Phẩm 06: Hiền Trí - Phẩm Hiền Trí (Pandita Vagga) - Kệ ngôn 84
 Tỳ khưu Giác Đẳng
   
 

Trí Nhân Y Chánh Pháp Bất Y Nhân Ngã

   
 

 

Không vì mình, vì người
Vì tài sản, con cái
Vì đế nghiệp vương quyền
Mà lìa xa chánh pháp
Bậc trí sống thánh thiện
Ðức hạnh, tuệ rạng ngời

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Na attahetu na parassa hetu
Na puttamicche na dhana.m na ra.t.tha.m
Na iccheyya adhammena samiddhimattano
Sa siilavaa pa~n~navaa dhammiko siyaa.

 

Na Attahetu na parassa hetu: chẳng vì y vào nhân ngã; Dhammiko: tuỳ pháp, thuận với lẽ chân thật

 

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

Neither for one's own, nor for another's sake
one should wish for children, wealth and estate,
nor success desire by means unjust,
thus virtuous, and wise, righteous one would be.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Ðại hiền vô thế sự, 
Bất nguyện tử tài quốc.
Thường thủ giới tuệ đạo,
Bất tham tà phú quý.

 

  DUYÊN SỰ
 
 

Dhammika là một cư sĩ có gia đình lại mang chí nguyện xuất gia. Lúc bày tỏ sự mong mỏi nầy với vợ thì được biết vợ đã mang thai. Người vợ khẩn  khoản yêu cầu chồng chờ sau khi sinh rồi hãy xuất gia; sanh xong lại xin chơ đến lúc con biết đi; khi con biết đi rồi thi vợ xin chờ cho đến khi con trưởng thành. Biết không thể chờ được nữa, Dhammika rời gia đình gia nhập Tăng chúng, sau đó không lâu thành tựu viên mãn chánh trí. Vị Tôn giả nầy lại trở về nhà dạy pháp cho con ruột của mình. Người con cũng xuất gia và chứng đắc đạo quả. Người vợ xưa thấy thế cũng xuất gia và giác ngộ giải thoát. Khi nhắc đến trường hợp của của Tôn giả Dhammika, Ðức Phật dạy: Người có trí trong sự hành xử hay quyết định y cứ trên chánh pháp chứ không dựa trên nhân ngã và Ðức Thiện Thệ kết thúc bằng kệ ngôn trên.

  THẢO LUẬN
 

1. Khổng giáo rất chú trọng bổn phận đối với gia đình của một người thấm nhuần đạo lý. Đạo Phật quan niệm sao về điểm nầy?

2. Nếu một người chuyên tâm tu tập giới định tuệ giải thoát tự tâm không màng đến gia đình có thể gọi người đó là ích kỷ chăng?

3. Xuất gia có phải là một con đường phải đi nếu cầu đạo giác ngộ?

  Ý CHÍNH
  Bậc trí không tha thiết những sở hữu trần gian vì hiểu được giá trị của pháp xuất thế.
 

 

  Đố Vui Trong Ngày

1. Một người xuất gia cầu đạo từ bỏ gia đình sống không gia đình trong đạo Phật không thể gọi là ích kỷ bởi vì:

a. Người đó không vì thoả mãn ham muốn bản thân mà cầu đạo ly dục

b. Đời sống thế tục theo quan niệm Phật pháp thường chỉ là tham cầu chứ không hẳn là phụng sự

c. Những giá trị cao quí của trần gian không phải chỉ có bổn phận gia đình

d. Cả ba câu trên đều đúng

 

2. Lối sống nào dưới đây được xem là phù hợp với tinh thần Phật Pháp

a. Hoàn toàn vì người khác còn mình thì sao cũng được

b. Hoàn toàn vì mình người khác sao cũng được

c. Đối với bản thân và tha nhân hãy hành xử giống nhau: nếu không lợi lạc thì cũng đừng gây hại

d. Phật pháp không đặt nặng lợi ích trong thế gian dù cho bất cứ ai

 

3. Một võ sinh đến gần vị Thầy hỏi một câu hỏi.

"Tôi muốn mở mang kiến thức về võ thuật. Trong lúc tôi đang học dưới sự chỉ dậy của ông, tôi muốn học thêm từ một người thầy khác để được biết thêm về một môn võ thuật. Ông nghĩ gi` về y' kiến này.

"Người thợ săn rượt đuổi hai con thỏ, sẽ không bắt được con nào," Vị Thiền Sư trả lời

Câu nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên:

a. Học đạo chỉ nên học với một vị thầy

b. Làm việc gì nên để trọn tâm tư vào việc đó

c. Chỉ có sự trung thành mới đêm lại kết quả lớn trong đời sống

d. Câu a và c đúng

 

4. Một đệ tử Phật sau khi đi xuất gia trở về nhà cha mẹ của mình. Trong nhà bày ra nhiều thứ với mục đích khiến vị nầy hoàn tục. Vị ấy có 2 điều một là gọi những người vợ cũ bằng "chi." và hai là nói với người nhà nếu đem những đống vàng bạc châu báu đổ xuống sông Hằng thì it gây đau khổ hơn. Vị đó có tên là:

a. Ratthapala

b. Radha

c. Nanda

d. Angulimala

 

5. Một nhà thơ Phật giáo đã viết câu nầy:

Ta còn để lại gì không?
Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
 

Tên của thi sĩ đó là:

a. Trụ Vũ

b. Phạm Thiên Thư

c. Du Tử Lê

d. Vũ Hoàng Chương


 

Ghi chú: chuyện ngụ ngôn và bài thơ trên  lấy từ trong sưu tầm "Vườn Hoa Đạo"

 

_________________________________________________________________________________________________

 
1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson
2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
3. Hình ảnh Dhammapada lấy từ trang Treasury of Truth  của Ven Sarada Maha There

 

 

Bài Học Lưu Trữ | Kinh Pháp Cú

1 1 1 1 1

1