Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga)  - Kệ ngôn 405

 

Tỳ khưu Giác Đẳng

 

 

 

Tinh Thần Vô Hại


Đã từ bỏ đao trượng

Với chúng sanh  mạnh, yếu

Không giết, không sai biểu

Ta gọi Bà la môn

 

 

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

 

Nidhaaya da.n.da.m bhuutesu tasesu thaavaresu ca
Yo na hanti na ghaateti tamaha.m bruumi braahma.na.m.

 

 

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

He who has laid aside the cudgel
in his dealings with beings,
whether feeble or strong,
who neither harms nor kills,
- him I call a braahma.na.

 

 

 

 

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

 

   

     Khí-phóng hoạt-sinh    

Vô tặc-hại tâm. 

       Vô sở nhiêu-não,         

Thị vị Phạm-chí.

 

 

DUYÊN SỰ
 

 

Một vị tỳ khưu tu thiền trong rừng và đắc chứng pháp nhãn tối thượng. Trên đường trở về đãnh lễ Phật, vị nầy gặp tai ương. Một người đàn bà cãi vã với chồng bỏ nhà ra đi trông thánh vị thánh tăng ấy đi đến gần. Lúc ấy người chồng cũng vừa đuổi theo kịp. Máu ghen tuông và sự lỗ mãng khiến người chồng hành hung vị thánh tăng. Khi về đến chùa, tôn giả ấy thuật lại sự việc. Một vài vị tỏ vẻ hoài nghi về sự bình thản của Ngài, Đức Phật đã dạy kệ ngôn trên để nói về tâm tư của một bậc hoàn toàn giải thoát.

 

THẢO LUẬN

 

1. Nếu hiếu sinh là quí trọng sự sống sao có thể đi chung với cái nhìn yểm ly cho kiếp trầm luân là huyễn hoá được?

2. Nếu sự đánh trả có thể làm giảm thiểu sự xung đột thì có tốt hơn là thúc thủ để gây thêm lòng căm tức chăng?

3. Tinh thần bất hại (ahimsa) có đồng nghĩa với tinh thần chủ hoà ngày nay không?

 

 

Ý CHÍNH

 

Bậc giải thoát không còn mảy may ý tưởng gây tổn thương cho bất cứ ai.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

 

 

 

1 1 1 1 1 1 1 1