Phẩm
24:
Khao Khát - Phẩm Ái (Tanhà-Vagga)
- Kệ ngôn 351, 352 |
|
Bậc Ly Ái Thì Vô Úy | |
Không ái, nhiễm, sợ hãi Nhổ cây gai sanh hữu Ðây chính thân cuối cùng
Không ái cũng không thủ Khéo diễn đạt pháp cú Với từ vô ngại giải Trước sau thông trình tự Vị ấy bậc đại trí, Ðại nhân với kiếp chót
|
Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa |
|
Ni.t.tha.m
gato asantaasii viitata.nho ana'nga.no
Viitata.nho
anaadaano niruttipadakovido |
|
Bản Anh văn của Phra Khantipàlo |
|
One who's fearless, reached the End, One of clinging-craving free,
|
|
Bản Hán Văn của Pháp Sư
Thường Bàn Ðại Ðịnh |
|
Vô dục vô hữu úy, Ðiềm-đạm vô ưu-hoạn. Dục trừ, sử-kết giải, Thị vi trường xuất uyên.
Tận đạo trừ ngục-phược, Nhất thiết thử bỉ giải. Dĩ đắc độ biên-hành, Thị vi đại trí-sĩ.
|
|
DUYÊN SỰ |
|
Tôn giả Rahula là dù còn trẻ đã chứng quả vô sanh. Một buổi tối Tôn
giả nhường liêu cốc của mình cho các vị trưởng lão nên không có chỗ ngũ bèn
đến nằm trước hương thất của Phật. Ma vương Vasavattì khởi tâm bất
chánh nghĩ rằng sẽ làm tôn giả hoảng sợ để làm đau lòng Phật. Từ trong hương
thất, Phật thấy mọi việc nên nói với ác ma: Này ma vương, dù có trăm ngàn kẻ
như ngươi cũng không làm Rahula hoảng sợ. Rồi Phật dạy kệ ngôn trên. Ma
Vương nhận ra Phật biết mình nên biến mất. |
|
THẢO LUẬN |
|
1. Tại sao trong bài kệ nầy đặc biệt dạy rằng
bậc đoạn ái thì không còn sợ hãi? 2. Trong đời sống thường thức của phàm nhân bài kệ nầy có thể ứng dụng thế nào? 3. Những khả năng như từ vô ngại giải, nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải và biện vô ngại giải có quan hệ gì với một bậc hoàn toàn giác ngộ?
|
|
Ý CHÍNH |
|
Bậc đoạn ái và thủ thì không sợ hãi, chính vì thế trong ngôn từ và tư duy hoàn toàn vô ngại. |
________________________________________________________________________________________
1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson 2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
|
|