Bản Phạm Văn

 

Phẩm 15: Hạnh Phúc - Phẩm An Lạc (Sukkhavagga)  - Kệ ngôn 202

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Những thứ vượt bậc
   
   
 

Lửa nào sánh lửa tham
Ác nào hơn sân ác
Khổ nào qua khổ uẩn
Lạc nào bằng tịnh lạc

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Natthi raagasamo aggi
natthi dosasamo kali
Natthi khandhasamaa dukkhaa
natthi santipara.m sukha.m
 

ragasamo: như dục vọng;
aggi natthi: không có lửa nào;
dosasamo: như sân hận;
kati natthi: không tội ác nào;
khandhasam: như năm uẩn;
dukkha natthi: không có khổ nào;
santiparam: tịnh lạc, lạc của thiền định, giải thoát niết bàn.
sukkham natthi: không có an lạc nào.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

There's no fire like lust,
no evil like aversion,
no dukkha like the aggregates,
no higher bliss than Peace.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Nhiệt vô quá dâm;
Ðộc vô quá nộ;
Khổ vô quá thân;
Lạc vô quá diệt !

 

Duyên Sự

  Trong ngày hôn lễ của một cặp vợ chồng trẻ thuộc dòng quí tộc, gia đình thỉnh Phật và chư tăng về nhà cúng dường. Tân lang vì quá mê đắm sắc đẹp của tân nương mà quên đi những việc cần thiết khác. Đức Phật nhân đó đã dạy kệ ngôn nầy để lay tỉnh kẻ trầm mê. Cặp vợ chồng son đồng chứng quả nhập lưu sau khi nghe kệ ngôn nầy.
  THẢO LUẬN
 

1. Thông thường người ta dùng lửa để thí dụ cho tâm sân, trong câu Phật ngôn nầy dùng để chỉ cho lòng tham. Sự nung nấu ở đây chỉ cho ngoại giới hay nội giới?

2.Tại sao tội ác từ sân lại là ác nhất mà không phải là từ tham hay si?

3.Làm sao để có thể cảm nhận phần nào cái an lạc của tịnh lạc?

 
 

Ý CHÍNH

  Trong cái nhìn của bậc giác ngộ thì khổ đau hạnh phúc manh một hình ảnh khác với quan niệm thường tình.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1