Bản Phạm Văn

 

Phẩm 10: Hình Phạt - Phẩm Hình Phạt (Danda Vagga)  - Kệ ngôn 145

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Biết tự tu là khả tính giác ngộ
   
   
 

Người dẫn nước trị thuỷ
Người làm cung chuốt tên
Thợ mộc uốn gỗ quí
Bậc thuần hoá tự rèn

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Udaka.m hi nayanti nettikaa
usukaaraa namayanti tejana.m
Daaru.m namayanti tacchakaa
attaana.m damayanti subbataa
 

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

Irrigators govern water,
fletchers fashion shafts,
as joiners shape their timber
those of good conduct tame themselves.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Cung-công điều giác;
Thủy-nhân điều thuyền;
Tài-tượng điều mộc;
Trí-giả điều thân.

 

Duyên Sự

  Bhattabhatika là một người nhà quê vì thèm muốn thức ăn của một người giàu sang mà phải đem thân làm công nhiều tháng. Ðến khi được trả công bằng thực phẩm thượng vị lại nhìn thấy một vị Phật Ðộc giác đang đi khất thực. Tâm thiện mạnh hơn tâm tham, anh nhà quê nầy đem tất cả thức ăn ngon lành cúng dường. Tiếng lành đồn xa nên danh lợi dồn dập đến với anh. Nhưng con người nầy bằng thiện tâm của mình tạo được bốn phúc quả: 1. thù thắng về tài sản do cúng dường bậc Ứng Cúng vừa xuất định. 2. thù thắng về nhu yếu do thanh liêm công bằng. 3. thù thắng về trí tuệ do tạo phước bằng tâm thọ hỷ hợp trí. 4. thù thắng vê thần lực do phụng hiến đến một bậc thánh đang thi triển thần thông. Trong thời Phật Thích Ca trụ thế, Bhattabhatika sanh vào một gia đình đàn tín của Tôn Giả Xá Lợi Phất tên là Sukha Kumàra. Năm bảy tuổi được Tôn giả nhận cho xuất gia sa di. Một ngày kia theo chân thầy ôm bình bát đi khất thực. Sa di Sukha thấy những người làm việc bên vệ đường nên tò mò hỏi thầy. Tôn Giả Xá Lợi Phất dạy rằng những người đó đều khổ công để hoàn thành những gì họ muốn làm. Sa di Sukha xin phép về chùa rèn luyện tâm mình. Túc duyên đầy đủ, chánh quả viên thành. Vị Sa-di chứng chánh trí viên mãn giác ngộ.
  THẢO LUẬN
 

1. Những hình ảnh Sa-di Sukha bài học giác ngộ hay chỉ là gợi ý cho hành trình?

2.Trong duyên sự trên thì túc nghiệp và sự nổ lực tu tập cái nào là nhân tố chính của giác ngộ?

3.Kệ ngôn dạy về sự khổ công tu tập mà duyên sự thì nói về sự tu ít đắc nhiều vậy có mâu thuẩn chăng?

 
 

Ý CHÍNH

  Dấu hiệu của một con người có khả năng hấp thụ là biết tự rèn luyện chính mình.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1