Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga)   - Kệ ngôn 419, 420

  Tỳ khưu Giác Đẳng
   
   
  Dấu Trần Giờ Vô Tích
   
 

Liễu sanh tử chúng sanh

Khéo vượt qua bất thối

Bậc thanh tịnh, giác minh

Ta gọi là Phạm chí


Dù trời, người, thát bà

Không biết chỗ thọ sanh

Bậc la hán lậu tận

Ta gọi là Phạm chí

 

 

Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa

 

Cuti.m yo-vedi sattaana.m upapatti.m ca sabbaso
Asatta.m sugata.m buddha.m tamaha.m bruumi braahma.na.m.

Yassa gati.m na jaananti devaa gandhabbamaanusaa
Khii.naasava.m arahanta.m tamaha.m bruumi braahma.na.m.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

He who in every way knows the death
and rebirth of beings,
who is non-attached, well-gone, and enlightened,
- him I call a braahma.na.

He whose destiny neither gods nor gandhabbas
nor men know,
who has destroyed all corruptions,
and is far removed from passions (Arahant),
- him I call a braahma.na.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 
   

            Sở sinh dĩ ngật,            

Tử vô sở thú.

Giác an vô y,   

Thị vị Phạm-chí.

 

Dĩ độ ngũ-đạo,

Mặc tri sở đọa,

Tập tận vô dư, 

Thị vị Phạm-chí.

 

  DUYÊN SỰ
 
  Vanǵsa là một Bà La Môn có thiên tư đặc biệt. Vị nầy có thể gơ vào đầu tử thi và biết người chết tái sanh vào cảnh giới nào. Sau nầy nhân duyên đưa đẩy ông ấy đến chùa Kỳ Viên. Tại đấy, Vanǵsa được Đức Phật cho phép vị gơ vào di thể của một vị Ứng Cúng La Hán. Tất nhiên vị nầy không thể biết cảnh giới của một A La Hán sau khi viên tịch. Sự kiện nầy khiến Vanǵsa xin xuất gia học đạo với tâm nguyện xoá đi được nghi vấn trong ḷng. Không lâu sau khi xuất gia vị ấy liễu đạo bất tử. Đức Thế Tôn nói lên sự giác ngộ bằng h́nh ảnh một người đă vượt qua sinh tử.
  THẢO LUẬN
 

 1. Phải chăng tất cả sự hiện hữu của danh và sắc đều lưu lại dấu vết?

2. Niết Bàn có phải là hư vô không?

3. Phải chăng một bậc giác ngộ có khả năng biết tất cả nhân duyên sanh tử của chúng sanh?

 
 

Ư CHÍNH

 

Bậc liễu sanh thoát tử không lưu lại dấu tích ǵ ở thế gian nầy

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1 1 1 1 1