Bản Phạm Văn

 

Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga)  - Kệ ngôn 148

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Khi Thân Xác Già Nua
   
   
 

Khi thân nầy già nua
Bệnh hoạn và yếu ớt
Bài tiết bao uế trược
Kết thúc bằng sự chết

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Pariji.n.namida.m ruupa.m
rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho
mara.nanta.m hi jiivita.m.
 

Idam rupam: Thân nầy
Parijinnam: suy thoái, sụp đổ
Roganiddham: Ổ bệnh tật
Pabhanguram: tan hoại dễ dàng
Pùtisandelo: Những chất uế trược
Bhijjati: đổ nát, vỡ bung
hi jìvitam maranantam: Cái chết kết liễu nó.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

All decrepit is this body,
diseases' nest and frail;
this foul mass is broken up
for life does end in death.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Lão tắc sắc suy,
Sở bệnh tự hoại
Hình bại hủ hủ,
Mạng chung tự nhiên.

 

Duyên Sự

  Lão ni Uttarà dù đã 120 tuổi vẫn kiên trì sa môn hạnh với trọn vẹn tấm lòng. Ngày kia đi khất thực trông thấy một tỳ kheo liền cúng dường tất cả thực phẩm đã có trong bát. Hôm ấy Bà nhịn đói. Cũng trong ngày bà gặp Ðức Thế Tôn trên đường. Trong lúc lùi bước phía sau nghiêng mình kính lễ Phật thì Lão ni vấp phải chiếc y của mỉnh nên té ngã. Ðức Phật khai thị bà bằng lời hướng dẫn bà lấy thân làm đề tài quán niệm rồi Ngài dạy kệ ngôn trên. Bên vệ đường đầy cát bụi với tâm thân già nua đau nhức, Lão ni bừng sáng chánh trí nhập lưu.
  THẢO LUẬN
 

1. Ðau khổ của trần gian vốn đã quá nhiều nói nữa có thừa chăng?

2.Tại sau nhân chân thực tướng của các pháp lại quá quan trọng như vậy?

3.Vẽ một bức tranh áo não của tuổi già có làm xã hội ruồng bỏ người già chăng?

 
 

Ý CHÍNH

  Tuổi già là một thực tại có thể giúp người ta xoá đi ngã chấp.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1