Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga) - Kệ ngôn 402

 

Tỳ khưu Giác Đẳng

 

 

 

 

Viên Măn Giải Thoát

 

Hiểu khổ, pháp diệt khổ

Tự ngay chính đời nầy

Bỏ gánh nặng, tự tại

Ta gọi là Phạm chí
 

 

 

 

Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa

 

 

Yo dukkhassa pajaanaati idh-eva khayamattano
Pannabhaara.m visa.myutta.m tamaha.m bruumi braahma.na.m.

 

 

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

He who realizes here in this world
the destruction of his sorrow,
who has laid the burden aside and is emancipated,
- him I call a braahma.na.

 

 

 

 

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 

 

   

        Giác sinh vi khổ,          

Ṭng thị diệt ư.

     Năng hạ trọng đởm,     

Thị vị Phạm-chí.

 

 

DUYÊN SỰ
 

 

Một thuở Đức Đạo Sư đang trú ở Kỳ Viên Tịnh Xá. Bấy giờ chưa có điều luật cấm người nô lệ trốn chủ gia nhập Tăng đoàn. Một hôm có một người nô lệ xin xuất gia. Không bao lâu vị tân tỳ khưu đắc thành đạo quả giải thoát. Rồi một buổi sáng vị thánh tăng nầy đi vào làng khất thực với Đức Phật. Người chủ trước kia nhận ra vị người nô lệ liền chạy đến níu y vị thánh tăng và ra lệnh phải trở về nhà. Trước sự việc ấy, Đức Thế Tôn quay lại hỏi chuyện rồi Ngài đọc kệ ngôn trên. Nghe xong người chủ hiểu rằng kẻ nô lệ của ḿnh trước kia nay đă chứng đạo giải thoát nên không đ̣i hỏi ǵ nữa.

 

THẢO LUẬN

 

1. Một người nô lệ trốn chủ không được xuất gia (điều luật ban hành sau duyên sự kệ ngôn nầy), phải chăng hàm ư rằng sinh hoạt của đạo vẫn bị chi phối bởi luật thế tục?

2. Sự hiểu biết ở mức độ nào có khả năng giúp người thoát khổ hoàn toàn?

3. Làm sao để có thể thấy rằng đời sống xuất gia là một lối sống giải thoát hơn là ràng buộc bởi giới luật hay đa đoan phận sự?

 

 

Ư CHÍNH

 

Con người giải thoát do sự giác ngộ nội tại chứ không phải sự ban ân của kẻ khác

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

 

 

 

1 1 1 1 1 1 1 1