Bản Phạm Văn

 

Phẩm 21: Tâm Niệm Người Tu Tập - Phẩm Tạp Loại (Pakinnakavagga)  - Kệ ngôn 302

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Nhìn Lại Cùng Trong Bể Khổ Thôi
   
   
 

Ði xuất gia không dễ
Vui đời tu cũng khó
Sống tại gia cũng khổ
Bạn không hợp cũng phiền
Dòng trôi lăn sanh tử
Bao hệ lụy thương đau
Chớ làm khách trầm luân
Ðừng tầm cầu khổ não

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Duppabbajja.m durabhirama.m duraavaasaa gharaa dukhaa
Dukkho-samaanasa.mvaaso dukkhaanupatitaddhagu
Tasmaa na c-addhaguu siyaa na ca dukkhaanupatito siyaa.
 

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

Hard's the going-forth, hard to delight in it,
hard the household life and dukkha is it too.
Dukkha's to dwell with those dissimilar
and dukkha befalls the wanderer.
Be therefore not a wanderer,
not one whom dukkha befalls.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Học nan, xả tội nan,
Cư tại gia diệc nan.
Hội-chỉ đồng lợi,
Gian-nan vô quá hữu.
Tỷ-kheo khất cầu nan,
Hà khả bất tự miễn.
Tinh-tiến đắc tự-nhiên,
Hậu vô dục ư nhân.

 

Duyên Sự

  Trong nền pháp trị đặc biệt thời xưa của xứ Vajji thì ngôi vua sẽ được luân phiên trị vì bởi một số nhân tuyển trong hoàng tộc. Một hoàng thân đến lượt làm vua lại phát tâm xuất gia cầu giải thoát. Mặc dù bình thường là một sa môn gương mẫu thanh tu ẩn dật thế nhưng vào một lễ hội khi cả nước tưng bừng rộn rịp thì vị nầy cảm thấy cô đơn và sầu não với đời thoát tục. Vị tỳ kheo nầy đến bái kiến Ðức Phật trình bày tâm trạng của mình. Ðức Thiện Thệ đã khai thị và dạy kệ ngôn trên.
  THẢO LUẬN
 

1. Nếu không đắc đại chứng quả thì đời sống xuất gia có lợi ích nào chăng?

2.Nếu người đi tu vì chán đời có được xem là chánh đáng không?

3.Cái khổ của luân hồi do suy diễn nhiều đời nhiều kiếp hay có thể cảm nhận trong đời nầy?

 
 

Ý CHÍNH

  Phải nhìn vào bức tranh toàn diện của cuộc sống để không nản lòng trước những buồn vui nhất thời trong hành trình tu tập giải thoát.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1