Lớp Giảng Kinh Pháp Cú

 

  Phẩm 03: Ðời Sống Nội Tại - Phẩm Tâm Ý (Citta Vagga) -  Kệ ngôn  - Kệ ngôn 36
  Tỳ khưu Giác Đẳng
   
 

 

Không phải dể thấy biết tâm mình

 


Tâm sâu kín khó thấy

 Theo thị dục xoay cuồng

Bậc trí gìn tâm ý

Phòng hộ tâm an lạc


 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

The mind is very hard to perceive,
extremely subtle, flits wherever it listeth.
Let the wise person guard it;
a guarded mind is conducive to happiness.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Ý vi nan kiến,  

Tùy dục nhi hành,

     Tuệ thường tự hộ,        

Năng thủ tức an.

  DUYÊN SỰ
 
  Một thầy tỳ khưu khi còn là cư sĩ thì thuần thành tinh tiến vun bồi phước hạnh. Sau khi xuất gia được các bậc giáo thọ hướng dẫn Phật pháp thì cảm thấy khó khăn lãnh hội. Học luật thì thấy trăm thứ ràng buộc, học kinh thì thấy sự ứng dụng  mỗi người một cách, học A Tỳ Ðàm thì cả rừng ngôn từ nghĩa lý. Vị sư ấy không an lạc muốn hoàn tục. Khi được những người bạn đồng phạm hạnh đưa đến gặp Phật thì vị tỳ khưu ý được đức Ðiều Ngự dạy rằng bất tất phải quan tâm nhiều điều chỉ cần phòng hộ tâm ý là đủ.
  THẢO LUẬN
 

1. Phải chăng cách dạy của Ðức Phật ở đây mang hình thức đốn ngộ?

2. Tinh thần của bài kệ nầy phủ nhận những pháp tu học khác chăng?

3. Phải chăng duyên sự bài kệ nầy hàm ý sự học hỏi trở ngại cho sư tu tập?

 
 

Ý CHÍNH

 

Người phòng hộ được tâm ý không phải lo lắng nhiều với việc khác.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

 

Bài Học Lưu Trữ | Kinh Pháp Cú

1 1 1 1 1 1 1