắc và tất cả dính mắc được
dứt bỏ, lúc đó sự buông xả trong thiền trở
thành tự nhiên như chiếc lá từ trên cây rơi xuống
đất. Thực vậy, khả năng buông xả hiện
tại và kinh nghiệm thiền là thước đo sự
hiểu biết như thực về pháp và sự không dính
mắc theo sau đó.
Minh Hạnh dịch thuật ngày
17/07/2005