Tâm định đạt được
qua việc hành thiền là dụng cụ đầu tiên cần
thiết trong việc nhận thức kịp thời khi sự
sân hận trổi dậy, khi những dấu hiệu cho thấy
tinh thần căng thẳng bắt đầu xuyên qua cơ
thể. Tôi không thể nào diễn tả hết được
sự quan trọng của việc nhận thức kịp
thời này. Khi việc hành thiền của bạn được
tinh tấn, bạn sẽ nhận thức rõ ràng đặc
tính của sự sân hận, bản chất của nó, phẩm
chất của nó, và sự sôi xục của nó. Đối
với một số người sự tinh tấn này đạt
được khá dễ dàng, trong khi đối với một
số người khác đó là việc rất khó khăn để
tập luyện vì những sân hận mà họ trãi qua là kết
quả của tính tình nóng nảy của họ. Tuy nhiên, thật
là dại dột nếu bạn chán nãn, bỏ cuộc. Bạn
hãy tự nhắc nhở bạn là sự hành trì thiền là
một liều thuốc trị bá bịnh và với sự
cố gắng, bạn sẽ đạt được kết
quả. Một số thiền sinh đã thành công trong việc
gạt bỏ hết được tính nóng giận, trong
khi một số thiền sinh khác thành công trong việc khống
chế được những nổi tức tối sôi xục
trong lòng. Nhân dịp này, nơi đây tôi giải thích tường
tận về tiến tình thiền định để việc
hành trì của bạn co' thể gặt hái được kết
quả như y'.
Thứ nhất, bạn phải hoàn toàn
nhận rõ được ti`nh trạng tâm thức của bạn.
Sự nhận thức rõ ràng là cách điều trị tiên
khởi. Bạn hãy để ý coi sự giận dữ làm
thiệt hại cho bạn như thế nào, làm ảnh hưởng
đến sự bình tỉnh của bạn như thế
nào, làm tinh thần bạn căng thẳng đến mức
nào, chận đúng lại sự suy nghĩ chính chắn của
bạn ra sao. Bạn hãy tự nhủ rằng " Giận
dữ chỉ làm thiệt thòi cho ta mà thôi."
Thứ hai, bạn phải nhận ra rằng
" Sự giận dữ này không phải do kẻ khác gây
ra, nhưng đó chính là kết quả của cái ngã của
bạn đã vô tâm phản ứng lại một việc
gì, mà một người nào đó đã nói hay đã xử
sự với bạn." Khi đạt được sự
nhận thức này, bạn sẽ thấy được
những hậu quả gì sẽ gây ra do sự giận dữ
của bạn đối với kẻ khác. Hãy nhắc nhở
bạn rằng bạn cảm thấy như thế nào khi
một người nào đó trút cơn giận lên bạn. Điều
này rất là hữu ích. Nên nhớ rằng sự đau khổ
gây ra bởi sân hận tạo nên phiền não cho kẻ tạo
nghiệp. Sự giận dữ bùng ra hầu như luôn luôn
được nối tiếp bằng các điều sai quấy.
Hãy nghỉ tới nghiệp báo khi bạn gây đau khổ
cho kẻ khác. Nên biết rằng ý nghỉ của bạn về
phòng thủ và tự vệ đều là bản ngã chung của
con người. Như vậy thì bạn nên để cho sự
việc tiến triển theo lẽ tự nhiên. Không nên chối
bỏ nó. Hãy co' lòng bao dung đối với kẻ khác; hãy
biết rằng mọi người phải chịu ảnh
hưởng về nghiệp báo do chính mình gây nên. Sự nhận
thức khôn ngoan sáng suốt này rất phù hợp với cái
NGỘ trong đạo pháp.
Đừng lo lắng nếu người
ta không để ý tới bạn. Đừng trông cậy
vào kẻ khác chăm sóc bạn, mà hãy tự chăm sóc lấy
bạn. Hãy học hỏi qua việc hành trì để tự
coi bạn là một người hiến thân cho đạo
pháp, người đang khổ công hướng đến
an lạc. Với sự tinh tấn về bao dung và an lạc
trong đạo pháp, bạn sẽ thấu hiểu luật
nhân quả và sẽ không cần đến phản kháng nữa.
Hãy nhớ rằng bạn là người tạo ra cuộc
sống của chính bạn. Bổn phận của bạn
là phát huy sự sáng suốt để đưa bạn tới
an lạc, hài hoà, phóng khoáng, và cứu rỗi tâm hồn. Phát
huy tâm định tới mức độ cần thiết
thật không dễ dàng nhưng đó là cách thức cảnh
giác để kịp thời biết được bạn
đang ở trong mức độ bực tức nào trước
khi sự giận dữ bùng lên.
Khi một người nào đó co' hành động
thù địch hay có tính cách gây tổn thương cho bạn,
bạn có thể cảm thấy bị lúng túng. Đức
Phật Ngài dạy rằng trong những trường hợp
sự an lạc của bạn bị đe dọa, bạn
có ba cách để xử sự. Thứ nhất, bạn phải
thông suốt vấn đề để rõ trở ngại
là cái gì, kế tiếp bạn phải quyết định
cách hành xử của bạn và bạn phải thấy rõ hiệu
quả của cách hành xử đó. Nếu ti`nh trạng vẫn
tiếp tục tồi tệ thi` cách hành xử thứ hai của
bạn là phải lánh xa ra khỏi môi trường thù nghịch
đó, nếu bạn có thể làm được. Cuối
cùng, nếu bạn không thể thóat khỏi môi trường
đen tối đó thì bạn hãy đối diện với
nó một cách khách quan. Điều quan trọng phải nhận
rõ là bạn không thể nào đối diện và giải quyết
vấn đề với ý nghỉ chủ quan của bạn.
Bạn hãy để cái ngã qua một bên. Trong suốt cuộc
sống, chúng ta đã quen thuộc hành xử theo bản ngã,
bởi vậy không phải một sớm một chiều
mà chúng ta có thể phá bỏ đuợc cái ngã đã cẩn
sâu trong tâm khảm chúng ta. Mặc dù bạn thấu hiểu
và tin tưởng những điều hướng dẫn
nơi đây là đúng, nhưng rồi bạn có cố gắng
cách nào đi nữa cũng có những trường hợp
nóng giận xảy ra mà bạn không thể nào đè nén được.
Phải làm gì đây? Dĩ nhiên, câu trả lời là phải
sáng suốt và hiểu biết, phải bình tỉnh, phải
nhớ tới nhân quả, phải bớt đi tự ái,
phải cố gắng dằn lòng để chấp nhận
tình trạng không thể tránh được. Đức Phật
đã dạy rằng người dẫn dắt bạn và
cũng là bậc thầy của bạn trong cuộc hành
trình này là Trung Đạo và Bát Chánh Đạo. Hãy học tập
và hành trì, rồi những cơn nóng giận của bạn
nếu không tan biến hết thì ít nhứt cường độ
cũng được giảm đi rất nhiều. Hãy nhớ
rằng, niềm an lạc chỉ tồn tại khi bạn
biết chấp nhận những sự việc của
chính nó và khi bạn biết làm thế nào để buông xã.
Không phải bạn chỉ ngăn cản không cho sự nóng
giận bộc phát mà còn phải ngăn ngừa cả nguồn
cội của nó; những nguồn cội này đã vô hình
chung thâm nhập vào thể xác ta hoặc thế giới tâm
linh của chúng ta.
Một cách khác để giải trừ
niềm sân hận là biến đổi hận thù thành yêu
thương. Việc làm này trước tiên cũng đòi hỏi
phải có nhận thức. Để am hiểu được
tình trạng, bạn hãy nhận ra những cảm giác của
chính bạn về sợ hãi, đố kỵ, hoặc thù
ghét, và bạn phải có đủ sáng suốt để thấy
rằng bất cứ phản ứng nào do bạn gây ra cũng
sẽ tạo cho bạn một nghiệp quả. Với sự
nhận thức này, bạn sẽ trở nên an lạc hơn,
và lòng thương người cùng sự bao dung sẽ nẩy
nở. Bạn hãy phát triển lòng thương người
bằng cách này cho tới khi nào bạn đạt được
sự chuyển hóa, thay thế hận thù bằng tình thương.
Bạn hãy tiếp tục con đường này rồi bạn
sẽ đạt được hoan hỉ và tự tin. Tâm
bạn sẽ không còn dư chỗ để chất chứa
bất mãn. Đây là con đường đưa đến
Bồ Đề tâm. Sự hành trì như vậy sẽ dẫn
tới giác ngộ.
Có những rắc rối tương đối
dễ giải quyết chỉ cần tìm được
nguyên nhân gây ra nó. Không nên lầm lẫn, hồ đồ
khi những rắc rối này xảy ra, chỉ cần cố
gắng tìm xem việc gì đã tạo nên trong tâm ta những
cảm giác ghét bỏ, giận dữ, căng thẳng, tức
tối, v.v... Đức Phật dạy rằng nơi nào
có quả thì nơi ấy luôn luôn có nhân. Sự giận dữ,
tức tối bùng lên chỉ thuần túy là cái quả của
một cái nhân. Trong cái nhân này bạn sẽ tìm được
giải đáp cho vấn đề.
Cuối cùng: Hãy hành trì cho việc định
tâm được tinh tấn cho tới khi bạn không còn lưu
luyến tới thế giới, tới địa vị,
tới quyền lợi nữa. Đức Phật dạy
rằng hầu hết các vấn đề khó khăn của
chúng ta xảy ra là vì chúng ta cố nắm giữ, ràng buộc,
thèm khát, bám víu. Hãy liên tục nhắc nhở bạn rằng
không có gì ngoài đạo pháp. Tất cả đều sẽ
trở về với cát bụi. Những sự ràng buộc
sẽ gây nên đau khổ. Tất cả đều bị
hũy diệt. Vì có sự ràng buộc nên mới nảy
sinh ra lầm lẫn, ích kỹ. Tất cả mọi hiện
tượng trong trời đất đều nằm trong
tiến trình của sinh và diệt. Tất cả đều
mang bản chất của vô thường, khổ, và vô ngã.
Do vậy, mỗi khi tức giận, căm
hờn, lo âu, hay căng thẳng khởi lên, hãy để
yên cho nó dâng lên. Hãy hiểu rõ bản chất của nó mà
không nên có phản ứng. Hãy thâu nhận kinh nghiệm cho
chính bản thân bạn để biết rõ niềm sân hận
dâng lên như thế nào, và để thấy rõ niềm sân
hận tan biến như thế nào khi ta không đụng tới,
không xen vào. Khi đạt được tinh tấn trong việc
hành trì này, bạn sẽ thoát ra khỏi vòng tục lụy.
Tôi hy vọng rằng những gì tôi viết
ra nơi đây sẽ giúp được bạn trong sự
hành trì thiền định và nhờ đó bạn có thể
thoát ra khỏi sự đau khổ của sân hận.