Phẩm 25: Đời Sống Xuất Gia - Phẩm Tỳ Khưu (Bhikkha-Vagga) - Dẫn Nhập
 Tỳ khưu Giác Đẳng

   
  Đời Sống Xuất Gia
   
 

 

 

1. Tỳ Khưu nghĩa là ǵ?

2. Phải chăng chỉ có đời sống xuất gia mới được giải thoát?

3. Quan hệ giữa cá nhân một tỳ khưu và Tăng già như thế nào?

4. Đời sống xuất gia có phải là một cơ hội mở rộng cho tất cả mọi người không?

5. Khi nói tu giới định tuệ, chữ giới đó có đ̣i hỏi là giới luật của hàng xuất gia không?

 

 
Bài Đọc Thêm
 
 

Một thành viên của Tăng-già

Thích Chơn Thiện

-ooOoo-

1 . Ư nghĩa khái quát

Một thành viên của Tăng-già là một người đă từ bỏ cuộc sống gia đ́nh, xin gia nhập Giáo đoàn, sinh hoạt, tụ tập theo giới luật và giáo lư của đức Phật để cuối cùng chứng đắc giải thoát. Đấy là sự xuất gia, thọ giới làm Tỳ-kheo. Dù là đệ tử tại gia hay là Tỳ-kheo trong Giáo đoàn đều là đệ tử của đức Phật, nhưng vị Tỳ-kheo là h́nh ảnh tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất của người Phật tử. Đời sống tu sĩ thuận lợi hơn nhiều so với đời sống cư sĩ để chứng đắc giải thoát.

Giới luật mà một Tỳ-kheo phải hành tŕnh so với giới luật của một cư sĩ th́ phong nhiêu nghiêm khắc hơn nhiều. Về h́nh thức, đời sống tu sĩ mẫu mực hơn, g̣ bó hơn, thanh cao hơn đối với tại gia. Giới luật là để hỗ trợ cho việc tu tập, rút ngắn thời gian tu tập để giải thoát cho nên theo đúng giới luật không phải là dễ. Rất nhiều tu sĩ, sau một thời gian nỗ lực tu tập, đă phải hoàn tục. Trong thời đức Phật, ngay cả dưới sự lănh đạo, giáo dục của Ngài, cũng có nhiều Tỳ-kheo đă phải hoàn tục. Những khó khăn về cuộc sống vật chất, những giới luật phải tuân theo, cộng với những thói quen cũ trong nếp sống, trong tư tưởng, t́nh cảm ... không dễ ǵ vứt bỏ được, đưa đến những thối thất hoặc những bất an, xao xuyến, những ẩn ức tâm lư c̣n có thể trở ngại cho việc tu tập của Tỳ-kheo c̣n hơn là trường hợp của một cư sĩ tại gia rất nhiều. Do đó,, quyết định xuất gia là một ư nghĩa lớn lao, một sự việc rất quan trọng đối với bản của một người, một sự dấn thân vô cùng can đảm, một sự đặt để thân mạng...

Tăng-già là một khối cộng đồng chặt chẽ của các Tỳ-kheo. Sống chung ḥa hợp là một đặc trưng lớn nhất của Tăng-già Phật giáo. Tất cả những tổ chức, sinh hoạt, những cơ sở giới luật, lễ lạc ... đều biểu hiện tính sống chung ḥa hợp và lấy sự sống chung ḥa hợp làm mục tiêu tổ chức. Phẩm chất của Tăng-già tùy thuộc vào phẩm chất của từng thành viên và trong ư nghĩa hữu cơ của Tam Bảo (Triratna), Tăng-già mất phẩm chất th́ không thể hiện được Phật Pháp. Tăng-già không c̣n th́ Phật giáo bị mất đi vậy! Từ đó đặt ra vấn đề thận trọng trong việc tiếp nhận thành viên vào Tăng-già, và bổn phận theo dơi, bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ các thành viên trong tu tập.

Thủ tục thâu nhận các thành viên mới vào Tăng-già, tức việc cho phép họ thọ giới, việc truyền giới (đứng về phía Tăng-già) hay việc xin gia nhập Tăng-già, xin thọ giới (đứng về phía đương sự xin xuất gia) có nghĩa là một sự phát triển Tăng-già, và đứng về mặt cá nhân, quan trọng hơn, là một bước ngoặc mới, và một con đường mới có tác dụng lớn lao về tâm linh của người thọ giới.

Được gia nhập Giáo đoàn, vị Tỳ-kheo bấy giờ là một thành viên của Giáo đoàn, sinh hoạt, tụ tập trong một cộng đồng, lệ thuộc vào cộng đồng và có bổn phận nối kết các thành viên khác trong cộng đồng thành một khối thống nhất. Mặc dù việc đạt cứu cánh tối hậu luôn luôn vẫn là nỗ lực tự thân, là kết quả của những bước đi của tâm linh, đơn độc, âm thầm, có khi rất phiêu hốt chơi vơi, nhưng hoàn cảnh của những đơn vị cá nhân đồng bộ cho sự hỗ tương qua lại giữa cái riêng và cái chung luôn luôn được thể hiện đối với từng cá nhân. Người tu sĩ thọ Tam quy (Phật, Pháp, Tăng); ngôi Tam Bảo là nơi nương tựa của mọi Phật tử, là một thực thể tam tính, mỗi chi phần đều bao gồm hai chi phần kia. Người Tỳ-kheo, quy y Tam Bảo, thể hiện Tam Bảo, hiển nhiên phải đầy đủ đặc tính của Tăng Bảo và phải nỗ lực thể hiện đồng nhất với Phật Bảo và Pháp Bảo.

Chúng ta sẽ theo dơi bước đường của một người xin gia nhập Giáo đoàn, sinh hoạt trong Giáo đoàn gồm học hành, tu tập giảng dạy thông qua việc thực hành Giới, Định, Tuệ.

Phần tŕnh bày dưới đây là tổng hợp một số chi tiết trong các kinh điển, luật tạng ... Những chi tiết ấy có thể không được hoàn toàn chính xác v́ một số được viết sau thời Phật khá lâu, có thể có những thêm bốt theo thời gian, nơi chốn ... phần tŕnh bày chỉ là những sơ phác, giúp ta phần nào hiểu được đặc điểm sinh hoạt Tăng-già thời đức Phật.

2. Gia nhập giáo đoàn

Trong những năm đầu từ khi Giáo đoàn được thành lập, giới luật chưa được đức Phật ban hành, việc gia nhập Tăng đoàn tương đối đơn giản. Điều ấy dễ hiểu v́ những vị Tỳ-kheo đến với đức Phật vốn đă có căn cơ, tŕnh độ tu tập đă vững vàng, tâm linh đă được chuẩn bị đầy đủ, chỉ nghe đức Phật giảng một lần hay vài lần đă chứng quả được liền, ví dụ nhóm năm Tỳ-kheo Tôn giả Kiều-trần-như, nhóm Da-Xá, anh em Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, v.v... Đấy là những vị được nhận vào Giáo đoàn bằng lời phán của đức Phật: "Lại đây, này Tỳ-kheo!" được gọi là những "Thiện lai Tỳ-kheo". Ngoài ra c̣n có nhiều vị do nhân duyên, gặp đức Phật, sau vài lời đối đáp đă bừng ngộ mà xác nhận ngay: "Đây là bậc Đạo Sư của tôi", như trường hợp của Ma-ha Ca-diếp; hoặc có nhiều do khéo trả lời các câu hỏi của đức Phật, được ngộ lư trong khi được hỏi, liền cầu xin Phật cho phép được gia nhập Giáo đoàn theo lời phán trên đây của đức Phật, đều được gọi là "Thiên lai Tỳ-kheo".

Về sau, Tăng-già đă có số lượng đông đảo. Việc thu nạp đệ tử mới của các Tỳ-kheo trong Tăng đoàn có phần dễ dăi, thiếu sự chọn lọc, đưa đến sự việc Tăng-già ở vài nơi không được hoà hợp, nhiều Tỳ-kheo thối thất, buông lung thiếu cương kỷ, nhiều người hoàn tục ... Từ đó, việc gia nhập Giáo đoàn trở nên khó khăn hơn, đ̣i hỏi nhiều điều kiện hơn, nhất là khi Giới luật được h́nh thành càng lúc càng nhiều để đáp ứng yêu cầu thanh tịnh, ḥa hợp trong Tăng-già giữa số lượng rất đông các Tỳ-kheo đệ tử đức Phật.

Muốn xin xuất gia, thọ giới, gia nhập đoàn, trước hết đương sự phải có đủ trí khôn để ư thức đứng đắn về quyết định xuất gia của ḿnh, có một số hiểu biết cơ bản để tương đối nắm được giáo lư, nhận rơ được điều hay, những lợi lạc của nơi mà ḿnh nương tựa. Đương sự phải có đầy đủ sức khỏe để chịu đựng cuộc sống bần hàn của một tu sĩ như mưa nắng, nóng lạnh, thời tiết thất thường, ăn uống đạm bạc, ngủ nghỉ giới hạn ... Đương sự phải có tinh thần vững vàng, kiên tŕ chịu đựng mọi thử thách. Đương sự phải không bị ràng buộc bởi hoàn cảnh gia đ́nh, địa vị xă hội ...

Luật tạng kể lại nhiều trường hợp một số Tỳ-kheo tuổi cỡ mười bảy, mười tám khóc lóc v́ không được ăn bữa tối; nhiều người bị cha mẹ hay người thân đến níu kéo, nhiều người bị ẩn ức v́ t́nh dục đă phải quyết tự tử hoặc hoàn tục...

Các bộ luật (Tứ phần, Ngũ phần) c̣n quy định rơ ràng đương sự phải không mắc vào mười ba chướng ngại gọi là chướng pháp hay già nạn (Antàrayikadharma). Tác dụng của những chướng pháp này được giải thích theo nhiều cách nhưng tựu trung, chúng làm trở ngại cho việc tu tập của đương sự và của Tăng-già. Mười ba chướng Pháp ấy là:

1. Phạm biên tội: từng xuất gia và đă phạm 4 điều trọng cấm nên bị tẩn xuất.
2. Phá tịnh hạnh của Tỳ-kheo ni: tức trường hợp hành dâm liên hệ Tỳ-kheo ni.
3. Tặc trú: mượn danh nghĩa Tỳ-kheo, giả làm Tỳ-kheo để hưởng lợi.
4. Phá nội ngoại đạo: từng theo ngoại đạo, đến xin làm Tỳ-kheo rồi trở lại tu theo ngoại đạo rồi lại đến xin làm Tỳ-kheo.
5. Giết cha.
6. Giết mẹ.
7. Giết A-la-hán.
8. Phá ḥa hợp tăng: tự xưng ḿnh đắc chứng đạt, lôi kéo một số Tỳ-kheo theo ḿnh, gây chia rẽ trong Tăng-già.
9. Cố ư gây thương tích cho Phật
10. Bất năng nam: cấu tạo sinh dục không đầy đủ, từ đó có những tâm lư bệnh hoạn.
11. Phi nhân: không phải người (ư trỏ các chúng sinh ở cơi khác).
12. Súc sinh: loài vật.
13. Nhị h́nh: vừa có nam căn, vừa có nữ căn.

Ngoài các chướng pháp trên, một số tài liệu c̣n ghi thêm rằng người thọ giới phải có tướng mạo đàng hoàng, đầy đủ năm căn, không đui, què, câm, điếc, ngọng, không quá cao, quá thấp, không quá đen, không quá trắng. Các căn không đầy đủ có thể gây trở ngại cho việc tu hành, các điều kiện c̣n lại và kể cả điều kiện c̣n lại và kể cả điều kiện các căn có lẽ là để tránh sự gièm pha ác ư của một số người xấu hoặc của ngoại đạo, nhất là vào lúc mà Phật giáo đang vươn lên trong bối cảnh có rất nhiều giaó đoàn khác cùng song song tồn tại.

Ngoài những điều kiện trên, người xin thọ giới phải t́m một Tỳ-kheo mà ḿnh tin tưởng, cảm phục để xin được làm đệ tử. Ngoài một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo đầu tiên được đức Phật cho gia nhập giáo đoàn, c̣n rất nhiều vị khác cũng là những "Thiện lai Tỳ-kheo" do chính đức Phật thâu nhận, ít ra cũng khoảng ba năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, phần lớn các Tỳ-kheo sau này đều do các đại đệ tử thế phát, truyền giới, và trường hợp đức Phật nhận vào th́ Ngài cũng giao cho Tôn giả Sàriputta, Tôn giả Moggllàna và Tôn giả Upàli trực tiếp giáo dục. Chúng ta không thấy kinh miêu tả việc thu nhận đệ tử của các vị Trưởng lăo, nhưng Luật tạng th́: đấy là vị Tỳ-kheo giám hộ, vị thầy trực tiếp hướng dẫn việc học đạo, hành đạo của đệ tử, gọi là Ḥa thượng hay Ưu-ba-đà-da (Upàdhyàya). Ḥa thượng muốn thu nhận đệ tử phải là người có đủ mười lần an cư (mười năm, mười tuổi hạ), thông suốt kinh luật, có trí tuệ, có thể cung cấp vật chất cho đệ tử, được Tăng-già công nhận, cho phép được thu nhận đệ tử và mỗi năm chỉ thâu nhận được một đệ tử mà thôi. Trường hợp Trưởng lăo Upasena (Ưu-bà-tiên), em ruột Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất), khi mới trải qua hai mùa an cư, đă thâu nhận đệ tử; sau bị Phật quở trách.

Kế đến, vị Ḥa thượng thế phát phải lo thủ tục Tăng-già yết-ma (Sangha Kamma) tức là h́nh thức tác bạch, báo cáo sự việc, để xin tiến hành lễ thâu nhận đệ tử. Mới gia nhập vào Giáo đoàn, người xuất gia phải thọ giới Sa-di. Sa-di (Sramanera) là cấp bậc thấp nhất trong Giáo hội. Tuổi nhỏ nhất có thể được thu nhận là bảy tuổi, thường được giao giữ các việc lặt vặt để tập quen với đời sống tu hành như quét tước, dọn dẹp lều, sân, pḥng ốc cho sạch, hầu thầy hay giữ việc đuổi quạ (nhiều vùng ở Ấn Độ có rất nhiều quạ, thường gồm từng đàn, gây ồn ào và làm dơ các trú xứ, do đó mới có danh từ "Sa-di đuổi quạ" để chỉ các chú tiểu c̣n nhỏ). Nếu người tu từ mười bốn tuổi trở lên th́ được cho học tập đầy đủ phận sự của người xuất gia.

Từ hai mươi tuổi trở lên, người xuất gia đă được xem là chững chạc, đầy đủ cốt cách của một vị Tỳ-kheo nhưng chưa thọ Cụ túc giới.

Lễ thọ Sa-di giới được cử hành tương đối đơn giản, những chi tiết rườm rà có lẽ được thêm về sau. Trong thời Phật, thủ tục chỉ đ̣i hỏi vị thầy nhận đệ tử đủ tư cách, được Tăng-già chấp nhận cho thâu đệ tử. Vị Sa-di là người trải qua giai đoạn thử thách đầu tiên, chuẩn bị đời sống tu hành thanh tịnh với mười giới Sa-di như sau:

1. Không sát sanh.
2. Không trộm cắp.
3. Không dâm dục.
4. Không nói dối
5. Không uống rượu.
6. Không dùng các món trang sức.
7. Không ngồi nằm giường, ghế cao sang.
9. Không ăn khi không phải bữa.
10. Không cầm nắm, cất giữ vàng, bạc, tiền, châu báu...

Trong mười giới trên, năm giới đầu là của một người Phật tử tại gia, ba giới kế tiếp cũng được Phật tử tại gia thực hiện trong những ngày trai giới (Bố Tát - Uposatha), Thọ giới Sa-di được năm hay sáu năm, nếu có số tuổi tối thiểu là hai mươi, và trong quá tŕnh làm Sa-di, người xuất gia luôn luôn tỏ ra thanh tịnh, thăng tiến th́ vị ấy được cho thọ Cụ túc giới, nghĩa là giới bổn đầy đủ của một Tỳ-kheo, gồm hơn 150 giới như các tài liệu nguyên thủy và về sau (có bổn giới gồm 250 hay 270 giới).

Lễ thọ Cụ túc giới được nhiều bộ luật miêu tả rất phức tạp qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đại khái, người xin thọ giới được Ḥa thượng xét duyệt sau thời gian là Sa-di, có đầy đủ tư cách để có thể làm Tỳ-kheo, liền chuẩn bị cho ba y, bát khất thực và tọa cụ (tấm lót ngồi).

Ba y là: (1) An-đà-hội (Antàravàsa), gọi là y trong hay y dưới; (2) Uất-đà-là-tăng (Uttarasanga): y khoác ngoài, hay y trên; (3) Tăng-già-lê (Sanghàt́) gồm hai lớp, bao kín thân người. Y là loại phấn tảo, che bằng sợi vỏ cây, nhuộm màu vàng đất, tức màu hoại sắc. Y của Tỳ-kheo là thứ rất quan trọng v́ tượng trưng cho cả con người tu sĩ. Giới bổn Tỳ-kheo dành rất nhiều điều về y mà một Tỳ-kheo phải tuân theo.

Bát khất thực hay b́nh bát, hay Bát-đa-la (Pàtra) là đồ dùng để đựng thức ăn uống khi vị Tỳ-kheo thực hiện hạnh khất thực, thường bằng bất, bằng đồng, kích thước không quá lớn, không quá nhỏ, làm sao để vừa đựng thực phẩm đủ cho một bữa ăn (tức là toàn bộ thực phẩm trong một ngày).

Tọa cụ hay Ni-sư-đàn (Niśdana) là vật để lót ngồi, gồm nhiều lớp vải, cỏ ... kích thước được ấn định vừa đủ để dùng làm chỗ ngồi cho vị Tỳ-kheo.

Majjhima Nikàya 140 (Kinh Trung Bộ) có thuật lại một chuyện rất cảm động liên hệ đến y và bát của một vị Tỳ-kheo:

Một hôm đức Phật nghỉ đêm tại một nhà kho của một người thợ làm gốm, Ngài trông thấy nơi đây đă có một thanh niên đă đến trước Ngài. Trông vẻ cô đơn đáng mến của chàng, đức Phật hỏi xem v́ sao chàng bỏ nhà ra đi, học đạo với ai, ái mộ học thuyết nào, đấy là những câu hỏi mà các đạo sĩ, hành giả, khất sĩ ... vẫn thường hỏi nhau mỗi khi gặp nhau. Chàng thanh niên tên là Pukkusàti bảo rằng chàng theo gương đức Cồ-đàm, ngưỡng mộ lư thuyết của Ngài, Ngài là bậc Đạo Sư của chàng, chàng chưa bao giờ được gặp mặt nhưng chàng nghe nói Ngài đang hoằng hóa ở phương Bắc, tại thành Sàvatthi, đấy là đấng Giác Ngộ, Bậc A-la-hán. Đức Phật thuyết giảng cho chàng về chân lư, chàng rất cảm xúc, nhận ra đây chính là bậc Đạo Sư lư tưởng mà lâu nay chàng vô cùng kính mộ.

Pukkusàti tha thiết xin được gia nhập Giáo đoàn. Đức Phật hỏi xem chàng đă có y và bát chưa, và khi chàng đáp chưa th́ đức Phật dạy rằng chư Phật không từng chấp nhận cho ai vào Giáo đoàn mà không có y, bát. Pukkusàti liền chạy đi kiếm y, bát; nhưng rủi ro thay chàng bị ḅ húc chết. Được tin này, đức Phật tuyên bố rằng Pukkusàti đă ở vào ngưỡng cửa Niết-bàn và sẽ không bao giờ phải tái sinh vào cơi này nữa.

Câu chuyện trên nhằm thuật lại một niềm tin Phật, tin Pháp, tin Tăng của một người và sự giải thoát được do niềm tin mạnh mẽ ấy, và rơ ràng qua câu chuyện, ta cũng thấy được y và bát đối với một Tỳ-kheo, đệ tử Phật thật vô cùng quan trọng, biểu hiện, định h́nh cho nếp sống của một thành viên Tăng-già.

Khi đă chuẩn bị xong y, bát và tọa cụ cho đệ tử, v́ Ḥa thượng phải tác bạch trước chúng (Tăng-già yết-ma) để xin phép thọ giới cho đệ tử. Giới tử làm lễ thỉnh Giới sư, Ḥa thượng, thỉnh thầy Yết ma A-xa-lê dạy giáo lư, thỉnh Giáo thọ Luật ... Thường thường, tại các trú xứ mà Tăng-già chỉ gồm 5, 7 vị th́ Ḥa thượng bổn sư, A-xà-lê, Giáo thọ là một vị. Trường hợp Tôn giả Rahula (con ruột của Phật) thọ giới, đức Phật giao cho đại Trưởng lăo Sàriputta là Ḥa thượng, đại trưởng lăo Moggallàna làm A-xà-lê, và đại trưởng lăo Upàli làm Giáo thọ. Ít nhất trong mười năm đầu kể từ khi Giáo đoàn được thành lập, ba vị đại Trưởng lăo trên được đức Phật giao việc giáo dục hướng dẫn các Tỳ-kheo mới thọ giới và có thể cả về sau đó rất lâu nữa. Công lao dạy dỗ, tổ chức, điều giải trong giao đoàn, sau đức Phật, phải kể đến Tôn giả Xá-lợi-phất (Sàriputta).

Kể từ khi các Tỳ-kheo trong Giáo đoàn được phép thâu nhận đệ tử, khi Giáo đoàn đă gia tăng lớn lao về số lượng th́ việc thâu nhận Tỳ-kheo mới có phần lơi lỏng, dễ dăi, do đó phát sinh nhiều trường hợp nhiều Tỳ-kheo phạm giới luật, hoàn tục, phá hoà hiệp Tăng ... Do đó, đức Phật phải chế thêm nhiều giới luật để giữ cương kỷ. Việc thâu nhận Tỳ-kheo và Giáo đoàn trở nên chặt chẽ hơn, và sau thời Phật nhập diệt, thủ tục lại c̣n rườm rà, phiền toái hơn.

Các bộ Tăng-già Yết-ma miêu tả tỉ mỉ việc thọ giới Tỳ-kheo. Theo đó, sau khi giới tử cầu xin và được chấp thuận của Ḥa thượng, Yết-ma và Giáo thọ trong một Tăng-già Yết-ma, thầy Giáo thọ chỉ dẫn, chuẩn bị cho giới tử đầy đủ các điều phải thưa, phải làm trong buổi lễ. Tăng-già họp, chất vấn giới tử về các điều kiện để gia nhập Giáo đoàn. Sau khi Tăng-già đă thuận, gới tử được truyền pháp tứ khí tức là bốn điều trọng cấm mà nếu vi phạm, một Tỳ-kheo sẽ bị khai trừ ra khỏi Giáo đoàn. Đây là các pháp Ba-la-di (Pàrajika), Hán dịch là Đoạ khí hay Tha thắng. Tóm tắt bốn Ba-la-di là:

1. Không được dâm dục.
2. Không được sát sinh hoặc xúi dục sát sinh.
3. Không được cố ư lấy đồ vật mà người ta không cho ḿnh, hoặc xúi dục hành động lấy.
4. Không được nói dối (về các chứng đắc của ḿnh).

Sau phần truyền pháp tứ khí, là phần truyền pháp tứ y, tức bốn điều mà một Tỳ-kheo suốt đời phải nương tựa vào và phải tuân giữ chặt chẽ, qua đó, ta thấy được cuộc sống thanh bần của một vị Tỳ-kheo đệ tử Phật.

Phần sau đây được trích theo cuốn Yết-ma yếu chỉ do Ḥa thượng Thích Trí Thủ biên soạn (Quảng Hương Già Lam - PL. 2527).

"Ḥa thượng hay Giới Sư nói:

"Này tân Tỳ-kheo, đức Như Lai, bậc Chí Chân, Đẳng Chánh Giác đă nói đến bốn pháp sở y, Tỳ-kheo y theo đây mà xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo:

"Thứ nhất, Tỳ-kheo phải sống trên y phấn tảo, y theo đó mà xuất gia, mà thọ Cụ túc, thành phẩm chất của Tỳ-kheo. Người phải trọn đời thọ tŕ điều này. Trường hợp đặc biệt được phép thọ dụng là do y đàn việt cúng dường, y đă được cắt rọc hay hủy hoại (màu sắc).

"Thứ hai, Tỳ-kheo sống trên sự khất thực, y theo đó mà xuất gia, mà thọ Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Người phải trọn đời thọ tŕ điều này. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là một căn pḥng riêng biệt, một hang đá hay căn pḥng có chung một cửa.

"Thứ ba, Tỳ-kheo sống y nơi gốc cây mà ngủ nghỉ, y theo đó mà xuất gia, mà thọ Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Ngươi phải trọn đời thọ tŕ điều này. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là một căn pḥng riêng biệt, một ngôi nhà nóc nhọn, một căn nhà nhỏ, một hang đá hay hai căn pḥng có chung một cửa.

"Thứ tư, Tỳ-kheo sống y nơi các loại thuốc hủ lạn (thuốc chữa bịnh hút ra từ thảo mộc), y trên đây mà xuất gia, mà thọ Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Ngươi phải trọng đời thọ tŕ điều này. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là tô, sanh tô (cháo sữa), dầu, đường phèn và mật".

Sau cùng của lễ thọ giới là lời tuyên bố của thầy Yết-ma về việc buổi lễ hợp lệ, thành tựu, lời khuyên vị tân Tỳ-kheo hăy nỗ lực học tập, tu dưỡng, chứng đắc quả vị, v.v...

Việc quy y, thọ giới của Tỳ-kheo ni cũng tương tự như trên, nhưng các Sa-di-ni, trước khi thọ Cụ túc giới phải được gồm hai mươi vị hay mười vị (tuỳ trú xứ đông đúc hay ít người) trong đó phân nữa là Tăng, phân nữa là Ni, thọ tám pháp ba-la-di (Parajika) và đặc biệt, thọ thêm Bát Kỉnh Pháp là tám pháp tôn kỉnh Tỳ-kheo mà ngay từ khi thành lập Ni đoàn, đức Phật đă chế ra:

1. Tỳ-kheo Ni dù bất cứ bao nhiêu tuổi hạ, đều phải một ḷng kính trọng, lễ phép với Tỳ-kheo tăng.
2. Không được nặng lời với Tỳ-kheo Tăng.
3. Không được nêu tội Tỳ-kheo tăng, không được ngăn Tỳ-kheo Tăng xét tội Tỳ-kheo Ni.
4. Phải thỉnh cầu Tỳ-kheo Tăng khi thọ giới Cụ túc.
5. Nếu phạm tội Tăng tàn, phải ở giữa hai bộ Tăng, phải hành pháp ư hỷ trong nửa tháng.
6. Mỗi nửa tháng, phải thỉnh cầu Tỳ-kheo Tăng là Giáo thọ.
7. Không được an cư ở vùng không có Tỳ-kheo Tăng.
8. Sau mùa an cư, phải làm lễ tự tứ trước hai bộ Tăng chúng (Tăng và Ni).

Tăng Chi Bộ Kinh III có dẫn lư do đức Phật chế Bát kỉnh pháp:

"Này Ananda, cũng như một người v́ nghĩ dến tương lai mà lo xây đập ngăn hồ nước lớn không cho nước chảy qua, cũng vậy, này Ananda, v́ nghĩ đến tương lai, Ta mới ban hành "Bát kỉnh pháp" này cho các Tỳ-kheo Ni để họ trọn đời không được vượt qua".

Về giới luật, Tỳ-kheo Ni cũng thọ nhiều hơn Tỳ-kheo Tăng và cũng như một số h́nh thức ràng buộc khác, vấn đề hoàn toàn không ở chỗ phân biệt giá trị, phẩm chất giữa hai bộ chúng đệ tử phật mà chỉ nhằm vào giải quyết một số hoàn cảnh, điều kiện của người phụ nữ xuất gia liên hệ đến toàn bộ của một khối cá nhân, tâm lư, tư tưởng, thể chất, xă hội, v.v... của chính người nữ tu sĩ.

Thỉnh thoảng đức Phật, các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên... cũng thâu nhận các nữ đệ tử giao qua Ni đoàn, dưới sự lănh đạo của bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề và các Trưởng lăo Ni khác để làm thủ tục thọ giới, tu tập...

Trường hợp ngoại đạo muốn xin quy y, thọ giới, gia nhập giáo đoàn th́ thủ tục có khó khăn hơn. Trung A-hàm 32 có kể trường hợp Upàli, thuộc phái Ni-kiền-tử (Niganttha) đến với phật để xin quy y, thọ giới làm Tỳ-kheo đệ tử Phật, nhưng Phật bảo ông cần dành th́ giờ để suy nghĩ cho thật chín chắn đă, để tránh một số khó khăn về sau. Quả thật, chính Upàli đa phải giải quyết bao nhiêu khó khăn phiền phức do những tín đồ Ni-kiền-tử gây ra v́ Upàli là người có vai vế lớn trong giáo đoàn Ni-kiền-tử. Trường A-hàm 6 kể việc hai Bà-la-môn thuộc ḍng Phả-la (Phallas) xuất gia theo Phật giáo, đức Phật chấp thuận với điều kiện phải thử sống chung bốn tháng với Tăng đoàn. Cũng vậy, hai vị này đă gặp rất nhiều khó khăn do gia đ́nh, do địa vị xă hội, do tôn giáo cũ gây ra... Kinh c̣n kể rất nhiều trường hợp ngoại đạo gia nhập đoàn Tỳ-kheo để phá rối... Do đó, việc thâu nhận ngoại đạo vào giáo đoàn có phần kỹ càng, thủ tục có rườm rà hơn. Ví dụ: người ngoại đạo phải có thời gian sống chung với các Tỳ-kheo, phải tách biệt với môi trường cũ, lễ thọ giới cho người ngoại đạo có nội dung khác hơn đôi chỗ...

Qua một số sơ phác trên, ta thấy được phần nào h́nh ảnh, phẩm chất của một Tỳ-kheo, hiền ḥa, trang nghiêm, nhẫn nhục, nghèo nàn... luôn luôn ràng buộc với tập thể Tăng-già, sinh hoạt với Tăng-già là nét nổi bật của một Tỳ-kheo đệ tử Phật. Khi vi phạm giới luật dù nặng hay nhẹ, đương sự đều bị xử lư bằng cách tách rời khỏi Tăng-già trong một thời gian. Sở dĩ phải xử lư như thế là nhằm mục đích làm cho Tăng chúng được thanh tịnh. Việc xử lư nặng hay nhẹ đều có tính chất tiêu cực, điều chủ yếu là giữ ḿnh, biết phân biệt sai, đúng, biết ăn năn sám hối... Giới luật đặt ra đều là nhân có duyên khởi liên hệ, nhằm để tránh sự sai phạm tái hiện, gây trở ngại cho tập thể.

Ví dụ về bốn tội khí (Parajika - Ba-la-di) là cái lỗi lầm nghiêm trọng nhất, làm mất bản chất tịnh hạnh của một Tỳ-kheo, được đặt thành luật sau khi sự sai phạm đă gây trở ngại cho cá nhân người phạm và cho tập thể Tăng-già, ít ra là trên phương diện tai tiếng đối với người đời.

Trưởng lăo Tu-đề-na (suddina) theo đ̣i hỏi của gia đ́nh, đă trở về nhà giao hoan với người vợ cũ để mong có con nối dơi, một Tỳ-kheo khác cũng làm như thế. Một Tỳ-kheo khác sống trong rừng, bị dục t́nh ức chế, đă hành dâm với loài vượn. Trưởng lăo Đạt-ni-ca lấy gỗ của vua Tần-bà-sa-la để cất lều cho ḿnh, một Tỳ-kheo trộm áo của một người giặt bên bờ suối. Một số Tỳ-kheo quán thân bất tịnh đă ghê tởm thân ḿnh đến phải tự tử, một số Tỳ-kheo khác do theo lời thỉnh cầu của các Tỳ-kheo bị bệnh nặng tự ư, đă giết người bệnh v́ nghĩ rằng làm thế là chấm dứt khổ đau cho người bệnh; hoặc các bộ luật thường kể đến chuyện Migalandika (Lộc Trượng), mặc áo Sa-môn, sống chung với Giáo đoàn đă giết rất nhiều Tỳ-kheo. Một số Tỳ-kheo sống ở vùng hẻo lánh tưởng ḿnh đă chứng đắc, hoặc giả như đă chứng đắc thật, đă tuyên bố thành công của ḿnh để có nhiều đệ tử, được cúng dường... Những trường hợp trên đă được phát hiện, được báo cáo với đức Phật. Ngài đă nghiêm khắc quở trách các đương sự phạm tội và từ đó, chế ra các tội khí Ba-la-di là các trường hợp vi phạm nặng nề nhất, bị tẩn xuất ra khỏi Giáo đoàn.

Một Tỳ-kheo được thọ Cụ túc giới, phải nghĩ rằng ḿnh thực sự là người của giáo đoàn, v́ giáo đoàn và v́ lợi ích của chính ḿnh mà phải thể hiện và thực nghiệm ngôi Tam Bảo. Và, một trong những ư nghĩa nổi bật là vị ấy là một người thanh tịnh, đă chứng đạt hoặc chuẩn bị để chứng đạt thánh quả.

3. Đạo đức của một Tỳ-kheo

Một Tỳ-kheo, trước hết là một Sa-môn như bao nhiêu Sa-môn của các Giáo đoàn khác, sống nghèo nàn, thanh tịnh, sống đời không nhà, lang thang, khất thực nhằm mục đích tối hậu là giải thoát. Ư nghĩa giải thoát có thể quan niệm khác nhau tùy theo từng giáo phái. Mục đích của người tu sĩ Phật giáo là các Thánh quả, là Niết-bàn tối hậu. Các quả vị tu chứng sẽ được bàn ở phần khác của cuốn sách này, ở đây chỉ là sơ phác một số nét cơ bản về h́nh ảnh, đạo đức của một vị Tỳ-kheo, một thành viên của Tăng-già thời đức Phật. H́nh ảnh của con người đạo đức ấy trước tiên được thực hiện ở chính đức Phật và ở các Tỳ-kheo đệ tử đă học tập theo Ngài. Phẩm chất đạo đức đặc trưng của Giáo đoàn Phật giáo, theo E. Conze (Buddhism, Its Essence and Development) là sự bần hàn, độc thân và bất bạo động. Những đặc trưng này, ta có thể dễ dàng t́m thấy ở hầu hết các Giáo đoàn khác không phải Phật giáo. Điều cần nói là, đặc trưng này biểu hiện một đặc trưng lớn xuyên suốt giáo lư của đức phật. Đó là Ba Pháp ấn: Khổ, Vô thường, Vô ngă.

V́ hiểu rằng đời là Khổ, lá vô thường, không có một bản ngă bất biến, thường hằng nào nên người tu sĩ Phật giáo nỗ lực diệt khổ, không tạo cơ hội, hoàn cảnh cho cái khổ phát triển, người tu sĩ xả bỏ, quên ḿnh, thanh bần, từ, bi, hỷ, xả, hiền ḥa, bất hại hay bất bạo động.

Rải rác trong các phần trước, ta đă thấy được phẩm chất của vị Tỳ-kheo, phẩm chất ấy được tóm gọn trong đoạn kinh sao đây của D́gha Nikàya 1-4 (Trường Bộ) nói về đại đức của đực Phật qua nhận xét của ngoại đạo:

"Sa-môn Cồ-đàm đă dứt bỏ việc gây hại cho đời, đă mất hẳn cái khuynh hướng gây hại ấy, Ngài đă mất hẳn cái khuynh hướng gây hại ấy, Ngài đă gạt bỏ gậy gộc và gươm giáo. Ngài sống một cách khiêm ḥa, tràn đầy khoan lượng bằng từ bi, mong muốn hạnh phúc cho chúng ḿnh.

"Ngài đă dứt bỏ việc lấy của mà người khác không cho ḿnh, đă mất hẳn cái khuynh hướng lấy của mà người khác không cho ḿnh. Ngài nhận những ǵ trao cho Ngài và sẵn sàng đem cho những thứ ấy, và Ngài sống bằng tấm ḷng chân thực, thuần khiết..."

"Ngài đă dứt bỏ sự nói dối, đă mất hẳn cái khuynh hướng vu khống ấy. Khi Ngài nghe điều ǵ tại một nơi nào, Ngài sẽ không nhắc lại ở một nơi khác, gây bất ḥa... mà Ngài nối kết những kẻ bất ḥa lại với nhau và khích lệ những người đang là bạn bè với nhau. Niềm vui của Ngài là ḥa ái và thích thú trong ḥa ái, và khi nói, Ngài nói những lời ḥa ái."

"Ngài đă dứt bỏ việc nói lời cay nghiệt, đă mất hẳn cái khuynh hướng nói lời cay nghiệt. Ngài chỉ nói những lời hiền ḥa, dễ nghe, gây cảm xúc, giáo dục, khiến mọi người thích thú, được mọi người thích thú..."

"Ngài dứt bỏ việc nói lời phù phiếm, đă mất hẳn cái khuynh hướng nói lời phù phiếm. Ngài nói đúng lúc, thích hợp với các sự việc, bằng những lời đầy ư nghĩa. Lời nói của Ngài dễ nhớ, hợp lúc, rất rơ ràng, đúng đắn và cụ thể."

"Ngài không làm hại hạt giống và cây cỏ. Mỗi ngày Ngài chỉ dùng một bữa, không ăn ban đêm hoặc không đúng lúc. Ngài không xem ca múa hoặc tham dự hội hè có đàn ca múa hát. Ngài không mang đồ trang sức bằng tràng hoa, dầu thơm, son phấn. Ngài không dùng giường cao rộng. Ngài không nhận vàng bạc, hạt giống hay thịt tươi. Ngài không nhận phụ nhân, nam hay nữ nô lệ, cừu hay dê, gà vịt hay heo cá, voi hay trâu ḅ, ngựa đực hay ngựa cái. Ngài không hành động như người môi giới, không đưa tin. Ngài không mua hay bán, không lừa gạt về cân lường, đo đếm. Ngài không bao giờ quanh co, không bao giờ mua chuộc, gian lận hay lừa đảo. Ngài không bao nhiêu nguyền rủa, giết chóc, trói buộc trộm cắp hay gây bạo lực." (*)

(*) Ghi chú: theo bản Anh ngữ của Pàli Text Society. Trích "Sources of Indian Tradition" (Chapt. VI, Theravada, Buddhism A. L. Basham), Colombia Uni. Press, New York, 1958.

Trên đây là vài nét phấm chất đạo đức của đức Phật, gương mẫu cho toàn thể Tăng-già. Đấy là những nét cơ bản cho nội dung bộ Giới bổn Tỳ-kheo (Patimokkha), cụ thể là trong mười giới của Sa-di. Phẩm chất ấy được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người tu sĩ Phật giáo. H́nh ảnh hiền ḥa, thanh bần của các vị đă trở thành quen thuộc đối với mọi người. Đấy là kết quả của việc tu tập Giới, Định, Tuệ, được thể hiện trong việc thực hành Bát Thánh đạo (Ariya-Atthanjikammagga): Chánh kiến, Chánh tư duy (hai chi phần thuộc về Tuệ), Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng (ba chi phần thuộc về Giới), Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định (ba chi phần thuộc về Định). Do thực hành Bát Thánh đạo, Giới, Định, Tuệ thăng tiến, phẩm chất đạo đức thăng tiến, có thể đạt đến độ như đức Phật, h́nh tướng bên ngoài có sức cuốn hút sự kính mộ, tôn sùng của mọi người, kể cả muôn thú. Nhiều chuyện kể và kinh có chép, đức Phật hàng phục voi dữ, rồng, ... thú rừng đến với các Tỳ-kheo tại các rừng sâu...

Một nét đặc biệt của người Tỳ-kheo là tinh thần Tứ Vô lượng tâm (đại từ, bi, hỷ, xả) vốn là phương pháp tu tập cảm xúc để xóa bỏ cái chấp ngả mà một Tỳ-kheo muốn tiến sâu vào Định phải thực hiện cho được. Từ là ḷng muốn điều tốt cho kẻ khác, Bi là ḷng thương chúng sinh đau khổ, Hỷ là ḷng vui khi thấy người khác được sung sướng, và Xả là ḷng buông bỏ mọi sự ràng buộc. Ở đây ta chỉ bàn đến khía cạnh đạo đức của Tứ Vô lượng tâm, đây là khía cạnh quên ḿnh, thể hiện vô ngă trong cuộc đời, hệ luận của nhân sinh quan hàm chứa trong ba pháp ấn (khổ, vô thường, vô ngă). Bốn chi phần của Tứ Vô lượng tâm đều nhằm thể hiện vô ngă, cho nên trong một chi phần đều bao hàm ba chi phần kia.

Từ Kinh (Mettà Sutta) hay Kinh Tập (Sutta Nipàta) đều có bài kệ nói về ḷng từ vô lượng của người đệ tử đức Phật:

"Mong sao tất cả chúng sinh đều thấy an lạc!
Mong sao tất cả chúng đều đạt được niềm vui tự nội!
Tất cả chúng sinh, d
ù là chúng sinh nào đi nữa,
Không kể mạnh hay yếu,
Ở cơi thấp, cao, cơi trung, thô hay tế,
Vô t́nh hay hữu t́nh,
Ở gần hay ở xa,
Đă sinh ra hay chưa sinh ra,
Mong sao tất cả chúng sinh đều đạt được niềm vui tự nội.
Mong sao không có kẻ nào lừa gạt kẻ khác,
Cũng không hề chút nào lừa gạt kẻ khác,
Không v́ ác tâm, thù hận,
Mà muốn kẻ khác sầu khổ.
Như một người mẹ suốt đời chăm sóc đứa con
Đức con độc nhất,
Đối với mọi chúng sinh cũng thế,
Tâm ḿnh phải quảng đại,
Ḷng từ đới với toàn cơi thế gian,
Quảng đại, khởi lên từ tâm ḿnh,
Bên trên, bên dưới và xuyên suốt,
Không ngăn ngại, không v́ thù hận và ác tâm.
Đi, đứng, ngồi hay nằm,
Hay trong giấc ngủ,
Vẫn giữ chặt chánh niệm này,
V́ đây là thể cách cao thượng...
Tránh mọi tà kiến,
Đức hạnh tràn đầy trí tuệ,
Thắng vượt mọi tham dục khổ đau
Và sẽ chẳng bao giờ tái sinh!"

Pháp Cú Kinh, 3-5, nêu bài kệ về sự xả bỏ, sự thanh tịnh, hiền ḥa, ḷng yêu ḥa b́nh, tinh thần bất hại:

"Kẻ ấy sỉ nhục ta, đánh đập ta,
Kẻ ấy đánh bại ta, kẻ ấy cướp bóc ta!"
Kẻ nào nuôi dưỡng những ư nghĩ như thế
Không bao giờ được anh tịnh trong thù hận...
C̣n kẻ nào không nuôi dưỡng những ư nghĩ ấy,
Được nhanh chóng an tịnh,

Không bao giờ trong đời,
Hận thù được lắng dịu bằng hận thù,
Chỉ có t́nh thương mới làm lắng dịu được hận thù.
Đấy là luật vĩnh cửu"

Tinh thần bất hoại, bất bạo động không phải là sự khiếp sợ mà là biểu hiện của ḷng yêu ḥa b́nh, ḷng từ bi và sự dũng cảm. Tinh thần này thể hiện trước nhất ở chính đức Phật. Ngàu thường kể lại cho các đệ tử của Ngài gương từ bi dũng cảm của Ngài khi Ngài c̣n là Bồ-tát trong các tiền kiếp xa xưa mà ta biết được qua bộ Kinh Bổn Sanh (Jataka Nikàya) Ngài đă cảm hóa biết bao hiêu kẻ dữ, Ngài chịu bị tra tấn, bị đánh đập, chặt tay chân, móc mắt... mà vẫn luôn luôn từ ái, khoan ḥa.

Trong Tập A-hàm, Trung Bộ Kinh, Trưởng Lăo Tăng Kệ đều có kể chuyện Tôn giả Punna (Phú-lau-na), đệ tử lớn của Phật, đại diện cho Tăng-già, đến xứ Sronàparanta (Du-lăn-na) để dạy bảo cho người xứ này. Dù biết rằng người ở đấy chưa được thuần hóa, Ngài cũng quyết xin đức Phật cho phép Ngài đến hoằng hóa:

Đức Phật dạy: "Người dân ở xứ Sronàparanta nóng nảy, bạo lực, dữ dằn. Họ nói những lời dữ dằn, thô lỗ. Nếu họ nói với ông những lời dữ dằn, thô lỗ, hỗn láo th́ ông nghĩ thế nào?"

Punna: "Con sẽ nghĩ rằng người dân ở Sronàparanta quả thực là những người tốt bụng và hiền lành v́ họ không đánh con bằng tay, cũng không ném đá vào con."

Đức Phật: "Nhưng nếu họ đánh ông bằng tay hay ném đá vào ông th́ ông sẽ nghĩ thế nào?".

Punna: "Con sẽ nghĩ rằng họ là những người hiền hành và tốt bụng v́ họ không đánh con bằng gậy, không đâm con bằng gươn."

Đức Phật: "Nhưng nếu họ đánh ông bằng gậy hoặc đâu ông bằng gươm th́ ông sẽ nghĩ thế nào?"

Punna: "Con sẽ nghĩ họ là những người hiền lành và tốt bụng v́ không giết chết con."

Đức Phật: "Nhưng nếu họ giết ông, này Punna, ông sẽ nghĩ thế nào?"

Punna: "Con sẽ nghĩ rằng họ là những người hiền lành và tốt bụng v́ họ giải thoát cho con khải cái thân xác thối tha này một cách dễ dàng. Con biết rằng có nhiều tu sĩ đă hổ thẹn v́ cái thâm xác của ḿnh, đă bối rối, chán nản và các vị ấy đă tự tử bằng khí giới, đă dùng thuốc độc, đă tự treo cổ bằng dây thừng hay lao ḿnh vào vực sâu."

Đức Phật: "Này Punna, ông có thiện tâm, nhẫn nhục cao nhất. Hăy đi và dạy cho họ làm sao để họ được giải thoát như chính ông, ông đă giải thoát!".

Không cần phải nói, phẩm chất của người Tỳ-kheo quyết định phẩm chất của Tăng-già và sự tồn tại của Tăng-già. Phẩm chất ấy là kết quả của việc thực hiện tu tập của trí tuệ và hành tŕ thiền định và là điều kiện để thành tựu trí tuệ giải thoát. Giới bổn Tỳ-kheo (Patimokkha) để các Tỳ-kheo giữ ḿnh mà tiếp tục tu học. Đấy là sự giữ ǵn thân, khẩu, ư của ḿnh cho thanh tịnh, khiến toàn thể Tăng-già thanh tịnh.

Đạo đức học mang ư nghĩa chủ yếu là đánh giá hành động, liên hệ đến tri thức. Đấy là sự thực hiện cuộc sống xuyên qua hành động đúng theo tri thức. Do đó đạo đức hướng dẫn cuộc sống. Ư nghĩa đạo đức đơn giản, cụ thể nhất trong cuộc sống, trong giao tiếp xă hội là sự làm thiện, tránh ác, là t́nh thương, sự làm chủ lấy ḿnh... Ư nghĩa đó ta có thể t́m thấy dễ dàng trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) ghi lại những lời dạy của đức Phật, trước hết là cho Giáo đoàn của Ngài và tất nhiên là cho tất cả mọi người. Sau đây là một số đoạn trích trong Kinh Pháp Cú, do đại đức Rahula chọn dịch mà từ đó, chúng tôi rút ra vài phần nhỏ tiêu biểu cho đạo đức của người Tỳ-kheo:

- "Người thiện an vui trong cuộc đời này và an vui trong đời sau. Trong cả hai cuộc đời, người ấy đều an vui. Người ấy bằng ḷng và vô cùng sung sướng khi trông thấy hành vi thanh tịnh của ḿnh".

- "Cái tâm th́ khó điều ngự và không ổn định, nó muốn đi đâu th́ đi. Cần phải điều ngự nó. Cái tâm được điều ngự đảm bảo hạnh phúc".

- "Hương thơm của đức hạnh cao hơn rất nhiều so với hương thơm của trầm hương, của hoa sen hay của hoa lài".

- "Người ta có thể thắng phục hằng nhiều ngàn người trong một trận chiến, nhưng kẻ nào thắng phục được ḿnh th́ kẻ ấy là kẻ thắng phục cao thượng nhất".

- "Sống một ngày trong đức hạnh và thiền định có giá trị hơn sống một trăm năm trong thói xấu và sự buông lung".

- "Kẻ nào khi t́m kiếm hạnh phúc của ḿnh mà không làm hại của chúng sinh vốn mong được hạnh phúc th́ sẽ hạnh phúc trong đời sau".

- "Nếu ḿnh giữ theo lời ḿnh khuyên kẻ khác th́ hăy tự điều khiển ḿnh mới có thể điều khiển kẻ khác. Quả thực, khó mà điều khiển chính ḿnh".

- "Tránh điều các, vun trồng điều thiện và thanh tịnh cái tâm, đấy là lời chư Phật dạy".

- "Sầu khổ sinh ra từ dục lạc, sợ hăi sinh ra từ dục lạc. Nếu đă vượt qua dục lạc th́ không biết đến sầu khổ, sợ hăi".

- "Một người bạc đăi các chúng sinh th́ không phải là một vị Thánh thiện. Kẻ nào từ bi đối với hết thảy các chúng sinh mới đáng được gọi là vị Thánh thiện".

- "Cần phải thực hành đức hạnh suốt đời. Cần phải giữ ḷng tin vững chắc. Cần phải đạt trí tuệ. Cần phải không làm một điều bất thiện nào".

- "Chính ḿnh là kẻ hộ tŕ ḿnh, chứ ai đâu khác là kẻ hộ tŕ ḿnh? Vậy th́ hăy tự kiểm soát ḿnh như người thương gia kiểm soát con ngựa hung hăng của ông ta".

Dù Phật giáo mang tính chất sinh động tươi mát, vẫn không tránh khỏi cái nh́n của nhiều người, thấy h́nh ảnh một tu sĩ Phật giáo có nét khắc khổ, bị câu thúc bằng h́nh thức hay không, chứ không phải là do người khác quan niệm về vị ấy. Hơn nữa, nếu ghi nhận có cái thất "tiêu cực" về thái độ thanh thoát nhẹ nhàng cũng ở chính người tu sĩ Phật giáo, ta cũng không thể không nhận định rằng, đạo đức là sự thể hiện của tri thức trong cuộc sống trong thế giới hiện tượng tương đối và giới hạn. Đạo đức không phải là sự giải thoát mà là sự pḥ trợ đưa đến giải thoát và là kết quả từng bước tu tập để giải thoát. H. De Glasenapp đă nhận định tính cách tương đối của đạo đức như sau:

- "Đạo đức học Ấn Độ có những giới hạn của nó được vạch ra rất rơ rệt. Nó có giá trị đối với những chúng sinh trong ṿng luân hồi; những ai đă thoát khỏi luân hồi th́ trái lại, không c̣n bị lệ thuộc vào những quy định của đạo đức nữa.

- "Tất cả những hành vi đạo đức nào (ít ra là đối với nhiều trường phái) cũng chỉ có một giá trị tương đối; cuối cùng, nó dẫn đến một trạng thái mà khi ấy nó không c̣n quan trọng nữa và khi ấy tâm thức không c̣n đ̣i hỏi một thứ đạo đức nào." (Henri De Glasenapp, "La Philosophie Indienne", tr. 215, Payot, Paris, 1951).

Thật thế, vấn đề đạo đức chỉ đặt ra cho những kẻ chưa giải thoát trong việc tiến đến mục đích giải thoát tối hậu. Ở các vị đă giải thoát, trong tính chất viên măn, tuyệt đối, tính chất đạo đức tự phát tiết ra bên ngoài khiến người b́nh thường, "trong một giới hạn nào đó" cũng nhận ra được đạo đức cao vời của các vị. Sở dĩ bảo rằng "trong một giới hạn nào đó" là v́ người b́nh thường hay phàm phu chỉ nhận ra được những phản ánh của một đạo đức tương đối ở đời mà thôi. Cho nên, trong Trường A-hàm, kinh Phạm Vơng, sau khi đức Phật nhắc vào lời tán thán của người đời về Ngài, Ngài c̣n dạy:

"Này các Tỳ-kheo, c̣n có những pháp khác, sâu kín, khó thấy, tịch mịch, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của lư luận suông, tế nhị, chỉ những người trí mới nhận hiểu. Những pháp ấy, những ai tán thán một cách chính xác về đức của Như Lai mới nói đến".

Đức của Như Lai nói trên, là đức Trí, đức Vô chấp, đức Vô ngă, đức Giải thoát của một vị đă giác ngộ vậy.

Và, dù đạo đức có tính cách tương đối, đạo đức Phật giáo cho đến nay vẫn không có ǵ là lỗi thời, và phẩm chất đạo đức của Tăng-già thời Phật hẳn là rất cao vời khiến rất nhiều vị đạt Thánh quả, và phẩm chất đạo đức ấy tiếp tục tồn tại trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ nay.

-ooOoo-

1