Bản Phạm Văn

 

Phẩm 11: Già Yếu - Phẩm Già Yếu (Jaraa Vagga)  - Kệ ngôn 147

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Xác thân khổ lụy
   
   
 

Hãy nhìn thân mỹ miều
Chất chứa lắm khổ đau
Nhiều lo toan, bệnh tật,
Có gì bền vững đâu?

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Passa cittakata.m bimba.m
arukaaya.m samussita.m
Aatura.m bahusa'nkappa.m
yassa natthi dhuva.m .thiti.
 

Dhuvam thiti: tồn tại thường hằng
àturam: bệnh tật
arukàyam: một khối khổ đau

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

See this body beautiful
a mass of sores, a congeries,
much considered but miserable
where nothing's stable, nothing persists.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Kiến thân hình phạm,
Ỷ dĩ vi an.
Ða tưởng trí bệnh,
Khởi tri phi chân

 

Duyên Sự

  Sirimà là một danh kỷ của kinh thành Vương Xá. Một lần cô đến nhà một mệnh phụ phu nhân để xin lỗi về một việc đáng tiếc. Tại đó cô được nghe Phật thuyết pháp và chứng quả nhập lưu. Sau đó cô cung thỉnh Phật và chư Tăng về nhà cúng dường thực phẩm. Vài hôm sau có một tỳ kheo đến nhà Sirimà trai phạn. Hôm ấy nàng lâm trọng bệnh mặt mày tiều tuỵ không phấn son trang điểm. Thế nhưng chỉ nhìn mặt nàng cũng đủ khiến thầy tỳ kheo kia bấn loạn tâm thần. Thầy nầy tự nghĩ rằng lúc nàng kiều nữ đang bệnh mà còn nguyệt thẹn hoa nhường như vậy lúc bình thường thì đẹp biết dường nào. Rồi thầy trở về tịnh xá lòng không ngừng tưởng nhớ hình ảnh giai nhân vừa gặp. Tối hôm đó Sirimà qua đời. Ðức Thế Tôn hay tin, Ngài dạy nhà vua hảy quàng xác Sirimà trong nhiều ngày đừng vội hoả táng. Ngày thứ tư Ðức Phật cùng chư Tăng đến viếng xác nàng. Thầy tỳ kheo vương lụy cũng cùng đi. Lúc bấy giờ thi thể của nàng mỹ nữ đã biến tướng nặng mùi. Nhà vua theo lời Phật dạy loan báo trong thành thử xem có ai muốn làm chủ thân xác Sirimà. Không ai muốn dù không phải trả một đồng xu nào. Rồi Ðức Phật dạy chư tỳ kheo sự huyễn hoá khổ lụy của xác thân. Ðức Ðiều Ngự kết luận bằng kệ ngôn trên.
  THẢO LUẬN
 

1. Trong Phật Pháp tại sao có lúc xác thân được xem là quí báu có lúc xem là chổ chất chứa tội khổ?

2.Pháp quán thân bất tịnh đắc dụng trong trường hợp nào?

3.Phật Pháp không tán thán nữ sắc phải chăng đó là sự kỳ thị nữ giới?

 
 

Ý CHÍNH

  Nhìn thật rõ bản chất của thân xác để đoạn trừ khát ái với tự thân và ngoại cảnh.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1