Bản Phạm Văn

 

Phẩm 13: Nhân Sinh Quan - Phẩm Thế Gian (Lokavagga) - Dẫn Nhập

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Dẫn Nhập Phẩm Thế Gian
   

 

 

 

 

 

Chữ LOKA (Thế gian) mang nghĩa đối ngược với chữ LOKUTTARA  (xuất thế gian) như kệ ngôn 170:

Hãy nhìn như bọt nước,
Hãy nhìn như cảnh huyển!
Quán nhìn đời như vậy,
Thần chết không bắt gặp.

Chữ LOKA bao gồm cả ba cõi như kệ ngôn 178:

Hơn thống lãnh cõi đất,
Hơn được sanh cõi trờì,
Hơn chủ trì vũ trụ,
Quả Dự Lưu tối thắng.

Chữ LOKA hàm nghĩa sự hiện hữu dù đời nầy hay đời sau như kệ ngôn 169:

Hãy khéo sống chánh hạnh,
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc,
Cả đời này, đời sau.

Chữ LOKA nhấn mạnh bản chất hệ lụy, phù ảo của kiếp nhân sinh như kệ ngôn 171:

Hãy đến nhìn đời này,
Như xe vua lộng lẫy,
Người ngu mới tham đắm,
Kẻ trí nào đắm say.

Và chữ LOKA đôi khi còn được hiểu như thế tục đối với đời sống phạm hạnh giải thoát như kệ ngôn 172:

Ai sống trước buông lung,
Sau sống không phóng dật,
Chói sáng rực đời này.
Như trăng thoát mây che.

 

 

 

THẢO LUẬN
 
   

 

1. Khi kinh điển nói đến "các cõi" như cõi Phạm Thiên, cõi Ngạ Quỹ .. có phải là sự phân định về không gian chăng?

2. Theo A Tỳ Đàm thì những tâm dục giới có mặt cả trong cõi sắc giới và vô sắc giới vậy thì cái gì là chuẩn mực để phân ra Tam Giới?

3. Một người tu tập qua sự quán niệm thân tâm đã đủ để giải thoát sao lại cần nói đến nhân sinh quan và vũ trụ quan bao la để làm gì?
 

 

 

1