Bản Phạm Văn

 

Phẩm 11: Tự Thân - Phẩm Tự Ngă (Atta Vagga)  - Kệ ngôn 161

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Ḿnh Làm Ḿnh Chịu
   
   
 

Ác hạnh do ḿnh làm
Tự thân sanh, tự tạo
Nghiền kẻ mê lầm
Kim cương nghiền ngọc báu

 

 

Bản Phạm Văn Paĺ và thích nghĩa

 

Attanaa-va kata.m paapa.m
attaja.m attasambhava.m
Abhimanthati dummedha.m
vajira.m-v-asmamaya.m ma.ni.m.
 

attàna eva: bởi do ḿnh;
katam: đă làm;
attajam: sanh ra từ nơi ḿnh;
pàpam: ác hạnh;
asmamayam: tự tạo;
manim: bảo thạch;
vajiram iva: kim cương;
dumedham: người ngu;
abhimanthati: nghiền nát.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

By oneself is evil done,
it's born of self and self-produced.,
Evil grinds the unwise one,
as diamond does the hardest gem.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Đại Định
 

Bản ngă sở tạo,
Hậu ngă tự thụ,
Vi ác tự canh.
Như cương toàn châu.

  DUYÊN SỰ
 
  Cư sĩ Mahakàla bị cáo buộc là ăn trộm rồi bị đánh đến chết mặc dù hoàn toàn vô tội. Các tỳ kheo cho rằng thật là một điều bất công với một con người đạo đức. Đức Phật cho biết rằng trong một tiền kiếp xa xưa, Mahakàla là một viên quan giữ ải. Một hôm có một khách thương buôn đi ngang mà vợ của người nầy khiến viên quan sanh tâm tà vạy. Để chiếm đoạt vợ người, viên quan ấy lập kế bỏ viên ngọc vào hành trang của người thương buôn rồi sau đó ra lệnh t́m viên ngọc đă mất, Kết cuộc ngựi thương buôn bị tội chết. Ác nghiệp đă làm khiến viên quan phải chịu khổ quả khốc liệt nhiều năm.Kiếp nầy nghiệp c̣n dư sót phải chịu hàm oan bi đát. Rồi Đức Thiên Nhân Sư dạy kệ ngôn trên.

 

  THẢO LUẬN
 

1. Cái mê lầm của kiếp trầm luân cũng như trẻ thơ ngu dại cũng phải chịu h́nh phạt nặng nề ư?

2. Người ta nói vay một trả mười đă nhiều nhưng theo nghiệp báo th́ trả bao nhiêu mới là gọi là đủ?

3.Mỗi kiếp trầm luân là một đời riêng biệt. Trước không biết, sau chẳng tường bảo rằng ḿnh chịu trách nhiệm th́ có khắc khe chăng?

 
 

Ư CHÍNH

  Tự đào luyện bản thân thành nơi nương tưạ của ḿnh là điều khó, nhưng nếu không th́ ai mới là nơi nương tựa của ḿnh?.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. B́nh Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1