Bản Phạm Văn

 

Phẩm 13: Nhân Sinh Quan - Phẩm Thế Gian (Loka Vagga)  - Kệ ngôn 174

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Phần Đông Sống Mù Quáng
   
   
 

Ôi nhân thế quáng manh
Ít kẻ biết đường lành
Chim sa lưới khó thoát
Hiếm người được thiện sanh

 

 

Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa

 

Andhabhuuto aya.m loko
tanuk-ettha vipassati
Sakunto jaalamutto-va
appo saggaaya gacchati.
 

ayam loka: những người trong đời nầy;
andhabhùto: mù loà;
ettha: trong số đó;
takuno: rất ít;
vipassati: thấy biết chân thực;
jàlamutto: thoát lưới;
sakunto iva: như loài chim;
appo: số rất nhỏ;
saggàya gacchati: sanh cơi an lạc.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

This world is blind-become
few are here who see within
as few the birds break free from net
so those who go to heavens.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 

Si phú thiên hạ,
Tham linh bất kiến.
Tà nghi khước đạo,
Nhược ngu hành thị.

 

Duyên Sự

  Một lần Đức Thế Tôn về Alavi. Tại đó có một cuộc đối thoại ngắn giữa Đức Phật và cô con gái một người thợ dệt. Ngài đă hỏi nàng từ đâu đến?, sẽ đi về đâu?, có biết chắc không? và có biết rơ không?. Thiếu nữ trả lời là không biết từ đâu đến, cũng không biết sẽ về đâu, biết rất chắc chắn nhưng không biết rơ thế nào. Thính chúng nhiều người không hiểu nghĩa lư thâm diệu tỏ lộ bất măn với nàng. Đức Phật dạy nàng nên tŕnh bày rơ ràng. Thiếu nữ thưa rằng bởi v́ nàng hiểu rằng Đức Phật muốn hỏi nàng có biết từ đâu sanh tới và kiếp sau sẽ về đâu nên nàng trả lời không biết. Tuy vậy nàng biết chắc rằng đời sống sẽ kết thúc bằng sự chết nhưng không biết rơ khi nào và bằng cách nào. Đức Phật ngợi khen nàng rồi Ngài dạy kệ ngôn trên.
  THẢO LUẬN
 

1. Con số đông hay số ít có nói lên giá trị của sự thật không?

2.Những câu hỏi của Đức Phật trong câu chuyện có phải là câu hỏi bí ẩn như những công án không?

3.Thiên giới được hiểu trong Phật Pháp là thế nào và tại sao được dùng ở đây?

 
 

Ư CHÍNH

  Khi đàn chim sa bẩy, thường chỉ một số rất ít thoát hiểm. Chúng sanh trong đời ít kẻ sanh về cơi an lạc.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1