Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga)   - Kệ ngôn 421

  Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Bàn Tay Không Nắm Níu
 

 

Dù quá, hiện, vị lai

Không thủ đắc vật ǵ

Không sở hữu, không thủ

Ta gọi là Phạm chí
 

 

Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa

 

Yassa pure ca pacchaa ca majjhe ca natthi ki~ncana.m
Aki~ncana.m anaadaana.m tamaha.m bruumi braahma.na.m.
   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

He who has no clinging to Aggregates
that are past, future, or present,
who is without clinging and grasping,
- him I call a braahma.na.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 
 

        Can tiền can hậu,         

Cập trung vô hữu.

Vô thao vô xả, 

Thị vị Phạm-chí.

 

  DUYÊN SỰ
 
  Thiện nam Visàkha một lần nghe Phật thuyết pháp đắc Tam quả A na hàm. Ngày hôm sau vị nầy đề nghị trao tất cả sản nghiệp cho người vợ là tín nữ Dhammadinnà v́ bản thân ông không thể sống như một người chồng b́nh thường khi mà dục ái đă đọan. Người vợ là một phụ nữ tuệ căn cao nghe thế tự nghĩ tại sao ḿnh lại lấy cái mà người ta rũ bỏ. Rồi bà xin xuất gia thành tỳ khưu ni, không lâu sau đó, lại chứng Tứ quả. Sau nầy vị thánh ni nầy có dip hội ngộ với thiện nam Visàkha hai người đă có một cuộc đàm đạo về sở chứng và sở đắc. Khi bàn tới thánh vị tứ quả th́ vị Thánh Ni khuyên ông Visàkha đến hỏi Phật. Đức Phật tán thán cách ứng xử của Thánh ni Dhammadinnà và dạy kệ ngôn trên.
  THẢO LUẬN
  1. Tại sao có những bậc thánh đă nếm vị giải thoát chân thật vẫn không xuất gia?

2. Thế nào là ư nghĩa của sở hữu đối với quá khứ và tương lai?

3. Dính mắc (thụ động) và chấp thủ (năng động) là hai hay một?

 

 

Ư CHÍNH

 

Bậc đă nếm vị bất tử không có ǵ vương vấn dù quá khứ, hiện tại, vi lai.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1 1 1 1 1