Bản Phạm Văn

 

Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga)  - Kệ ngôn 150

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Thời Gian Làm Mờ Mắt
   
   
 

Thành trì dựng bằng xương
Quét tô bằng máu thịt
Trong chứa già và chết
Với kiêu mạn, giả trá

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

A.t.thiina.m nagara.m kata.m
ma.msalohitalepana.m
Yattha jaraa ca maccu ca
maano makkho ca ohito.
 

sàrade: Yattha: nơi; jaràca: già; maccù: chết; màno: mạn; makkho:giả trá, vô ân; ohito: chất chứa, cất giữ; mamsalohita lepanam: quét tô bằng máu thịt; ; atthìnam: xương; katam: được làm nên, được dựng xây; nagaram: thành trì, phố thị

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

This city's made of bones
plastered with flesh and blood,
within are stored decay and death,
besmearing and conceit.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Thân vi như thành,
Cốt cán nhục-đồ,
Sinh chí lão-tử,
Ðãn tàng khuể mạn.

  DUYÊN SỰ
 
  Công nương Rùpanandà xuất gia vì thấy hoàng tộc cũng lắm người đi tu. Dù khoát áo ca sa nhưng vẫn hãnh diện về sắc đẹp mê hồn của mình. Vì thế vị tỷ kheo ni nầy ít dám đến gặp Phật nghe pháp. Một hôm vì muốn đến chiêm ngưỡng đại trượng phu tướng của Ðức Thế Tôn mà vĩ tỳ kheo ni nầy đặt chân vào pháp hội. Ðức Phật hiển hoá thần thông cho Nandà thấy được tánh phù ảo của xác thân và dạy kệ ngôn trên. Tại chổ ngồi vị ni cô trẻ đẹp nầy liễu ngộ chân tướng vạn pháp.

 

  THẢO LUẬN
 

1. Thế nào là ý nghĩa của ngã mạn trong Phật Pháp?

2. Người ta bỏ tất cả cho tình yêu đó là vì thương mình hay thương người mình thương?

3. Tại sao chúng ta khó nắm bắt tướng vô thường của xác thân?

 
 

Ý CHÍNH

  Cái nhìn toàn diện dẫn đến ý thức toàn diện về xác thân và cuộc sống.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1