Lớp Giảng Kinh Pháp Cú

 

 

Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu Si (Baala Vagga) - Kệ ngôn 67
 Tỳ khưu Giác Giới

   
 

   
  Tính chất hành vi xấu
   
   
 
Nghiệp làm không tốt đẹp
Làm rồi phải ray rứt
Thọ cảm quả dị thục
Mặt nhuốm lệ khóc than.
 

 

 
Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa
 
 

Na tam kammam katam sàdhu yam katvà  anutappati
Yassa assumukho rodam vipàkam patisevati

 

  Bản Anh văn của Ngài Dhammananda

 

 
That kamma’s not well-made
From which there is remorse
Of which one senses the result
With weeping and a tear-stained face.

 

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 
Bĩ tác bất thiện nghiệp
Tác dỉ sanh hậu hối
Khốc khấp lệ măn diện
Ưng đắc thọ dị thục.

 

  DUYÊN SỰ
 
 

Khi Đức Thế Tôn ở tại Jetavana, một hôm Ngài nh́n thấy một người nông dân sắp bị tai vạ sáng hôm đó, nên Ngài đă cùng thị giả Ānanda đi thẳng đến chỗ người nông dân đang cày ruộng. Đức Phật chỉ một túi vàng đang nằm trên bờ ruộng, túi vàng ấy do bọn trộm đêm hôm vào làm đánh cắp đă làm rơi ở đây, Ngài nói với thị giả Ānanda rằng: “Ngươi có thấy con rắn độc đó không?”. Ngài Ānanda đáp: “Dạ thấy”. Đức Phật hỏi tiếp: “Vậy th́ người trí có nên tự rước lấy tai vạ không?”. “Bạch Thế Tôn, không nên”. Đức Phật cố t́nh hỏi chuyện cho người nông dân nghe thấy, rồi Ngài ra đi. Người nông dân này bước lên bờ ruộng nh́n thấy túi vàng dưới đất đă động ḷng tham và nhặt lấy. Liền khi đó, dân làng truy t́m tên trộm đă nh́n thấy người nông dân với túi vàng, liền bắt dẫn đến nhà vua. Trên đường đi, người nông dân cứ lẩm bẩm: “Thật vậy, Đức Thế Tôn đă bảo đây là rắn độc”. Người ta bắt người nông dân đến trước mặt vua và thuật lại lời nói của người nông dân. Đức vua dùng trí suy nghĩ: “Đây hẳn là chuyện oan ức nên tra hỏi người nông dân; người nông dân thành thật kể lại chuyện gặp Đức Thế Tôn lúc sáng. Đức vua cùng mọi người đến đănh lễ Đức Phật và bạch hỏi sự việc này. Đức Phật đă làm chứng sự vô tội của người nông dân. Đức vua xử trắng án cho người này. Nhân đó, Đức Phật đă thuyết bài kệ trên. Nghe xong, bác nông dân chứng quả Tu-đà-huờn.

 

  THẢO LUẬN

 

 

1.      Phải chăng một hành vi không tốt (asādhu) là ám chỉ cho ác nghiệp (pāpakamma)?

2.      Hậu quả sầu muộn trong hiện tại có phải là do nhân ở kiếp quá khứ chăng?

3.      Làm sao để biết được đó là việc làm tốt hay việc làm xấu?

 

  Ư CHÍNH
 

                                                                            

Hành vi bất chính bao giờ cũng có hậu quả sầu muộn.

 

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

 

Bài Học Lưu Trữ | Kinh Pháp Cú

1 1 1 1 1 1 1